Ả Rập Saudi có nguy cơ bị sa lầy ở Yemen

(Kiến Thức) - Cách đây nửa thế kỷ, Ai Cập đã thất bại  ở Yemen và liên quân hiện nay do Ả Rập Saudi cầm đầu có nguy cơ bị sa lầy ở nước này.

Ả Rập Saudi có nguy cơ bị sa lầy ở Yemen
Để đáp lại những lời cầu xin của Tổng thống Hadi và lo lắng nguy cơ do chính phủ của người Houthi ở Yemen gây ra, Ả rập Saudi phát động chiến dịch ném bom chống lại các bộ lạc liên minh với Phong trào Houthi. Tham gia liên minh do Ả rập Saudi lãnh đạo có các nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, Ai Cập, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan  và Mỹ.
Chỉ có điều, theo tạp chí Mỹ The National Interest, cuộc can thiệp vào Yemen lần này xem ra cũng tương tự như cuộc can thiệp quân sự thất bại của Ai Cập trong cuộc nội chiến năm 1962.
A Rap Saudi co nguy co bi sa lay o Yemen
Các chiến binh của Phong trào Houthi.
Còn nhớ, sau khi chính quyền của Thủ lĩnh Hồi giáo Muhammad al-Badr bị lật đổ năm 1962, đất nước Yemen chìm trong cuộc nội chiến đẫm máu giữa nước cộng hòa mới được thành lập và liên minh bộ lạc phía bắc, trong đó có các bộ lạc tạo thành Phong trào Houthi hiện nay. Khi Cộng hòa Yemen bị lâm nguy và kêu gọi hỗ trợ của nước ngoài, hàng chục quốc gia và các tổ chức quốc tế đã sẵn sàng hỗ trợ hoặc trực tiếp với vũ khí và tài chính hoặc trên các diễn đàn Liên Hợp Quốc.
Nhiều thập kỷ trước khi Ả Rập Saudi giàu dầu mỏ nổi lên thành nhà lãnh đạo trong khu vực, Ai Cập, quốc gia đông dân nhất ở Trung Đông, đã nắm vai trò đầu tàu ở Trung Đông. Điều này đặc biệt đúng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Gamal Abdel Nasser, một biểu tượng của phong trào dân tộc Ả Rập hồi những năm 1950 và 1960. Tổng thống Nasser tuyên bố ủng hộ vô điều kiện đối với nước Cộng hòa Yemen non trẻ, lãnh đạo liên minh can thiệp quốc tế và thao túng chính trị Yemen vì  lợi ích riêng.
Các thủ lĩnh Hồi giáo và các bộ tộc được sự hỗ trợ của nhiều nhà lãnh đạo Ả Rập vốn coi Tổng thống Nasser là mối đe dọa lớn nhất đối với chế độ quân chủ. Với sự hỗ trợ của Ả Rập Saudi và một nhóm nhỏ người lính đánh thuê Anh và Pháp, họ đã tiến hành một cuộc chiến tranh du kích rất thành công chống lại quân đội Ai Cập. Ban đầu, Tổng thống Nasser dự định chỉ gửi một tiểu đoàn gồm vài trăm binh sĩ đến hỗ trợ Cộng hòa Yemen. Do chiến sự ác liệt của cuộc chiến chống lại các bộ lạc miền Bắc Yemen, đến năm 1965, Tổng thống Nasser buộc phải đưa 70.000 binh sĩ (1/3 quân đội Ai Cập) đến tham chiến ở nước Cộng hoà Yemen nhỏ bé này.
Quân đội Ai Cập đã được chuẩn bị để chiến đấu ở các địa hình đồi núi phía Bắc Yemen. Cũng giống như địa hình Afghanistan và mùa đông của Nga, địa hình đồi núi ở Yemen chính là những thành lũy tự nhiên kiên cố nhất chống lại các đội quân nước ngoài. Các bộ lạc ở đây có nhiều lợi thế do quen thuộc địa hình và đã tiêu diệt nhiều đoàn quân xa của Ai Cập.
Do khó khăn trong việc tiến hành cuộc chiến mặt đất ở miền Bắc Yemen, quân đội Ai Cập đã phải dựa vào pháo binh tầm xa và lực lượng không quân được trang bị máy bay chiến đấu MiG của Liên Xô cùng với các máy bay ném bom Ilyushin. Không quân Ai Cập đã tiến hành nhiều cuộc oanh kích các làng mạc của người Yemen trung thành với các thủ lĩnh Hồi giáo dọc theo biên giới Yemen-Ả Rập Saudi. Đây chính là các địa điểm trung chuyển đạn dược, vật tư cho các lực lượng chống quân Ai Cập.
Các chiến dịch ném bom của Ai Cập đã tỏ ra  không có hiệu quả. Vốn ngăn cản lực lượng mặt đất, địa hình đồi núi cũng cung cấp nơi trú ẩn cho các bộ lạc địa phương trong những hang động lớn và trở thành những trụ sở tạm thời của hoạt động du kích.
Sau khi hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề trong năm 1966, Tổng thống Nasser buộc phải rút  quân lui về tam giác phòng thủ xung quanh ba thành phố lớn là Sana'a, Ta'iz và Hodeidah. Các chiến dịch ném bom đã được đẩy mạnh. 
Chiến dịch ném bom của Ai Cập đã phản tác dụng vì làm gia tăng sự ủng hộ dành cho Muhammad al-Badr, người được coi là người bảo vệ đất nước chống lại đội quân can thiệp nước ngoài. Sau khi Ai Cập thất bại trong cuộc chiến với Israel hồi tháng 6/1967, Tổng thống Nasser buộc phải  rút quân khỏi Yemen.
Sau một loạt các thỏa hiệp chính trị trong  năm 1970, các bộ lạc phía Bắc và Cộng hòa Yemen  nhất trí thành lập một chính phủ liên hiệp.
Những cao tuổi ở Yemen vẫn còn nhớ các cuộc không kích tàn bạo của Ai Cập hồi những năm 1960 và chiến dịch ném bom của liên minh do Ả Rập Saudi cầm đầu hiện nay chắc chắn sẽ là  một thời kỳ rất đen tối trong lịch sử Yemen hiện đại. Tuy nhiên, chiến dịch can thiệp thất bại của Ai Cập ở Yemen dường như không khiến cho Ả Rập Saudi và liên minh quá lo ngại.
Chiến dịch ném bom hiện nay chỉ là giai đoạn tiếp theo trong chiến dịch của Ả Rập Saudi nhằm bảo vệ đường biên giới phía nam chống lại bộ lạc thù địch ở Yemen.
Liên minh quốc tế do Ả Rập Saudi dẫn đầu hiện không rút ra được bài học từ  chiến dịch ném bom thất bại của Ai Cập hồi những năm 1960, khi chiến binh Houthi sẽ ẩn náu trong cùng một hệ thống các hang động. Với mỗi quả bom rơi xuống và làm chết dân thường, người Yemen sẽ càng ủng hộ Phong trào Houthi. Phong trào này trở thành lực lượng bảo vệ Yemen trước các lực lượng nước ngoài đang tìm cách phá hủy đất nước. Các tay súng Houthi theo dòng Hồi giáo Shi'ite và các lực lượng đồng minh đã tấn công dinh thự của Tổng thống Hadi tại thành phố duyên hải Aden, bất chấp các cuộc không kích kéo dài một tuần của liên minh do Ả Rập Saudi đứng đầu.
Với việc Ả Rập Saudi và Ai Cập thông báo ý định đưa quân vào khu vực đồi núi phía Bắc Yemen, có vẻ như cả hai nước này đang “đùa  với lửa” và không chịu rút kinh nghiệm từ bài học can thiệp quân sự thất bại cách đây nửa thế kỷ.

Ả Rập Saudi không kích Yemen, chiến tranh sắp lan rộng?

(Kiến Thức) - Việc Ả Rập Saudi can thiệp quân sự vào Yemen có thể châm ngòi cuộc chiến dữ dội giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và Shi’ite khắp khu vực Trung Đông.

Ả Rập Saudi không kích Yemen, chiến tranh sắp lan rộng?
Cùng với các đồng minh vùng Vịnh, Ả Rập Saudi đã phát động các cuộc không kích vào Yemen hôm 26/3 để đối phó với các lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn.
Đất nước Yemen hiện đang sa vào nội chiến và trở thành nơi cạnh tranh quyết liệt giữa Ả Rập Saudi (Sunni) và Iran (Shi'ite), nước đang ủng hộ các lực lượng nổi dậy  Houthi.
Cuộc khủng hoảng hiện nay có nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến tranh ủy thác giữa Iran (ủng hộ các lực lượng Houthi) và Ả Rập Saudi cùng các chế độ quân chủ khác trong khu vực người Hồi giáo Sunni (ủng hộ Tổng thống Yemen Abd-Rabbu Mansour Hadi).
Saudi Arabia bat dau can thiep quan su vao  Yemen
 Máy bay của các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh tiến hành không kích lãnh thổ Yemen.
Tại một cuộc họp báo, Đại sứ Ả Rập Saudi ở Washington, ông Adel al-Jubeir,  tuyên bố: "Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ chính phủ hợp pháp của Yemen”.

Thủ đô Sanaa, Yemen rung chuyển cả đêm vì bom

(Kiến Thức) - Ngày thứ năm trong chiến dịch quân sự chống lại lực lượng đối lập Houthi, máy bay của Ả Rập Saudi tấn công thủ đô Sanaa, Yemen suốt đêm.

Thủ đô Sanaa, Yemen rung chuyển cả đêm vì bom

Máy bay Ả Rập Saudi đánh bom vào trại tị nạn ở Yemen?

(Kiến Thức) - Tổ chức Di cư Quốc tế (IMO) cho biết, trại tị nạn Mazraq phía bắc Yemen, do phiến quân Houthi kiểm soát, đã bị không kích, khiến 45 người thiệt mạng.

Máy bay Ả Rập Saudi đánh bom vào trại tị nạn ở Yemen?
May bay A Rap Saudi danh bom vao trai ti nan o Yemen?
 Người phát ngôn IMO, Joel Millman, cho biết, hiện chưa xác định được bao nhiêu dân thường, bao nhiêu lính có vũ trang bị thiệt mạng trong trận không kích này. (Hình minh hoạ).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.