Bé trai sinh non 29 tuần tuồi, nặng 700 gram
Đó là trường hợp của bé Lê Duy Bin, chào đời tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Khi chào đời bé Bin mới được 29 tuần tuồi và nặng 700gram. Bé Bin đã phải “chiến đấu” trường kỳ mới giành lại sự sống bởi em bị bệnh phổi non, nhiễm khuẩn huyết rất nặng và phải thở máy ròng rã hơn 2 tháng trời.
Bé Lê Duy Bin |
Bác sĩ điều trị cho biết, do phải thở máy kéo dài, lại bị nhiễm khuẩn huyết, nhiễm hai loại vi khuẩn kháng kháng sinh, bé đã phải điều trị rất nhiều loại thuốc đắt tiền. Ngoài chi phí BHYT chi trả, số tiền gia đình phải trả lên tới 60 – 70 triệu đồng. Dù gia đình nghèo khó, mới chỉ nộp được một phần viện phí nhưng các bác sĩ vẫn quyết tâm điều trị, cứu lấy cháu bé.
Chị Vũ Thị Thảo (24 tuổi, thôn 2, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa), mẹ bé Bin cho biết, đến giờ, nhờ sự giúp đỡ của gia đình bên ngoại, chị đã nộp viện phí được 15 triệu. Còn lại, từ ăn uống, tã bỉm của con chị đành nhờ các y bác sĩ xin hộ cho bé. Theo các bác sĩ điều trị, hiện nay sức khỏe bé Bin đã dần ổn định và trọng lượng cơ thể đã tăng lên 1,8kg.
Em bé sinh non chỉ dài bằng cây bút
Bé gái Amillia Sonja, thuộc bang Florida của Mỹ, chào đời sau 21 tuần và 6 ngày nằm trong bụng mẹ, có thể giữ kỷ lục là trẻ sinh non ít ngày nhất được ghi nhận là sống sót được. Cô bé còn giữ kỷ lục về trọng lượng nhẹ nhất: chỉ nặng 238,5 gam và dài 24,13 cm, tức là chỉ dài hơn chiếc bút bi một chút khi chào đời.
Bé gái Amillia Sonja chỉ nhỉnh hơn cây bút bi một chút. |
Theo các chuyên gia, bình thường quá trình mang thai phải kéo dài từ 37 dến 40 tuần, và những trẻ sơ sinh cân nặng dưới 400 gam khó có khả năng sống sót. Tỉ lệ đẻ non ở Mỹ chiếm khoảng 12% các ca mang thai.
Sau 4 tháng được điều trị tích cực trong lồng kính, giờ đây bé đã đạt chiều dài 63,5 cm và cân nặng 1,8 kg. Các bác sĩ cho biết mặc dù trọng lượng vẫn nhỏ so với các trẻ sơ sinh cùng độ tuổi, và còn phải tiếp tục thở ô-xi cho đến khi đạt được cân nặng 2 kg, sức khoẻ của cháu đã ổn định và cháu có thể ăn uống như mọi trẻ sơ sinh khác.
Tên của bé Sonja được đặt theo tiếng La-tinh, nghĩa là "người tranh đấu", với hy vọng bé có thể vượt qua mọi gian nan để sống sót. Trên thực tế, cô bé đã chứng tỏ mình xứng đáng với tên gọi này. Các chuyên gia cho rằng sự sống sót của bé Xôn-gia là một điều kì diệu.
Bé trai sinh non chỉ nặng 500gram
Đó là trường hợp của bé Lê Sỹ Cường, con sản phụ Hoàng Thị Hằng, quê xã Hoằng Anh, thành phố Thanh Hóa. Bé Cường ra đời khi mới được 27 tuần tuổi trong tình trạng bóp bóng qua nội khí quản, bị màng trong độ 4 (là mức độ nặng nhất của bệnh phổi chưa trưởng thành ở trẻ sinh non), tính mạng rất nguy kịch.
Theo thông tin được bác sĩ Lê Xuân Trung, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, sau khi được chăm sóc đặc biệt, bé Cường đã có thể thở ôxy bình thường và bắt đầu tập bú sữa. Hiện tại, bé Cường có thể bú được hơn chục ml sữa mỗi ngày, cân nặng 850gam.
Trả lời trên báo chí, gia đình bé Cường cho biết, mặc dù bảo hiểm đã chi trả hầu hết các chi phí, tuy nhiên để can thiệp tích cực cho bệnh nhi, bệnh viện đang áp dụng phương pháp longline kéo dài vào tĩnh mạch (ống thông tĩnh mạch dành cho trẻ sinh cực non, giá từ 1,5 triệu đến 1,8 triệu và 3 đến 5 ngày phải thay một lần). Đây là phí không có trong danh mục bảo hiểm chi trả. Trong khi đó, để chắc chắn sống khỏe mạnh, cháu bé phải ở lại bệnh viện ít nhất 2 đến 3 tháng. Đối với gia đình vùng nông thôn là rất khó khăn.
Trước đó, năm 2010, đã từng có một bé gái cũng ra đời trong tình trạng sinh non, khi mới được 25 tuần tuổi và chỉ có trọng lượng 500gram, đó là bé Lê Thị Gái ( ở Bùi Thị Xuân, Hải Dương). Mẹ bé Gái cho biết, sáng sớm ngày 31/3 chị bỗng thấy râm râm đau bụng. Do lần có bầu trước từng bị thai chết lưu, chị cảm thấy lo lắng vô cùng. Chị đã đi siêu âm và được giới thiệu chuyển lên tuyến trên. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, các bác sĩ xác định chị có dấu hiệu đẻ non và đã sinh vào cuối ngày hôm đó.
Sau khi sinh bé được chuyển ngay lên khoa Sơ sinh trong tình trạng rất yếu, hơi thở thoi thóp, tím tái toàn thân. Các bác sĩ đã tiến hành điều trị cấp cứu và cho bé thở máy. Bệnh nhi chỉ nặng 500g này lúc đó đã được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch vì dạ dày và ruột của cháu còn chưa hoạt động.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN