Cuộc chiến Yemen đã tràn sang lãnh thổ Ả-rập Xê-út...

(Kiến Thức) - Cuộc chiến Yemen đã lan sang Ả-rập Xê-út và không biết đến bao giờ mới kết thúc, với sự lộng hành của Al-Qaeda, phiến quân IS.

Cuộc chiến Yemen đã tràn sang lãnh thổ Ả-rập Xê-út...
Trong tuần cuối cùng của tháng 11/2015, phe “nổi dậy” ở Yemen đã tấn công vào lãnh thổ Ả-rập Xê-út và đánh chiếm nhiều căn cứ quân sự tiền tiêu. Có tin nói, quân “nổi dậy” Houthi đã đánh chiếm các căn cứ Malhama, al-Radif và al-Mamoud ở Jizan, căn cứ quân sự al-Rabou'a ở Asir và căn cứ Nahouqa ở tỉnh Najran ở miền nam Ả-rập Xee-út. Quân đội Ả-rập Xê-út đã giáng trả bằng các cuộc không kích dữ dội bên trong lãnh thổ nước này và ở tỉnh Hajjah của Yemen.
Cuoc chien Yemen da tran sang lanh tho A-rap Xe-ut...
Trọng pháo bắn từ lãnh thổ Ả-rập Xê-út sang Yemen.
Những diễn biến mới nhất này chỉ là phần nổi của một núi băng trôi, khi cuộc chiến ở Yemen đã lan sang Ả-rập Xê-út và không biết đến bao giờ mới kết thúc.
Al-Qaeda thừa cơ trỗi dậy, còn IS đánh không chừa một ai
Không những thế, cuộc chiến Yemen không còn không còn giới hạn trong các cuộc chiến giữa các lực lượng liên minh do Ả-rập Xê-út cầm đầu và quân “nổi loạn” Houthi. Lực lượng al-Qaeda ở Yemen hiện đã nhân cơ hội này đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Yemen, trong đó có cả thành phố cảng Mukalla, thủ phủ của tỉnh miền đông Hadramout.
Các lực lượng do Ả-rập Xê-út cầm đầu đã hợp tác không chính thức với các chiến binh Al Qaeda chống lại “kẻ thù chung” Houthi. Một phân tử khủng bố al-Qaeda chi nhánh Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Yemen, một nhóm đánh tất cả các bên tham chiến. Phiến quân IS đã làm nổ tung nhà thờ Hồi giáo Houthi ở thủ đô Sanaa, tấn công các mục tiêu của chính phủ Hadi và các đồng minh Ả-rập ở thành phố cảng Aden. Mới đây nhất là vụ đánh bom xe ngày 6/12, giết chết Thị trưởng Aden cùng các vệ sĩ.
Trong khi sự hiện diện của IS là một dấu hiệu rõ ràng của việc lây lan xung đột từ Iraq và Syria đến Yemen, nó cũng cho thấy “hòa bình” khó có thể được thiết lập thông qua đàm phán giữa chính phủ của Tổng thống Abd-Rabbu Mansour Hadi được Ả-rập Xê-út hậu thẫn và phe “nổi loạn” Houthi được Iran ủng hộ.
Al-Qaeda và IS ở Yemen đang theo đuổi mục tiêu lớn hơn là thành lập cái gọi là Caliphate. Mặc dù đối địch nhau ở ở Iraq, Syria và Afghanistan, hai nhóm khủng bố này đã đua nhau đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Yemen và làm phức tạp thêm cuộc xung đột vốn đã làm chết nhiều thường dân này.
Cuoc chien Yemen da tran sang lanh tho A-rap Xe-ut...-Hinh-2
Các cuộc không kích của liên quân do Ả-rập Xê-út cầm đầu đã tàn phá nặng nề đât nước Yemen và làm chết nhiều thường dân vô tội. 
Trong khi đó, quân “nổi loạn” Houthi đã thiết lập một liên minh mạnh với Tổng thống tiền nhiệm Ali Abdullah Saleh, người đã cai trị Yemen hơn ba thập kỷ cho đến khi phải “nhường chỗ” cho ông Hadi vào năm 2012 trong sự trỗi dậy của cái gọi là "mùa xuân Ả-rập". Cuộc chiến này đã khôi phục uy tín của cựu Tổng thống Saleh trong một bộ phận lớn dân số Yemen.

Sáng kiến hòa bình của Liên Hợp Quốc đang bị vô hiệu hóa

Trong bối cảnh này, câu hỏi quan trọng cần  được đặt ra là liệu sáng kiến hòa bình cho Yemen do Liên Hợp Quốc khởi xướng có đạt dược bất kỳ bước đột phá nào hay không?
Câu trả lời là tiêu cực, khi tình hình Yemen bùng nổ và lan sang nước láng giềng.
Có một thực tế, các nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc đã bày tỏ thất vọng về cả Ả-rập Xê-út lẫn Tổng thống Hadi. Một nhà ngoại giao trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình đã nói rằng Tổng thống Hadi tìm mọi cách ngăn chặn đàm phán bởi vì ông ta biết rõ rằng việc đạt được bất kỳ giải pháp nào đều kết thúc sự nghiệp chính trị của ông. Ông này không có đủ uy tín để nhân được sự ủng hộ của dân chúng và cũng không phải là “một ứng cử viên nghiêm túc” trên chính trường Yemen.
Nguy cơ bất kỳ giải pháp chính trị nào cũng có đồng nghĩa với việc Tổng thống Hadi mất chức và sự can thiệp của liên minh do Ả-rập trở thành “công cốc” đã lý giải vì sao Ả-rập Xê-út vấn ngoan cố theo đuổi một sự toàn thắng cả về chính trị lẫn quân sự.
Ngược lại, “cái chết chính trị” nhãn tiền của Tổng thống Hadi dường như đã khiến cho quân “nổi loạn” Houthi sẵn sàng hơn trong việc tham gia các cuộc đàm phán hòa bình. Một nhà ngoại giao tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình cho rằng trong khi chính phủ Hadi cáo buộc Houthis cản trở đàm phán, trên thực tế phe Houthi lại sẵn sàng đàm phán hơn phe của Tổng thống Hadi.
Trong khi đó, vào thời điểm hiện nay, Ả-rập Xê-út không chấp nhận bất kỳ giải pháp nào không phù hợp lợi ích của nước này. Thế nhưng, những tá động tiêu cực cả về quân sự lẫn kinh tế đến lúc nào đó sẽ buộc Riyadh phải chấp nhận phe Houthi là một "lực lượng chính trị phiền toái nhưng không thể bỏ qua”.
Trong tháng 9/2015, Bộ trưởng Tài chính Ả-rập Xê-út Ibrahim Al-Assaf thừa nhận rằng nhiều dự án trong nước sẽ bị gạch tên. Đây là một sự phản ánh rõ ràng về thâm hụt ngân sách ngày càng tăng của Ả-rập Xê-út. Theo thống kê chính thức, thâm hụt ngân sách của Ả-rập Xê-út trong năm nay vào khoảng 39 tỷ USD trong khi Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán thâm hụt ngân sách của “Vương quốc dầu mỏ” này lên tới 130 tỷ USD.
Cuộc xung đột Yemen không còn là một cuộc chiến giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và Shiite hoặc “cuộc chiến ủy thác” giữa Ả-rập Xê-út và Iran nữa. Các cường quốc ngoài khu vực cũng đã bắt đầu can thiệp vào cuộc xung đột này.
Trong khi các giới chức phương Tây và khu vực lên tiếng ủng hộ Phó Tổng thống, Thủ tướng Yemen  Khaled Bahah, Nga dường như nghiêng về phía quân “nổi dậy” Houthi. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đại sứ Nga tại Yemen nói rằng Phong trào Shiite Ansar Allah, (Phong trào Houthi) là lực lượng duy nhất ở Yemen chống Tổ chức Al-Qaeda ở Bán đảo Ả-rập (AQAP). Ông đại sứ Nga nhấn mạnh: "Vì vậy, có một nguy cơ nghiêm trọng là nếu Ansar Allah (Phong trào Houthi) từ bỏ các vị trí của họ, chúng sẽ bị những kẻ khủng bố lấp đầy".

Ả Rập Saudi có nguy cơ bị sa lầy ở Yemen

(Kiến Thức) - Cách đây nửa thế kỷ, Ai Cập đã thất bại  ở Yemen và liên quân hiện nay do Ả Rập Saudi cầm đầu có nguy cơ bị sa lầy ở nước này.

Ả Rập Saudi có nguy cơ bị sa lầy ở Yemen
Để đáp lại những lời cầu xin của Tổng thống Hadi và lo lắng nguy cơ do chính phủ của người Houthi ở Yemen gây ra, Ả rập Saudi phát động chiến dịch ném bom chống lại các bộ lạc liên minh với Phong trào Houthi. Tham gia liên minh do Ả rập Saudi lãnh đạo có các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, Ai Cập, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan  và Mỹ.
Chỉ có điều, theo tạp chí Mỹ The National Interest, cuộc can thiệp vào Yemen lần này xem ra cũng tương tự như cuộc can thiệp quân sự thất bại của Ai Cập trong cuộc nội chiến năm 1962.

Vì sao Pakistan “ngại” can thiệp quân sự vào Yemen?

(Kiến Thức) - Ả Rập Saudi yêu cầu Pakistan tham chiến ở Yemen, nhưng quốc hội nước này lại khuyên chính phủ theo đuổi “chính sách trung lập” đối với Trung Đông.

Vì sao Pakistan “ngại” can thiệp quân sự vào Yemen?
Ngày 6/4, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Asif cho biết Ả Rập Saudi đã chính thức yêu cầu Pakistan đóng  góp  máy bay, tàu chiến và binh sĩ tham  chiến chống quân nổi dậy Houthi ở Yemen.
Quân nổi dậy Houthi (có tin nói được Iran hậu thuẫn) đã cùng với các đồng minh chiếm giữ nhiều thành phố lớn ở Yemen, trong đó có Thủ đô Sanaa, và đang đánh chiếm nhiều khu vực quan trọng của thành phố cảng Aden ở miền nam Yemen.

Mỹ và Ả-rập Xê-út đang đẩy Yemen về phía Nga-Iran

Với chiến dịch không kích ác liệt làm chết dân thường, Mỹ và Ả-rập Xê-út đang đẩy lực lượng Houthi hùng mạnh ở Yemen về phía Nga-Iran.

Mỹ và Ả-rập Xê-út đang đẩy Yemen về phía Nga-Iran
My va A-rap Xe-ut dang day Yemen ve phia Nga-Iran
Trọng pháo của Ả-rập Xê-út nã đạn vào lãnh thổ Yemen.
Thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng Ukraine mà thực chất là cuộc đối đầu Đông-Tây, giữa một bên là Nga và một bên là NATO (Mỹ và phương Tây). Kết quả như thế nào thì chúng ta đã biết. Với việc Nga tuyên bố sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Crimea thì chỉ có kẻ điên rồ mới có ý nghĩ dùng biện pháp quân sự để đảo ngược tình thế.
Mỹ và phương Tây đã dùng biện pháp kinh tế để đối phó với Nga thay vì biện pháp quân sự. Trừng phạt, cấm vận và ngay cả giảm giá dầu để đánh và tử huyệt kinh tế Nga cũng được đem ra thi thố.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.