Cô giáo nhốt chồng đến gần chết

Không chịu ký giấy vay tiền, một giáo viên về hưu bị vợ - cũng là giáo viên - nhốt trong nhà, không cho ăn trong nhiều ngày khiến sức khỏe suy kiệt.

Cô giáo nhốt chồng đến gần chết
Ngày 4/9, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định cho biết bệnh nhân Lê Ngọc Trọng (SN 1955, ngụ thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn) hiện đã qua cơn nguy kịch nhưng sức khỏe vẫn còn yếu. Cùng ngày, ông Trọng cho biết đã có đơn gửi đến Công an thị trấn Phú Phong, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Sơn, Trường Tiểu học Võ Xán 2 tố cáo bị vợ là bà Nguyễn Thị Lợi (SN 1966, giáo viên tiểu học) nhốt ở nhà đến gần chết.
Chậm 1 ngày là có thể chết
Theo trình bày của ông Trọng, trước đây ông cũng là giáo viên, do bị bệnh suy thận, ông được cho về hưu sớm. Hơn 2 năm qua, mỗi tuần 3 lần, ông Trọng phải chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phú Phong. Sau lần chạy thận vào ngày 22/8 trở về, ông bị vợ nhốt trong nhà, không cho ra ngoài. “Mỗi bữa ăn, vợ tôi cho tôi 1 cái bánh tráng chấm nước tương rồi uống nước. Cứ vậy mà chịu đựng đến hơn 1 tuần” - ông Trọng kể.
Ông Lê Ngọc Trọng đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phú Phong.
  Ông Lê Ngọc Trọng đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phú Phong.
Trưa 30/8, nghe tiếng kêu cứu yếu ớt của ông Trọng, một người hàng xóm đã gọi điện thoại cho em trai ông Trọng là Lê Ngọc Thông (ngụ xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn). “Khi tôi đến, chị Lợi và 2 con đều ở nhà nhưng cửa sắt khóa chặt. Tôi phải đập cửa nhiều lần, chị Lợi mới ra mở cửa. Khi tôi đề nghị đưa anh Trọng đi cấp cứu, chị Lợi dọa từ nay về sau, chị không chịu trách nhiệm gì nữa” - ông Thông kể lại.
Ngay trưa 30/8, ông Trọng được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phú Phong trong tình trạng sức khỏe rất yếu, toàn thân phù nề. Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sơn, trưởng khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện, nếu chậm trễ, dù chỉ 1 ngày, khả năng tử vong của ông Trọng rất cao bởi ông Trọng bị bệnh suy thận giai đoạn cuối.
Còn theo ông Trần Trọng Hồ, điều dưỡng trưởng khoa hồi sức cấp cứu, ngay sau khi ông Trọng bỏ một lần chạy thận, ông đã gọi điện thoại cho bà Lợi yêu cầu đưa chồng đến chạy thận, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng nhưng bà Lợi nói từ nay, chồng bà sẽ không cần phải chạy thận nữa. Ông Hồ cũng cho biết do hơn 1 tuần ông Trọng không chạy thận để lọc máu, lượng độc tố tích tụ trong máu nhiều. Hiện sau khi chạy thận, ông Trọng vẫn còn mệt, phải nhập viện để theo dõi.
Bị nhốt vì không ký giấy thế chấp nhà để vay tiền
“Vợ tôi bảo tôi cùng ký giấy thế chấp căn nhà để vay 250 triệu đồng. Tôi hỏi vay để làm gì, bà không trả lời nên tôi không ký. Vậy là bà ấy nổi giận, nhốt để tôi chết” - ông Trọng bộc bạch về lý do bị vợ nhốt.
Trao đổi với phóng viên ngày 4/9, bà Lợi thừa nhận đã nhốt chồng nhưng “để bảo vệ ông ấy và tài sản trong nhà (?!)”. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề cập đến lý do ông Trọng không chịu ký đơn vay tiền nên bị nhốt, bà Lợi nói: “Đúng, tôi rất khó chịu chuyện này. Chỉ duy nhất một chữ ký của ổng mà làm tôi khổ. Ổng đã phủi hết cái công của tôi đối với ổng. Nhờ ai mà ổng được sống đến hôm nay?”. Theo bà Lợi, bà đã nói rõ lý do vay tiền để trả nợ nhưng ông Trọng không chấp nhận.
Về việc không cho chồng ăn, bà Lợi cho rằng bà không có trách nhiệm. “Trước đây, mỗi bữa ăn tôi đều chuẩn bị sẵn nhưng nay cứ nấu cơm để đó. Ổng ăn cơm hay bánh tráng là chuyện của ổng” - bà Lợi nói. Bà Lợi cũng thừa nhận không cho chồng đi chạy thận khi bệnh viện yêu cầu vì... không còn sức.
Trong khi đó, những người hàng xóm của gia đình ông Trọng rất bất bình trước cách cư xử của bà Lợi đối với chồng. “Những người ở xung quanh đây đều là giáo viên. Chúng tôi đến động viên bà Lợi chín bỏ làm mười, cố gắng lo cho chồng nhưng bà nói hết sức rồi, trong khi đó, sáng sáng bà thảnh thơi đi đánh cầu lông. Thấy ông Trọng vậy, ai cũng muốn mang thức ăn, nước uống sang cho nhưng ngại bị bà Lợi chửi” - một người hàng xóm nói.
Công an xác minh vụ việc

Chiều 4/9, thiếu tá Võ Đắc Rin, Phó Công an thị trấn Phú Phong, cho biết cơ quan này đã tiếp nhận đơn tố cáo của ông Lê Ngọc Trọng. Trước đó, Công an thị trấn Phú Phong đã tiếp nhận vụ việc qua phản ánh của quần chúng và đang tiến hành xác minh. 

“Chiều 3/9, chúng tôi đã làm việc với Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Võ Xán 2 và lãnh đạo UBND thị trấn Phú Phong để làm rõ và có hướng can thiệp kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của người giáo viên. Kết quả xác minh bước đầu ở cơ sở cho thấy chuyện bà Lợi nhốt, không cho ông Trọng ăn và đi chạy thận là có thật” - thiếu tá Rin khẳng định.

Phụ huynh “tố” cô giáo bạo hành, “lật lọng“

Phụ huynh “tố” cô giáo bạo hành, “lật lọng“

Mới học 2 ngày, trên người đầy thương tích?

Ngày 24/6, bà Trần Thị Tuyết Mai, ngụ đường số 16, KP1 phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức-TP.HCM cho biết, bà đã gửi đơn đến UBND, Công an phường Linh Tây, quận Thủ Đức để tố cáo cô Lữ Thị Ngọc Bích, ngụ số 16 đường Trương Văn Ngư, KP3, phường Linh Tây về việc cô Bích trong quá trình dạy học cho cháu ngoại của bà đã đánh đập dã man gây thương tích khiến bé luôn trong tâm trạng hoảng loạn và phải uống thuốc điều trị.

Theo bà Mai, qua người quen giới thiệu cô Bích mở lớp dạy kèm tại nhà để tập viết và học toán cho các cháu học sinh chuẩn bị vào lớp 1, bà đã đến xin cho cháu ngoại là Phạm Như Quỳnh (6 tuổi) học. Trước khi nhập học bà Mai đã đóng học phí theo yêu cầu là 900 ngàn đồng/tháng và học từ 15h đến 20h mỗi ngày (trừ Chủ nhật).

Ngày 19/6, cháu Như Quỳnh đi học buổi đầu tiên và được ông ngoại đón về. Sang tối hôm sau bà Mai đón cháu và trên đường về nhà bé Quỳnh khóc và nói không muốn đi học nữa. Nghĩ cháu chưa quen nên bà Mai cũng không hỏi tới.

Khoảng 8h ngày 21/6 trong lúc bà Mai đi làm, cháu Như Quỳnh được ông ngoại tắm nhưng khi đụng đến tay, mặt…cháu đều kêu đau. Đồng thời nhìn thấy trên 2 cánh tay, gò má, tai…của cháu bị nhiều vết bầm đen và cháu nói bị cô giáo đánh nên ông đã gọi bà Mai về để đến hỏi cô giáo. 

Chẩn đoán chấn thương và đơn thuốc bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức điều trị cho cháu Phạm Như Quỳnh.
 Chẩn đoán chấn thương và đơn thuốc bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức điều trị cho cháu Phạm Như Quỳnh.

Ngay sau đó cháu Như Quỳnh được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa khu vực (ĐKKV) Thủ Đức khám kiểm tra sức khỏe. Theo chẩn đoán, của bác sĩ Trần Quốc Tuấn B, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện ĐKKV Thủ Đức thì cháu Như Quỳnh bị chấn thương vùng mạng sườn T (trái); cánh tay 2 bên má P (phải) tai T (trái) và uống thuốc điều trị.

“Nóng ruột trước kiểu bạo hành dã man của cô Bích, tôi đã đến nhà hỏi cho ra lẽ thì cô ta phủ nhận việc đánh cháu Quỳnh và đổ thừa cháu bị té. Đồng thời tôi yêu cầu hoàn lại tiền học phí đã đóng thì cô giáo này “lật lọng” nói chỉ thu có 400 ngàn đồng nên không trả”, bà Mai bức xúc nói.

Mở lớp dạy 23 năm, UBND phường không biết?

Chiều ngày 24/6, PV Kiến Thức đã liên hệ với lãnh đạo UBND phường Linh Tây để làm rõ vụ việc bà Mai phản ánh.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó chủ tịch UBND phường cho biết đã nhận đơn của bà Mai. Theo đó, bà Mai tố cáo cô Bích đánh cháu ngoại của mình gây thương tích nên yêu cầu phải có biện pháp xử lý điểm dạy trẻ này để tránh tiếp tục xảy ra cho những cháu khác. Đồng thời bà Mai đề nghị cô Bích phải hoàn trả lại tiền học phí đã đóng là 900 ngàn đồng.

Theo ông Tuấn, lãnh đạo UBND phường đã yêu cầu Công an phường tiến hành điều tra làm rõ việc có hay không cô Bích bạo hành học sinh. Riêng vấn đề tranh chấp tiền học phí, ông Tuấn sẽ chỉ đạo tư pháp phường thụ lý giải quyết theo hướng hòa giải.

Trung tá Nguyễn Văn Quang, Công an phường Linh Tây cho biết thêm: Qua làm việc, cô Bích không thừa nhận việc đánh cháu Như Quỳnh mà do cháu khóc đòi về, cô ôm giữ lại, cháu đã đá vào chồng ghế rồi té ngã. Ông Quang cũng khẳng định lớp học thêm này hoàn toàn tự phát không có giấy phép, trước đây cũng có trường hợp phụ huynh phản ánh việc cô giáo này đánh con, em mình nhưng không có chứng cứ nên cũng chưa được xử lý.

Khi PV đặt câu hỏi cô Bích công tác ở trường nào, mở lớp dạy học bao lâu và có hợp pháp không thì ông Tuấn, Phó chủ tịch UBND phường thừa nhận: Qua sự việc của bà Mai mới biết lớp học của cô Bích trên địa bàn phường. Sau đó khi tiến hành kiểm tra thì ghi nhận địa điểm này không phải là một nhóm trẻ mà chỉ là nơi dạy kèm cho vài em học sinh viết chữ, học toán. Bản thân ông Tuấn cũng không rõ cô Bích có phải là giáo viên từng công tác trong ngành giáo dục hay không?

“Sắp tới chúng tôi sẽ phối hợp với hội phụ nữ, ban chuyên trách trẻ em và gia đình phường vận động phụ huynh tìm nơi phù hợp cho con, em học và giải tán lớp học này”, ông Tuấn cương quyết.

Xế chiều cùng ngày, khi chúng tôi đóng vai phụ huynh đến đăng ký cho con theo học tại lớp của cô Bích (đúng độ tuổi và thời gian học như cháu bà Mai), cô Bích tiếp nhận và cho biết học phí là 900 ngàn đồng/tháng. Đồng thời cô còn tiết lộ lớp học đã mở 23 năm nay và hiện nhiều lứa học sinh của cô có "không ít đứa" đã thành bác sĩ, kỹ sư…Theo cô Bích, trước kia cô từng đi dạy học nhưng được 2 năm do “bất mãn” nên về nhà mở lớp. “Tiếng lành đồn xa”, nhiều phụ huynh đã tự tìm đến gửi con em theo học.

Xác minh vụ cô giáo lừa HS làm “gái massage“

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo UBND huyện Hà Trung xác minh, làm rõ thông tin nghi án cô giáo lừa học sinh đi làm gái massage mà báo chí phản ánh.

Xác minh vụ cô giáo lừa HS làm “gái massage“
Trong những ngày qua, trên phương tiện thông tin báo chí có phản ánh vụ việc tại xã Hà Bình, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) xảy ra nghi án một cô giáo lừa học sinh của mình đi làm gái massage khiến cho nạn nhân và người nhà học sinh vô cùng bức xúc, đồng thời gây xôn xao dư luận.
Em P (bên phải) đang kể lại sự việc cho phóng viên. Ảnh: VietNamNet.
 Em P (bên phải) đang kể lại sự việc cho phóng viên. Ảnh: VietNamNet.

Vì sao người dân phải làm việc “động trời” như thế?

(Kiến Thức) - Vì sao những người dân huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) lại “dám xâm phạm lãnh thổ” công ty Nicotex Thanh Thái để “khai quật” số thuốc sâu chôn giấu kín dưới lòng đất?

Vì sao người dân phải làm việc “động trời” như thế?
Trong lúc chờ câu trả lời thoả đáng từ phía cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá, hàng trăm người dân thuộc các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm (huyện Cẩm Thuỷ) và xã Yên Lâm (huyện Yên Định) đã cùng vào trong khuôn viên của công ty Nicotex Thanh Thái để “điều tra” rõ ngọn ngành sự việc.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới