Có ai hay… nghề báo?

Nhân dịp kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, nhà thơ Trần Minh sáng tác bài thơ viết về công việc của những nhà báo, phóng viên. 

Có ai hay… nghề báo?
Đội ngũ nhà báo, phóng viên ở Việt Nam luôn kịp thời đưa tin các sự kiện trong trong nước cũng như thế giới một cách nhanh nhất, chính xác nhất tới công chúng. Chào mừng kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/1925 - 21/6/2021, nhà thơ Trần Minh sáng tác bài thơ về công việc và vai trò của nhà báo trong đời sống.
Có ai hay
Nghề làm Báo mấy ai hay
Đâu chỉ mê say, cày bằng con chữ
Còn phải biết cữ, giữ mình
Đâu tình, đâu lý thuận có trước sau.
Nhà báo có lúc lang thang
Phố ngang, phố dọc lọc cọc chiếc xe.
Nắng mưa mặc cho đưa đẩy
Lẩy bẩy từng chữ, giữ để không chao.
Nhà báo có lúc dở dang
Con chữ ngang dọc, đọc sao cho hết
Một vết bớt, bài báo rớt
Cái kết là hết lời khen hoa mỹ.
Nhà báo vốn dĩ hay mơ
Ẩn trong lòng thơ, ngẩn ngơ gieo nét.
Nét chữ, nét đời, nét say
Bút sao cho sắc, khắc sâu đáy lòng.
Nhà báo cũng là chiến sỹ
Súng là bút, đạn viên hồn chữ nghĩa
Dao kiếm, cần lao có chi
Khắc cốt, khắc ghi Báo là nghiệp đời.
Nhà báo mấy có ai hay
Cũng chìm cũng nổi, cũng có đắng cay
Nhưng nghế báo cũng rất hay
Dùng con chữ, nối giữ chẳng có cữ nào...
Co ai hay… nghe bao?
 
Nhân dịp ngày Báo chí Việt Nam 21/6, xin kính chúc các Anh Chị Nhà báo luôn Khoẻ mạnh, Hạnh phúc để cõng thêm được nhiều con chữ còn nóng hổi đến với mọi người mỗi ngày.

Những tờ báo đầu tiên của Báo chí Cách mạng Việt Nam

Triển lãm “95 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam từ tư liệu, tài liệu lưu trữ Nhà nước” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 13/6.

Những tờ báo đầu tiên của Báo chí Cách mạng Việt Nam
Nhung to bao dau tien cua Bao chi Cach mang Viet Nam
 Với trên 100 hình ảnh, tư liệu, tài liệu, triển lãm góp phần tái hiện chặng đường phát triển của Báo chí Cách mạng Việt Nam 95 năm qua. Trong ảnh là báo Thanh Niên - tờ báo cách mạng đầu tiên của nước ta - do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Báo ra số đầu tiên ngày 21/6/1925. Đây cũng là dấu mốc đánh dấu cho sự ra đời của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Chuyện ít biết về hai bậc thầy nhà báo - tình báo Việt Nam

(Kiến Thức) - Phạm Xuân Ẩn được biết đến là một nhà tình báo lỗi lạc của Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Ông còn là một nhà báo nổi tiếng Việt Nam và quốc tế. Chỉnh vỏ bọc này, giúp ông xâm nhập vào hệ thống chính quyền Sài Gòn.

Chuyện ít biết về hai bậc thầy nhà báo - tình báo Việt Nam
Chuyen it biet ve hai bac thay nha bao - tinh bao Viet Nam
 Trước khi trở thành "người chỉ huy tình báo Việt Nam", cuối năm 1943, sau một cuộc "sát hạch" trực tiếp của Tổng Bí thư Trường Chinh, ông Trần Quốc Hương được rút khỏi Ban Cán sự Đảng ở Phúc Yên về làm báo cách mạng tại An toàn khu.

Duyên nợ của Bác Hồ với báo chí

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chúng ta cùng nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam với tờ báo “Thanh Niên” (21/6/1925).
 
 

Duyên nợ của Bác Hồ với báo chí
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã để lại hơn 2.000 bài báo với một “đề tài” duy nhất là chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đọc nhiều nhất

Những phong tục tập quán độc, lạ trong Vợ chồng A phủ

Những phong tục tập quán độc, lạ trong Vợ chồng A phủ

 Ngoài bức tranh hiện thực về đời sống xã hội của người dân tộc miền núi, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ còn thu hút bởi những phong tục tập quán độc, lạ như tục bắt vợ, tục cho vay nặng lãi, tục xử kiện, bắt vạ, cúng trình ma...

Tin mới

Bốn mùa da diết với 'Thương nhớ mười hai'

Bốn mùa da diết với 'Thương nhớ mười hai'

“Thương nhớ mười hai” là áng văn được cất nên bởi hoài niệm đã khắc họa nên những đặc sắc nhất của thiên nhiên, con người, phong tục, đời sống, ẩm thực… của Hà Nội nói riêng, miền Bắc nói chung.
Tri ân các tác giả có bài trong bộ sách nâng cao

Tri ân các tác giả có bài trong bộ sách nâng cao

Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông (VUSTA) tổ chức buổi gặp mặt tri ân các tác giả có tác phẩm được lựa chọn đưa vào bộ sách “Dạy và học Ngữ văn theo phương pháp mới” nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.