Rớt nước mắt sự thật phía sau bài thơ Hương thầm nổi tiếng

Rớt nước mắt sự thật phía sau bài thơ Hương thầm nổi tiếng

“Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay/Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm" là những vần thơ nổi tiếng trong bài Hương thầm được nhà thơ sáng tác tặng em trai lên đường ra trận. Nhưng người em đã hi sinh mà chưa kịp biết đến bài thơ.

 Hương thầm là một thi phẩm nổi tiếng của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn.
Hương thầm là một thi phẩm nổi tiếng của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn.

Bài thơ Hương thầm kể về mối tình trong sáng giữa một thiếu nữ với chàng trai nhà bên cách nhau một cửa sổ, ở giữa có cây bưởi tỏa hương. Người trai ấy sắp lên đường ra trận, người con gái vội hái hoa bưởi giấu trong chiếc khăn tay đem tặng người thương.
Bài thơ Hương thầm kể về mối tình trong sáng giữa một thiếu nữ với chàng trai nhà bên cách nhau một cửa sổ, ở giữa có cây bưởi tỏa hương. Người trai ấy sắp lên đường ra trận, người con gái vội hái hoa bưởi giấu trong chiếc khăn tay đem tặng người thương.
Trong bài thơ, cho mãi đến lúc chia tay, cả hai vẫn không nói với nhau một lời, chỉ có hương bưởi ngan ngát theo chân người ra tiền phương.
Trong bài thơ, cho mãi đến lúc chia tay, cả hai vẫn không nói với nhau một lời, chỉ có hương bưởi ngan ngát theo chân người ra tiền phương.
Khi bài thơ được công bố, nhiều người đã nghĩ rằng nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sáng tác Hương thầm để dành tặng cho một người mà tác giả thương nhớ.
Khi bài thơ được công bố, nhiều người đã nghĩ rằng nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sáng tác Hương thầm để dành tặng cho một người mà tác giả thương nhớ.
Nhưng sau này theo lời kể của tác giả, Hương thầm được sáng tác đúng mùa hoa bưởi (tháng 3) năm 1969 để ghi nhớ ngày cậu em Phan Hữu Khải lên đường ra trận.
Nhưng sau này theo lời kể của tác giả, Hương thầm được sáng tác đúng mùa hoa bưởi (tháng 3) năm 1969 để ghi nhớ ngày cậu em Phan Hữu Khải lên đường ra trận.
Nhà thơ kể, hồi ấy nhà bà ở Yên Phụ (Hà Nội), trong sân có cây bưởi, cứ độ tháng ba về là hương thơm ngào ngạt. Em trai bà thường nhặt hoa rụng và hái hoa tươi cho vào túi để chị xách đi làm.
Nhà thơ kể, hồi ấy nhà bà ở Yên Phụ (Hà Nội), trong sân có cây bưởi, cứ độ tháng ba về là hương thơm ngào ngạt. Em trai bà thường nhặt hoa rụng và hái hoa tươi cho vào túi để chị xách đi làm.
Ở lớp, có một bạn gái có vẻ rất gắn bó gần gũi với Khải nhưng anh không hay biết, chỉ có người chị nhà thơ đa cảm là để ý. Rồi anh lên đường đi bộ đội, ở chiến trường có lần được nghe Đài tiếng nói Việt Nam ngâm bài thơ, anh viết thư về kể cho chị.
Ở lớp, có một bạn gái có vẻ rất gắn bó gần gũi với Khải nhưng anh không hay biết, chỉ có người chị nhà thơ đa cảm là để ý. Rồi anh lên đường đi bộ đội, ở chiến trường có lần được nghe Đài tiếng nói Việt Nam ngâm bài thơ, anh viết thư về kể cho chị.
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn chưa kịp hồi âm thì em bà đã hi sinh. Liệt sỹ Phan Hữu Khải đóng quân tại Trung đoàn 1, Sư 324 Quân khu Trị Thiên và hi sinh năm 1972 khi tham gia một trận đánh ở huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế).
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn chưa kịp hồi âm thì em bà đã hi sinh. Liệt sỹ Phan Hữu Khải đóng quân tại Trung đoàn 1, Sư 324 Quân khu Trị Thiên và hi sinh năm 1972 khi tham gia một trận đánh ở huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế).
Anh ngã xuống mà chưa kịp biết rằng mình chính là nhân vật trong bài thơ.
Anh ngã xuống mà chưa kịp biết rằng mình chính là nhân vật trong bài thơ.
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn từng chia sẻ trên báo: “Hương thầm cứ lặng lẽ, đến người đưa tiễn cũng không hay biết, ngay cả khi nằm xuống đất lạnh rồi vẫn không hay biết”.
Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn từng chia sẻ trên báo: “Hương thầm cứ lặng lẽ, đến người đưa tiễn cũng không hay biết, ngay cả khi nằm xuống đất lạnh rồi vẫn không hay biết”.
Hương thầm được giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ năm 1969. Đến năm 1984, bài thơ được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc.
Hương thầm được giải nhì cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ năm 1969. Đến năm 1984, bài thơ được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc.
Năm 2014, gia đình thi sĩ Phan Thị Thanh Nhàn đã tặng một bia đá đặt tại nghĩa trang liệt sĩ huyện A Lưới với dòng chữ “Tưởng nhớ các liệt sĩ và em trai Phan Hữu Khải đang an nghỉ tại nghĩa trang A Lưới”.
Năm 2014, gia đình thi sĩ Phan Thị Thanh Nhàn đã tặng một bia đá đặt tại nghĩa trang liệt sĩ huyện A Lưới với dòng chữ “Tưởng nhớ các liệt sĩ và em trai Phan Hữu Khải đang an nghỉ tại nghĩa trang A Lưới”.
Trên bia đá nặng hơn 22 tấn ấy, còn khắc bài thơ Hương thầm để tặng người lính trẻ năm xưa.
Trên bia đá nặng hơn 22 tấn ấy, còn khắc bài thơ Hương thầm để tặng người lính trẻ năm xưa.
Mời độc giả xem video:Độc đáo những bộ ảnh kỷ yếu. Nguồn: Tin Tức VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.