Công lao thầm lặng của vợ cả Lê Lợi

Công lao thầm lặng của vợ cả Lê Lợi
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nổi lên biết bao anh hùng liệt nữ, dù trong hoàn cảnh nào, dù có danh hay không họ đã đóng góp và thậm chí cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một trong muôn vàn những người phụ nữ ấy là Thần phi Trịnh Thị Ngọc Lữ - vợ cả của Lê Lợi.

Người vợ đầu tiên của Lê Lợi

Thần phi Trịnh Thị Ngọc Lữ sinh năm 1383 (?) người trang Bái Đê (Bái Đô), huyện Lôi Dương, phủ Thiện Thiên, trấn Thanh Hoa, nay là xã Xuân Bái và một phần thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bà là con gái một hào trưởng, thuộc gia đình quyền quý, danh gia vọng tộc, có điều kiện ăn học và tiếp xúc với nhiều trí thức đương thời. Năm 20 tuổi, Ngọc Lữ về làm dâu nhà họ Lê và là vợ đầu tiên của Lê Lợi.

Bà Ngọc Lữ là người cai quản mọi việc trong nhà khi chồng làm phụ đạo và cai quản mọi việc trong cung khi chồng lên ngôi vua. Theo Lê triều ngọc phả thì "Thuở hàn vi Lê Lợi chăm lo sách đèn, là bạn học của Nguyễn Thận, Lê Văn An, khi trưởng thành, Lê Lợi giữ chức phụ đạo Khả lam, làm quân trưởng một phường. Nguyễn Trãi, một cận thần của Lê Lợi thường nhắc tới 10 năm nghiên cứu binh thư, binh pháp của ông". Như vậy rõ ràng bà Trịnh Thị Ngọc Lữ phải lo quán xuyến mọi việc gia đình,  ruộng vườn, trang trại và hàng ngàn gia nhân. 

Đầu năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tháng tư năm ấy, quân Minh nhờ kẻ phản thần dẫn đường đánh thẳng vào hậu cứ Lam Sơn, bà vợ hai của Lê Lợi là Phạm Thị Nghiêu bị nội quan nhà Minh là Mã Kỳ bắt đem về giam ở thành Đông Quan (Hà Nội). Theo hầu Đức Thái tổ còn lại bà Trịnh Thị Ngọc Lữ và bà Phạm Ngọc Trần. Trong những năm tháng nghĩa quân Lam Sơn hoạt động ở miền núi rừng Thanh Hóa (1418 - 1423) với bao gian khổ hy sinh, chính trong những ngày gian khổ đó, bà Ngọc Lữ cùng với những người thân trong gia đình Lê Lợi đã sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nghĩa quân, động viên cổ vũ tinh thần quyết chiến đấu chống giặc đến cùng của các tướng sĩ.

Năm 1424, khi nghĩa quân Lam Sơn tiến đánh thành Nghệ An, bà Phạm Thị Ngọc Trần tự nguyện làm vật hiến tế thủy thần. Từ đó cho đến ngày cuộc chiến đấu chống quân Minh kết thúc thắng lợi, chỉ còn một mình bà Ngọc Lữ theo hầu Lê Lợi, lo liệu lương thảo, hậu cần cho nghĩa quân chống giặc.

Ban thờ vua Lê Thái Tổ.
Ban thờ vua Lê Thái Tổ. 

Những năm cuối đời âm thầm

Suốt 10 năm theo chồng chinh chiến, biết bao chiến công thầm lặng của bà đã góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh đến thắng lợi. Bà xứng đáng là một tướng giỏi trong lịch sử. Năm 1428, cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, nhà Lê được thành lập, con trai Tư Tề được sách lập làm quốc vương, tạm coi việc nước, bà Ngọc Lữ được phong Quốc Thái mẫu. Năm 1433, khi Thái tổ lập con thứ là Lê Nguyên Long (11 tuổi) lên kế ngôi (tức Lê Thái Tông), Quốc vương Tư Tề bị giáng xuống làm quận vương, bà Ngọc Lữ cũng bị giáng làm Quận mẫu.

Đến năm 1438, vua Lê Thái Tông phế truất Quận vương Tư Tề làm thứ dân, bà Trịnh Thị Ngọc Lữ chỉ còn lại chức Thần phi. Thân phận bà Thần phi họ Trịnh ẩn dật ở đâu? Đi theo Tư Tề hay vẫn âm thầm lặng lẽ nơi thâm cung cho đến ngày cuối đời? Không ai biết và không thấy sử sách nào ghi chép.

Theo Lê Quý Đôn ghi chép trong Đại Việt Thông sử thì Thần phi Trịnh Thị Ngọc Lữ mất vào thời gian niên hiệu Thái Hòa (1443 - 1453) đời vua Lê Nhân Tông. Tuy vậy cuộc đời và công lao của bà xứng đáng được xếp vào hàng Bình Ngô khai quốc công thần triều Lê - bậc quốc mẫu. Do vậy, mặc dù bà không được phong là hoàng hậu, nhưng nhân dân vẫn gọi bà là Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Lữ và bà vẫn sống mãi trong lòng dân.

TIN BÀI LIÊN QUAN
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU

Đọc nhiều nhất

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

Bàng hoàng cơ thể dị dạng của Pharaoh nổi tiếng Ai Cập

(Kiến Thức) - Tutankhamun được đánh giá là nhà vua nổi tiếng Ai Cập cổ đại khi lên ngôi từ sớm và cũng chết trẻ. Tuy nhiên, vương triều của Tutankhamun hưng thịnh với nhiều thành tựu nổi bật. Thế nhưng, cơ thể dị dạng của ông hoàng này khiến nhiều người bị sốc.

Tin mới