Cú muỗi mỏ cặp: bậc thầy ngụy trang trong tự nhiên

Được mệnh danh là một trong những loài vật có khả năng ngụy trang bậc nhất, do đó bạn sẽ rất khó bắt gặp được loài chim này ngoài đời thường., Tạp chí Doanh Nghiệp Việt Nam

Cú muỗi mỏ cặp: bậc thầy ngụy trang trong tự nhiên

Cú muỗi mỏ cặp (the frogmouth) là một giống loài chim đặc biệt, thường bị nhầm lẫn với loài cú mèo, tuy nhiên nó lại thuộc giống cú muỗi (nightjar) là một họ trong bộ chimCaprimulgiformes.Họ này gồm các loàichim săn mồi, sinh sống chủ yếu ở trên cây và hoạt động săn mồi về đêm.

Loài cú muỗi mỏ quặp thường được tìm thấy ở trong các khu rừng ở Ấn Độ, Đông Nam Á và Úc.

Chuyên gia động vật hoang dã người ÚcTim Faulkner cho biết, loài chim này có thể ăn bất cứ loài sinh vật nào nhét vừa miệng nó. Thông thường món ăn khoái khẩu củacú muỗi mỏ quặp là các loài côn trùng nhỏ, nhưng khi đói bụng, nó cũng có thể ăn luôn cả ếch, nhái hoặc các loài động vật cỡ nhỏ như chuột, thằn lằn...

Cu muoi mo cap: bac thay nguy trang trong tu nhien

Rất khó phát hiện ra chim cú muỗi mỏ cặp khi nó đứng yên trên cây. Ảnh Shutterstock.

Loài chim này có tên gọi là "frogmouth" cũng bởi vì chúng có miệng khi há ra giống miệng ếch. Nhưng điểm đặc biệt của loài chim này lại nằm ở khả năng ngụy trang tuyệt vời của nó. Với màu lông khi trưởng thành nâu xám: xám, nâu, hạt dẻ và điểm thêm các mầu đỏ nâu một cách tinh vi để trông giống màu của vỏ thân cây sẽ rất khó để phát hiện.

Cu muoi mo cap: bac thay nguy trang trong tu nhien-Hinh-2
Loài chim có mỏ trông như miệng con ếch.Ảnh Shutterstock. 

"Khi bị đe dọa, cú muỗi mỏ quặp sẽ giả làm một cành cây chết, một thế đứng đặc biệt không cử động, bằng cách đậu ở tư thế hơi nghiêng và đầu của chúng dựng đứng, lông ép vào thân và mắt nhắm lại thành một khe nhỏ. Với nền là cành và thân cây, chúng gần như không thể phát hiện được".Gisela Kaplan,giáo sư nghiên cứu hành vi động vật tại trường Khoa học và Công nghệ thông tin với tạp chíAustralian Geographic.

Đôi mắt lớn cộng với kỹ năng đứng yên bất động, nhìn chằm chằm khiến những loài động vật khác không thể đoán đượchỗ trợ rất lớn tới khả năng sinh tồn của loài chim này.

Khác với các loài chim cú thường bay lượn cả đêm để tìm kiếm con mồi, chimcú muỗi mỏ quặp thường chỉ đứng yên một chỗ, rình rập, khi thấy con mồi sơ sẩy thì mới lao đến tấn công. Nhưng vì đôi chân nhỏ, yếu nên loài vật này chỉ săn được các loài côn trùng là chủ yếu.

Cú muỗi mỏ quặp sinh sản vào mùa xuân. Sau khi giao phối, con cái đẻ hai hoặc ba quả trứng vào một lớp lót lá cây xanh trong tổ. Cả hai con bố mẹ thay nhau ấp đến khi trứng nở khoảng 25 ngày sau rồi cùng nuôi chim nhỏ.

Trong đó con đực làm nhiệm vụ canh gác vào ban ngày, con cái vào ban đêm để tránh bị ăn thịt và giảm bớt nguy cơ trứng hoặc con non bị rơi ra ngoài.

Dân chơi Hà Nội chi chục triệu nuôi loài chim 'trinh sát trên không'

Thú nuôi chim săn mồi chim ưng, đại bàng, chim cắt... được người chơi ví như những "trinh sát trên không". Để nuôi và huấn luyện chim chuyên nghiệp người chơi chi tới cả chục triệu đồng.

Dân chơi Hà Nội chi chục triệu nuôi loài chim 'trinh sát trên không'

Dòng chim săn mồi gồm có các loài như: Đại bàng, chim ưng, chim cắt, đại bàng ưng... Đây đều là những loài chim lớn, có bản tính hung dữ. Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là đôi mắt rực sáng, bộ móng vuốt và chiếc mỏ sắc.

Dan choi Ha Noi chi chuc trieu nuoi loai chim 'trinh sat tren khong'
Nhóm anh em nuôi chim săn mồi luyện tập vào buổi sáng tại một bãi đất trống ở khu vực Hà Nội.
 Dan choi Ha Noi chi chuc trieu nuoi loai chim 'trinh sat tren khong'-Hinh-2

Anh Dương Tiên Sinh huấn luyện chim săn mồi.

Theo tìm hiểu, việc huấn luyện chim săn mồi bắt nguồn từ Trung Đông, du nhập vào Việt Nam khoảng 10 năm nay. Những năm gần đây, cộng đồng người nuôi chim săn mồi ở Việt Nam ngày một lớn mạnh, thường tập trung chơi theo nhóm.

Các con chim săn mồi thường được gọi là "trinh sát trên không", bởi vận tốc của chúng thường rất cao tùy chủng loại.

Dan choi Ha Noi chi chuc trieu nuoi loai chim 'trinh sat tren khong'-Hinh-3
Anh Dương đã có kinh nghiệm khoảng 10 năm nuôi chim săn mồi.

Đã có kinh nghiệm gần 10 năm trong việc nuôi, huấn luyện chim săn mồi, anh Dương Tiên Sinh (Nam Từ Liêm, Hà Nội), dành khoảng 1-2 tiếng vào buổi sáng để chăm sóc những chú chim săn mồi của mình. Để sở hữu những "sát thủ bầu trời", người chơi phải có giấy phép hợp pháp.

Nhóm cùng chơi các loại chim săn mồi của anh Sinh có khoảng 5 anh em thường xuyên tham gia huấn luyện, biểu diễn chia sẻ về việc nuôi chim.

Trong một buổi huấn luyện ngoài trời, những chú chim săn mồi thường phải trải qua 4 bài tập: Đứng và ăn trên găng, qua tay, vồ mồi trên không và tập chế độ săn tự nhiên.

Dan choi Ha Noi chi chuc trieu nuoi loai chim 'trinh sat tren khong'-Hinh-4
Để đảm bảo an toàn, chú chim săn mồi được bịt mắt khi chưa huấn luyện.
 Dan choi Ha Noi chi chuc trieu nuoi loai chim 'trinh sat tren khong'-Hinh-5

Thú chơi chim săn mồi rất công phu đòi hỏi phải có đam mê và yêu động vật.

"Để chinh phục các loài chim dữ như chim ưng, đại bàng, chim cắt, những người chơi chim phải mất ít nhất 3-6 tháng để làm quen. Huấn luyện chim không nóng vội được, phải từ từ như chăm con mọn. Huấn luyện dài ngày, dần dần chim sẽ nghe lời bay trên bầu trời, khó hơn là tấn công con mồi trên không.

Để huấn luyện chim săn mồi cũng gặp không ít khó khăn, từ khâu tìm bãi đất trống cho tới tìm mua các thiết bị cho chim. Ở Việt Nam bộ môn huấn luyện chim săn mồi cũng chưa được phát triển rộng rãi như các nước khác", anh Sinh chia sẻ.

Dan choi Ha Noi chi chuc trieu nuoi loai chim 'trinh sat tren khong'-Hinh-6

Bộ định vị GPS gắn trên người các chú chim săn mồi rất đắt đỏ và thường phải đặt ở nước ngoài.

Ngoài tiền mua chim ra các dân chơi chim còn đầu tư những máy móc hiện đại như Flycam dùng mục đích huấn luyện chim săn mồi. Còn có các thiết bị gắn trên người chim như định vị GPS, các vật dụng bịt mặt, găng tay...

Một chú chim có giá khoảng 800.000 - 2.000.000 đồng. Tuy nhiên, bộ định vị GPS gắn trên người chim lên tới 30.000.000 đồng.

Anh Trần Huy Hoàng (Tây Hồ, Hà Nội) đã có 6 năm kinh nghiệm huấn luyện chim săn mồi, anh đã mua những chú chim từ khi còn rất nhỏ để việc huấn luyện dễ dàng hơn.

Dan choi Ha Noi chi chuc trieu nuoi loai chim 'trinh sat tren khong'-Hinh-7
Anh Hoàng đã có 6 năm kinh nghiệm nuôi và huấn luyện chim săn mồi.
 Dan choi Ha Noi chi chuc trieu nuoi loai chim 'trinh sat tren khong'-Hinh-8

Anh Hoàng cho biết chim cắt có thể bay tới vận tốc 60 km/h.

"Nuôi chim săn mồi bắt buộc người chơi phải học hỏi những kiến thức về tập tính, thức ăn, đặc điểm đặc biệt của từng loài.

Trong khi huấn luyện phải nhẹ nhàng dần dần "mưa dầm thấm lâu" nếu nóng vội chim sẽ không nghe lời mà dễ bỏ đi. Quan trọng phải cho chim ra ngoài bay thường xuyên, bởi chim săn mồi vốn là loài thích bay lượn, nếu nhốt trong lồng quá lâu, chim sẽ dễ bị bệnh", anh Hoàng chia sẻ.

Dan choi Ha Noi chi chuc trieu nuoi loai chim 'trinh sat tren khong'-Hinh-9
Những chú chim săn mồi ăn hết một con chim cút thành phẩm, có giá 8.000 đồng/ngày.
 Dan choi Ha Noi chi chuc trieu nuoi loai chim 'trinh sat tren khong'-Hinh-10
Người mới chơi chim săn mồi, nếu được huấn luyện tốt trong khoảng 3-6 tháng có thể nghe theo hiệu lệnh của chủ.
 Dan choi Ha Noi chi chuc trieu nuoi loai chim 'trinh sat tren khong'-Hinh-11

Việc huấn luyện chim săn mồi phải có sự kiên nhẫn, đòi hỏi sự tỉ mỉ của người nuôi.

Thường thức ăn của các loại chim săn mồi thường là thịt sống, loại thịt có xương như chim cút, bồ câu... Người nuôi phải hạn chế tối đa các loại thức ăn có nhiều mỡ, giàu đạm. Người nuôi sẽ phải chia thức ăn chia theo tỉ lệ bằng 1/10 trọng lượng của chim trên một ngày. 

Top loài chim dị như "người ngoài hành tinh", ai thấy cũng giật mình

Có loài chim phát ra "ánh sáng" trên lông, có loài mỗi khi cất tiếng kêu như đang than oán gây kinh sợ...

Top loài chim dị như "người ngoài hành tinh", ai thấy cũng giật mình
Top loai chim di nhu
 Kền kền vua có tên khoa học là Sarcoramphus. Kền kền vua sinh sống từ miền nam México tới miền bắc Argentina chủ yếu ở các khu rừng đất thấp nhiệt đới.

Ảnh chụp chim đẹp nhất thế giới

Vượt qua hơn 20.000 tác phẩm dự thi, bức ảnh gà gô đổi màu bay trên những ngọn núi phủ đầy tuyết ở Tysfjord, Na Uy, đã giành giải thưởng cao nhất.

Ảnh chụp chim đẹp nhất thế giới

Anh chup chim dep nhat the gioi

Đây là hình ảnh đã mang lại cho Erlend Haarberg danh hiệu "Nhiếp ảnh gia chụp chim của năm". Trong ảnh, gà gô đổi màu, có tên khoa học là Lagopus mutus, đang bay qua vịnh hẹp Tysfjord ở phía bắc Na Uy. Loài này là có bộ lông thay đổi màu theo các mùa đông, hè và thu. Chúng dễ dàng ngụy trang theo môi trường sống. Haarberg nhớ lại: "Tôi phát hiện một số dấu vết của loài Lagopus mutus từ phía sau tảng đá. Vài giây sau, nó sải cánh bay qua những ngọn núi, phong cảnh vịnh làm nền phía sau tạo nên bức ảnh hoàn hảo". Ảnh: Erlend Haarberg.

Anh chup chim dep nhat the gioi-Hinh-2

Giải thưởng cao nhất trong hạng mục "Attention to detail" (chú ý đến chi tiết) thuộc về tác phẩm "Chim cánh cụt vua" của Andi Pollard. Trong ảnh, bạn có thể thấy bộ lông dài, mềm mại, màu nâu của một chú chim cánh cụt chúa đang say ngủ. Bức ảnh được chụp tại Volunteer Point, một mũi đất thuộc quần đảo Falklan. Ảnh: Andy Pollard.

Đọc nhiều nhất

Tin mới