Cổ phiếu ngân hàng thảm nhất năm 2019 gọi tên SHB

(Vietnamdaily) - Sau hơn 10 năm, SHB hiện chỉ loanh quanh mức 6.000 đồng/cp, lùi xa mốc giá đóng cửa phiên chào sàn đầu tiên là 15.200 đồng/cp. Vì sao có cơ sự này?

Trong số 18 cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên HoSE, HNX và giao dịch trên UPCoM thì có 5 cổ phiếu hiện đang giao dịch dưới mệnh giá như SHB, LPB, NVB, KLB và STB cũng trồi sụt quanh mệnh giá tính đến kết phiên ngày 9/12.

SHB là cổ phiếu có giá thấp nhất trong nhóm này. 

Co phieu ngan hang tham nhat nam 2019 goi ten SHB
 

50 triệu cổ phiếu SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội lên sàn chứng khoán vào tháng 4/2009 với mức giá đóng cửa phiên đầu là 15.200 đồng/cp.

Song, sau hơn 10 năm, SHB hiện chỉ loanh quanh mức 6.000 đồng/cp với vốn hóa 7.339 tỷ đồng, tương ứng với hơn 1,2 tỷ cổ phiếu đang lưu hành. Tính theo giá điều chỉnh, cổ phiếu SHB chưa bao giờ đạt nổi mốc 20.000 đồng/cp kể từ khi lên sàn.

Còn tính riêng trong 1 năm qua, cổ phiếu SHB vẫn lẹt đẹt giao dịch dưới mệnh giá, thậm chí còn giảm tới gần 20% xuống mức 6.100 đồng/cp chốt phiên 9/12. SHB giao dịch trên mệnh giá gần đây nhất là vào năm 2017.

Đây là cổ phiếu bi thảm nhất trong nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù vậy, khối lượng giao dịch bình quân của cổ phiếu SHB khá cao với hơn 3 triệu đơn vị mỗi phiên. Khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư đặt bán luôn cao hơn đặt mua.

SHB được biết đến là ngân hàng của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) khi chính vị này nắm trực tiếp 2,74% vốn. Ngoài ra, 3 đơn vị khác do ông Hiển là Chủ tịch cũng đang sở hữu cổ phiếu SHB là Tập đoàn T&T nắm gần 10%, Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) 1,5% và Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội 0,68%. 

Tuy nhiên, tháng 7 vừa qua Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội đã thoái vốn khỏi SHB.

Cũng cần nói thêm, cổ phiếu SHS cũng không khá khẩm hơn SHB khi cùng giao dịch dưới mệnh giá, chỉ hơn 7.700 đồng/cp.

Co phieu ngan hang tham nhat nam 2019 goi ten SHB-Hinh-2

Biến động cổ phiếu SHB trong 10 năm qua

Câu chuyện cổ phiếu nằm dưới mệnh giá quá lâu cũng khiến không ít cổ đông của SHB bức xúc và chất vấn bầu Hiển tại Đại hội cổ đông hồi tháng 4 vừa qua. Đáp lại, vị Chủ tịch này cho rằng, giá trị cổ phiếu sẽ tăng theo đúng với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đã vậy, SHB còn lên kế hoạch tăng vốn thêm hơn 5.500 tỷ để lên mức 17.570 tỷ đồng bằng hai phương án là phát hành 252,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 21% và phát hành hơn 300 triệu cổ phiếu tỷ lệ 4:1. Trong khi cổ đông lại mong chờ cổ tức bằng tiền mặt.

Lý giải về kế hoạch này, ông Hiển cho hay, tất cả ngân hàng đều đang hướng tới Basel 2 để nâng cao năng lực tài chính. SHB cũng không ngoại lệ và quyết tâm đến năm 2020 sẽ đạt chuẩn này. Do vậy, một trong những yêu cầu thiết yếu là phải tăng vốn.

Mặt khác, để phục vụ cho sự phát triển của các công ty con cũng cần phải có vốn. Với những nguyên nhân trên, ông Hiển cho rằng phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu là khả thi nhất.

Còn vì sao SHB không trả cổ tức bằng tiền mặt do ngân hàng đã nhận sáp nhập Habubank. Khi sáp nhập thì số khoản nợ của Habubank có liên quan đến Vinashin đã được bán cho VAMC và trích lập dự phòng trong 8 năm.

Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước lại có Thông tư 08 quy định về việc những tổ chức tín dụng có trái phiếu tại VAMC trên 5 năm sẽ không được chia cổ tức.

Hiện chưa thấy động thái gì của SHB về phương án tăng vốn. Song với giá cổ phiếu đang rất èo uột mà SHB còn tính đến chuyện phát hành cổ phiếu thì không biết độ pha loãng sau điều chỉnh của SHB sẽ còn đi về đâu, đặc biệt khi mà tình hình kinh doanh của SHB vẫn còn thiếu ổn định.

Vấn đề của SHB chính là chất lượng tài sản và nợ xấu

Thực tế hoạt động kinh doanh của SHB thời gian qua như thế nào mà cổ phiếu vẫn lầm lũi dưới mệnh giá?

Xét theo phương pháp định giá thu nhập thì P/E của SHB hiện chỉ đang ở mức 4,3x, trong khi ngành ngân hàng đang được giao dịch với mức định giá trên 8x. Vậy đây có phải là một cổ phiếu rẻ?

Đáng lưu ý, vấn đề hiện nay của SHB chính là chất lượng tài sản. Tại thời điểm cuối tháng 9/2019, tổng tài sản của SHB hơn 299.697 tỷ đồng, thuộc nhóm quy mô trung bình trong hệ thống ngân hàng niêm yết. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn của SHB lại thuộc loại kém vững chắc khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản chỉ đạt 5,36%, thuộc hàng thấp nhất.

Chính điều này đã khiến SHB buộc phải tăng vốn để cải thiện hệ số CAR, cũng như những gì mà vị người đứng đầu nhà băng này chia sẻ là đáp ứng tiêu chuẩn Basel 2.

Còn về kế hoạch kinh doanh năm 2019, SHB dự kiến năm nay sẽ thu hồi được 3.500 tỷ đồng nợ xấu, và đây sẽ trở thành động lực chính để giúp ngân hàng hoàn thành kế hoạch kinh doanh cao đã đặt ra với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 3.068 tỷ đồng, tăng 47% so cùng kỳ.

Ngân hàng cũng cam kết sẽ thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, trong đó trích lập cho các khoản nợ đã bán VAMC năm 2019 dự kiến 2.164 tỷ đồng.

Tính trong 9 tháng 2019, SHB đã thực hiện được gần 74% kế hoạch lợi nhuận đề ra khi đạt 2.260 tỷ đồng và tăng 11% so cùng kỳ.

Co phieu ngan hang tham nhat nam 2019 goi ten SHB-Hinh-3
Các chỉ số tài chính của SHB trong các quý gần đây (Nguồn VietstockFinance)

Đáng lưu ý, trong kết quả kinh doanh khả quan 9 tháng qua phần nào nhờ sự hỗ trợ rất lớn từ việc ngân hàng không trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý 1/2019, còn quý 2 và 3 chỉ trích lập hơn 1.000 tỷ đồng.

Về nợ xấu, kể từ sau ngày sáp nhập với Habubank năm 2012, SHB đã nâng cao lên được rất nhiều quy mô tài sản, tuy nhiên con số nợ xấu cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Tính đến 9 tháng 2019, nợ xấu của SHB tăng mạnh 39% lên mức 7.227 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với con số lợi nhuận đạt được. 

Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) gấp 2.3 lần và nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng 61% so với đầu năm. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của SHB tăng lên mức 2.86% so với mức 2.4% hồi đầu năm.

Nói thế để thấy rằng, lợi thế cạnh tranh của SHB không bằng các nhà băng khác. Do đó giá cổ phiếu SHB vẫn loanh quanh dưới mệnh giá có lẽ là điều dễ hiểu nhất là khi vẫn chưa thấy được triển vọng nào đặc biệt từ nhà băng này.

Ngân hàng SHB có liên quan gì đến Cocobay Đà Nẵng?

(Vietnamdaily) - Khách hàng muốn mua sản phẩm của CocoBay Đà Nẵng hầu như sẽ chỉ tìm đến SHB để vay vốn và SHB là đơn vị cấp tín thư bảo lãnh cho dự án. Vì vậy, nhiều người sẽ đặt câu hỏi về vai trò của SHB ở đâu khi dự án này dừng cam kết lợi nhuận 12%/năm.

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô (tên mới Tập đoàn Empire) vừa có thông báo gửi khách hàng liên quan đến hoạt động khai thác, vận hành tổ hợp Khu nghỉ dưỡng và Nhà ở (condotel) Cocobay Đà Nẵng.

Chủ đầu tư cho biết khung pháp lý của condotel đến nay vẫn chưa được quy định cụ thể, hoạt động kinh doanh còn nhiều bất cập, thủ tục pháp lý địa phương còn nhiều vướng mắc gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, vận hành dự án Cocobay Đà Nẵng.

Người của SHB sang làm Chủ tịch tại SHB Finance

(Vietnamdaily) - Chủ tịch mới của SHB Finance là bà Hoàng Thị Mai Thảo vừa mới đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối ngân hàng bán lẻ của SHB từ tháng 1/2019.
 

Theo Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), bà Hoàng Thị Mai Thảo sẽ không còn đảm nhận chức vụ Phó Tổng Giám SHB để chuyển sang đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên tại Công ty Tài chính TNHH MTV của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) kể từ ngày 1/12.

Vị Chủ tịch mới của SHB Finance cũng vừa mới đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối ngân hàng bán lẻ của SHB từ tháng 1/2019. Trước đó, tại SHB, bà Hoàng Thị Mai Thảo từng làm việc ở vị trí Giám đốc khối nguồn vốn SHB, Thành viên HĐQT Công ty Chứng khoán SHB (SHBS).

Đọc nhiều nhất

Mai Phương Thúy trong những bộ cánh màu chói như nào?

Mai Phương Thúy trong những bộ cánh màu chói như nào?

(VietnamDaily) - Những trang phục gam màu nổi bật như cam, vàng, tím, xanh,…không hề “làm khó” được Mai Phương Thuý. Thậm chí, các set đồ màu chói lại càng làm nổi bật được ưu thế hình thể của Hoa hậu Việt Nam 2006.

Tin mới

CIP và TMW bị Uỷ ban CKNN phạt hơn 500 triệu đồng

CIP và TMW bị Uỷ ban CKNN phạt hơn 500 triệu đồng

(Vietnamdaily) - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Tập đoàn Tân Mai (TMW) và CTCP Xây lắp và sản xuất Công nghiệp (CIP).
3 nguy cơ sẽ hủy diệt Trái đất

3 nguy cơ sẽ hủy diệt Trái đất

Theo những nghiên cứu mới đây, xác suất nền văn minh nhân loại hủy diệt do thiên tai không cao bằng xác suất tự hủy diệt, và trình độ công nghệ càng cao thì xu hướng tự hủy diệt càng cao.