Chuyện ít biết về hai bậc thầy nhà báo - tình báo Việt Nam

Chuyện ít biết về hai bậc thầy nhà báo - tình báo Việt Nam

(Kiến Thức) - Phạm Xuân Ẩn được biết đến là một nhà tình báo lỗi lạc của Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Ông còn là một nhà báo nổi tiếng Việt Nam và quốc tế. Chỉnh vỏ bọc này, giúp ông xâm nhập vào hệ thống chính quyền Sài Gòn.

Trước khi trở thành "người chỉ huy tình báo Việt Nam", cuối năm 1943, sau một cuộc "sát hạch" trực tiếp của Tổng Bí thư Trường Chinh, ông Trần Quốc Hương được rút khỏi Ban Cán sự Đảng ở Phúc Yên về làm báo cách mạng tại An toàn khu.
Trước khi trở thành "người chỉ huy tình báo Việt Nam", cuối năm 1943, sau một cuộc "sát hạch" trực tiếp của Tổng Bí thư Trường Chinh, ông Trần Quốc Hương được rút khỏi Ban Cán sự Đảng ở Phúc Yên về làm báo cách mạng tại An toàn khu.
Cùng với những lãnh tụ của Đảng và các cây bút báo chí cách mạng như: Trường Chinh, Lê Quang Đạo, Lê Liêm, Lê Toàn Thư, Trần Quốc Hương đã hoạt động tích cực trong việc xuất bản báo Cứu Quốc và Cờ Giải Phóng tại các vùng của An toàn khu.
Cùng với những lãnh tụ của Đảng và các cây bút báo chí cách mạng như: Trường Chinh, Lê Quang Đạo, Lê Liêm, Lê Toàn Thư, Trần Quốc Hương đã hoạt động tích cực trong việc xuất bản báo Cứu Quốc và Cờ Giải Phóng tại các vùng của An toàn khu.
Việc xuất bản báo cách mạng khó khăn, nguy hiểm. Theo Trần Quốc Hương, báo cách mạng ban đầu được in bằng thạch, đất sét, giấy nến. Nhà in báo phải nhiều lần "chạy giặc" để xuất bản.
Việc xuất bản báo cách mạng khó khăn, nguy hiểm. Theo Trần Quốc Hương, báo cách mạng ban đầu được in bằng thạch, đất sét, giấy nến. Nhà in báo phải nhiều lần "chạy giặc" để xuất bản.
Khi cơ quan in báo đến độ trưởng thành, đáp ứng được yêu cầu của cách mạng, Chính Tổng bí thư Trường Chinh đã chỉ thị cho ông Trần Quốc Hương và Đội công tác dành hẳn một địa điểm bí mật mà chỉ riêng Tổng bí thư lui tới, viết bài và chăm lo cho cả số báo ngay gần cơ sở in báo.
Khi cơ quan in báo đến độ trưởng thành, đáp ứng được yêu cầu của cách mạng, Chính Tổng bí thư Trường Chinh đã chỉ thị cho ông Trần Quốc Hương và Đội công tác dành hẳn một địa điểm bí mật mà chỉ riêng Tổng bí thư lui tới, viết bài và chăm lo cho cả số báo ngay gần cơ sở in báo.
Theo thống kê của Trần Quốc Hương, từ cuối năm 1942 cho đến Cách mạng Tháng Tám, báo Cờ Giải phóng ra được 15 số. Tình hình cách mạng ở Việt Nam có nhiều thay đổi, Trần Quốc Hương chuyển sang làm nhiệm vụ phụ trách hệ thống tình báo Việt Nam.
Theo thống kê của Trần Quốc Hương, từ cuối năm 1942 cho đến Cách mạng Tháng Tám, báo Cờ Giải phóng ra được 15 số. Tình hình cách mạng ở Việt Nam có nhiều thay đổi, Trần Quốc Hương chuyển sang làm nhiệm vụ phụ trách hệ thống tình báo Việt Nam.
Phạm Xuân Ẩn (1927-2006) được biết đến là một nhà tình báo lỗi lạc của Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Ông còn là một nhà báo nổi tiếng Việt Nam và quốc tế. Chỉnh vỏ bọc này, giúp ông xâm nhập vào hệ thống chính quyền Sài Gòn.
Phạm Xuân Ẩn (1927-2006) được biết đến là một nhà tình báo lỗi lạc của Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc. Ông còn là một nhà báo nổi tiếng Việt Nam và quốc tế. Chỉnh vỏ bọc này, giúp ông xâm nhập vào hệ thống chính quyền Sài Gòn.
Trong quá trình hoạt động tình báo, để có thể đi khắp nơi và tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất, tháng 10/1957, theo chỉ đạo của Trần Quốc Hương, Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ học ngành báo chí trong hai năm (1957-1959). Ông và là người Việt Nam đầu tiên sang học báo chí tại Mỹ.
Trong quá trình hoạt động tình báo, để có thể đi khắp nơi và tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất, tháng 10/1957, theo chỉ đạo của Trần Quốc Hương, Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ học ngành báo chí trong hai năm (1957-1959). Ông và là người Việt Nam đầu tiên sang học báo chí tại Mỹ.
Tháng 10/1959, Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, ông được Trần Kim Tuyến (cơ quan mật vụ trực thuộc Phủ Tổng thống), biệt phái sang làm việc tại Việt tấn xã phụ trách những phóng viên ngoại quốc.
Tháng 10/1959, Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, ông được Trần Kim Tuyến (cơ quan mật vụ trực thuộc Phủ Tổng thống), biệt phái sang làm việc tại Việt tấn xã phụ trách những phóng viên ngoại quốc.
Từ năm 1960 đến giữa năm 1964, ông làm cho Hãng thông tấn Reuters một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho những tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác.
Từ năm 1960 đến giữa năm 1964, ông làm cho Hãng thông tấn Reuters một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho những tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác.
Từ năm 1966, Phạm Xuân Ẩn, làm việc cho tuần báo Time. Năm 1969 thì được nhận vào làm chính thức. Để hoạt động sâu rộng và nắm thông tin, ông còn là cộng tác viên của các tờ báo khác như The Christian Science Monitor...
Từ năm 1966, Phạm Xuân Ẩn, làm việc cho tuần báo Time. Năm 1969 thì được nhận vào làm chính thức. Để hoạt động sâu rộng và nắm thông tin, ông còn là cộng tác viên của các tờ báo khác như The Christian Science Monitor...

GALLERY MỚI NHẤT