Mỹ và Ả-rập Xê-út đang đẩy Yemen về phía Nga-Iran

Với chiến dịch không kích ác liệt làm chết dân thường, Mỹ và Ả-rập Xê-út đang đẩy lực lượng Houthi hùng mạnh ở Yemen về phía Nga-Iran.

Mỹ và Ả-rập Xê-út đang đẩy Yemen về phía Nga-Iran
My va A-rap Xe-ut dang day Yemen ve phia Nga-Iran
Trọng pháo của Ả-rập Xê-út nã đạn vào lãnh thổ Yemen.
Thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng Ukraine mà thực chất là cuộc đối đầu Đông-Tây, giữa một bên là Nga và một bên là NATO (Mỹ và phương Tây). Kết quả như thế nào thì chúng ta đã biết. Với việc Nga tuyên bố sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Crimea thì chỉ có kẻ điên rồ mới có ý nghĩ dùng biện pháp quân sự để đảo ngược tình thế.
Mỹ và phương Tây đã dùng biện pháp kinh tế để đối phó với Nga thay vì biện pháp quân sự. Trừng phạt, cấm vận và ngay cả giảm giá dầu để đánh và tử huyệt kinh tế Nga cũng được đem ra thi thố.
Có một điều lạ lùng là giới quyền lực nước Mỹ đã quên rằng Mỹ giàu có như bây giờ đều dựa và sức mạnh quân sự. Cứ mang “cây gậy và củ cà rốt” đi quan hệ là Mỹ ngày càng giàu có thu lợi thêm trên sự uất ức, thiệt thòi của các quốc gia khác. Có sức mạnh quân sự là có tất cả, chưa có rồi sẽ có, trong cái thế giới “cá lớn nuốt cá bé” này.
Từ Ukraine đến Yemen
Tổng thống Ukraine Yanukovych bị lực lượng Maidan đảo chính, lật đổ vì lãnh đạo đất nước theo đường hướng thân Nga - nước lớn láng giềng. Tổng thống Yemen Al-Hadi cũng có đường hướng thân nước láng giềng Ả-rập Xê-út cũng bị lật đổ buộc phải từ chức. Tuy nhiên bản chất hai vấn đề hoàn toàn khác nhau như đen và trắng.
Lực lượng đảo chính Yanukovych là do Mỹ-phương Tây xúi giục hỗ trợ nhằm để chống Nga và thực tế chính quyền của lực lượng này đã bài Nga, chống Nga điên cuồng.
Trong khi đó, lực lượng Houthi lật đổ Tổng thống Al-Hadi lại do chính ông này phản bội thỏa thuận đã ký với Houthi và các phe phái chính trị khác, thực hiện chính sách cai trị độc tài với sự ủng hộ của láng giềng Ả-rập Xê-út và Mỹ. Houthi và các phe phái khác không có ý tưởng bài xích, chống lại nước láng giềng Ả-rập Xê-út giàu mạnh.
Lực lượng Houthi không nổi dậy vì “ủy nhiệm của Iran”. Đây là một lực lượng chính trị độc lập nổi lên từ sự đàn áp của chính quyền Tổng thống Al-Hadi thân Mỹ và thân Ả-rập Xê-út.
Các liên minh của Iran ở Trung Đông thực sự không bè phái. Đồng minh của Tehran như Palestine lại chủ yếu bao gồm người Hồi giáo Sunni. Tại Lebanon, ngoài Hezbollah, Iran cũng đang liên minh với người Hồi giáo Sunni, Druze và những người theo Kitô giáo.
Như vậy, chính sách chủ nghĩa bè phái là của Mỹ và Saudi Arabia…ở Trung Đông hay ở đâu trên thế giới, thực chất là để chia để trị.
Tuyên truyền người Houthi bè phái với Iran cùng dòng Shi’ite chỉ là luận điệu để Ả-rập Xê-út tập hợp lực lượng chống Tehran. Mô tả lực lượng Houthi là lực lượng “đánh thuê cho Iran” là xúc phạm đến hàng triệu tín đồ trên đất nước Yemen. Lực lượng Houthi ngả sang Iran, Nga vì thực dụng, muốn có đối trọng chứ không phải vì giáo phái.
Chiến tranh không dễ như hút dầu lên bán
Người Nga chưa thể quên tuyên bố của Hoàng tử Saudi Arabia Bandar bin Sultan, người đã đe dọa rằng nếu Nga không chấp nhận sự thất bại của chính phủ Syria, Ả-rập Xê-út sẽ "tháo xích" cho những kẻ khủng bố Chechnya nằm dưới sự kiểm soát của họ để gây ra những cái chết hàng loạt và sự hỗn loạn trong thời gian diễn ra Thế vận hội Mùa đông diễn ra từ ngày 7-23/2/2014 tại Sochi.
Và chúng ta vẫn còn nhớ tuyên bố của Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh cho Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga sẵn sàng thực hiện "một cuộc tấn công quân sự lớn" vào Ả-rập Xê-út trong trường hợp phương Tây tấn công Syria đã khiến vương quốc này  hoảng sợ và lập tức chuyển trạng thái báo động quân đội từ cấp 5 lên cấp 2. Và bây giờ, Nga và Iran bị khốn đốn khi giá dầu tụt giá không phanh mà Ả-rập Xê-út là thủ phạm chính.
Khi Nga và Iran đã đặt chân vào Yemen ủng hộ quân sự cho lực lượng Houthi thì chắc chắn quân Ả-rập Xê-út và liên minh sẽ không thể thắng. Càng gây thù chuốc oán với lực lượng Houthi được đa số dân chúng ủng hộ bao nhiêu thì Ả-rập Xê-út càng chuốc lấy vạ bấy nhiêu.
Sẽ đến lúc Ả-rập Xê-út có muốn đẩy giá dầu lên cao bởi cuộc chiến “hao người, tốn của”…cũng không thể làm được vì Nga và Iran không muốn như vậy.

Giao tranh ác liệt, Yemen hoang tàn

(Kiến Thức) - Các cuộc giao tranh giữa al Qaeda với Yemen và các cuộc không kích của Mỹ vào al Qaeda đều góp phần tạo nên 1 Yemen hoang tàn đổ nát.

Giao tranh ác liệt, Yemen hoang tàn
Những quân nhân đứng cạnh 1 đồn lính canh trước đây nằm trong quyền kiểm soát của al Qaeda ở al-Mahfad, thuộc tỉnh Abyan phía nam Yemen ngày 23/5/2014.
 Những quân nhân đứng cạnh 1 đồn lính canh trước đây nằm trong quyền kiểm soát của al Qaeda ở al-Mahfad, thuộc tỉnh Abyan phía nam Yemen ngày 23/5/2014.

Yemen bên bờ vực nội chiến

(Kiến Thức) - Bạo loạn, căng thẳng ngày càng gia tăng ở Yemen khiến đất nước này sắp rơi vào tình trạng nội chiến.

Yemen bên bờ vực nội chiến
Yemen ben bo vuc noi chien

Những người phản đối phiến quân Houthi đang chuyển một phụ nữ tham gia biểu tình bị ảnh hưởng bởi khí gas trong cuộc đụng độ với lực lượng cảnh sát ủng hộ phiến quân này ở thành phố Taiz , Yemen ngày 25/3.

Người Yemen biểu tình sau khi bị Ả Rập không kích

(Kiến Thức) - Nhiều người Yemen xuống đường biểu tình ủng hộ các hành động của phiến quân Houthi và phản đối cuộc không kích của Ả Rập nhằm vào nhóm này.

Người Yemen biểu tình sau khi bị Ả Rập không kích
Nguoi Yemen bieu tinh sau khi bi A Rap khong kich
 Người biểu tình giương cao những biểu ngữ ủng hộ phiến quân Houthi ở thành phố Saada, phía Tây Bắc Yemen ngày 26/3.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.