Chuyện vợ quan tham trong các "gia tộc tham nhũng"

Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương ĐCS Trung Quốc nhấn mạnh việc xuất hiện các “Gia tộc tham nhũng” phạm tội.

Chuyện vợ quan tham trong các "gia tộc tham nhũng"
Trong đó các “Hổ thê” thường đứng vai trò đứng sau phối hợp, chi viện, gây ảnh hưởng xấu xa... Tuần san Kinh tế Trung Quốc mới đây đã đăng bài viết về những người vợ của các đại quan tham Lệnh Kế Hoạch, Bạc Hy Lai trong các gia tộc tham nhũng.
Cốc Lệ Bình: Quảng giao các giới chính - thương, che đậy giao dịch quyền tiền
Chuyen vo quan tham trong cac gia toc tham nhung
 Vợ chồng Lệnh Kế Hoạch, Cốc Lệ Bình.
Sau khi Lệnh Kế Hoạch (nguyên Ủy viên TW, Trưởng ban Mặt trận TW, Phó Chủ tịch Chính Hiệp, cựu Bí thư, Chánh Văn phòng TW) bị bắt điều tra từ 20/7/2015, vợ là Cốc Lệ Bình cũng bị “nhập kho” và xuất hiện dày đặc trên mặt báo, một loạt cá nhân và sự việc có liên quan mới dần được phanh phui, các bạn bè trong giới chính, thương (chính trị và kinh doanh) cũng lần lượt rớt đài. Khi đó mọi người mới ngã ngửa: Chuyện bê bối giữa bà ta với bạn bè cũng chẳng kém cạnh Lệnh Kế Hoạch.
Cốc Lệ Bình sinh tháng 4/1959, tốt nghiệp khoa Luật ĐH Bắc Kinh, từng là Bí thư đảng Cung thanh thiếu niên Trung Quốc, Phó Hội trưởng thường trực Hiệp hội Thanh thiếu niên; Tổng cán sự của “Chương trình quốc tế thanh thiếu niên khởi nghiệp Trung Quốc” (viết tắt theo tiếng Anh là YBC).
Tháng 11/2003, Cốc Lệ Bình sáng lập tổ chức công ích YBC, đảm nhận chức Tổng cán sự, sau là Chủ tịch Quỹ từ 2013. Cùng năm, Lệnh Kế Hoạch bắt đầu chủ trì công tác thường vụ của Văn phòng trung ương.
Với chiêu bài huy động nguồn tiền của các giới trong xã hội, đặc biệt là giới công thương để sử dụng cho việc hướng nghiệp, hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho thanh niên khởi nghiệp, tính đến tháng 4/2015, YBC đã hình thành mạng lưới với 64 chi nhánh, 477 trạm công tác, 1.148 trạm dịch vụ, 103 CLB thanh niên khởi nghiệp trên khắp cả nước, giúp thanh niên mở được 8.323 xí nghiệp…
Có tin YBC đã nhận được sự đóng góp lớn trị giá hàng tỷ Nhân dân tệ từ các tập đoàn lớn như Nokia và Hewlett-Packard. Tuy nhiên, YBC bị cáo buộc chỉ đơn thuần là "lá chắn" cho bà Cốc Lệ Bình đầu cơ đất đai, bất động sản cũng như che giấu các phi vụ mua quan bán tước.
YBC trở thành mảnh đất để Cốc Lệ Bình lợi dụng tổ chức công ích kết giao bạn bè, che đậy các vụ giao dịch quyền – tiền…Khi vợ chồng Lệnh Kế Hoạch, Cốc Lệ Bình bị kỷ luật và điều tra, một loạt bạn bè, đối tác của YBC cũng bị liên đới, bị bắt để phối hợp điều tra.
Chuyen vo quan tham trong cac gia toc tham nhung-Hinh-2
 Vợ chồng Bạc Hy Lai, Cốc Khai Lai và con trai Bạc Qua Qua.
Ví dụ, Lâu Trung Phúc, chủ Tập đoàn Quảng Hạ, Chiết Giang bị bắt ngày 27/12/2014; cùng lúc Tăng Hiển Ba, chủ tịch Tập đoàn Phúc Nhật, đồng hương Sơn Đông của Cốc Lệ Bình cũng”mất tích” 20 ngày để hợp tác điều tra. Cả hai công ty này đều từng “hỗ trợ” khoản tiền không nhỏ cho YBC.
Đàu tháng 1/2015, Tập đoàn Chính Đại, Bắc Kinh ra thông báo Chủ tịch Ngụy Tân, TGĐ Lý Hữu và 2 quan chức khác đang “phối hợp để điều tra” theo yêu cầu của cơ quan chức năng; trong đó có việc 2 bất động sản xa hoa trị giá nửa tỉ USD của Cốc Lệ Bình ở Nhật là do Lý Hữu tặng.
Ngày 30/1/2015, đến lượt Mao Hiểu Phong, Giám đốc Ngân hàng Dân sinh Trung Quốc, một ủy viên ban điều hành YBC bị đưa đi “phối hợp điều tra”. Cũng theo tin của báo chí, Cốc Lệ Bình còn là đại biểu pháp nhân của 2 Cty TNHH phát triển khoa học kỹ thuật thanh niên Hồng Hạm và Cty TNHH phát triển văn hóa Hồng Hạm Bắc Kinh.
Từ 2003, Cốc Lệ Bình góp vốn và tham gia kinh doanh tại nhiều công ty của thanh niên, đầu tư vào các lĩnh vực mạng internet, giáo dục, văn hóa, quảng cáo, rất thuận lợi trong việc chiếm được quyền đại lý độc quyền hoặc phát triển mở rộng.
Các xí nghiệp như của Lâu Trung Phúc nói trên là các đối tác làm ăn của bà ta trong “nhóm làm ăn”. Ngày 19/1/2013, Cốc Lệ Bình từ bỏ mọi chức vụ ở YBC, thoát khỏi sự đeo bám của báo chí…
Tháng 12/2012, khi tin đồn Cốc Lệ Bình bị “song quy” lan truyền thì UVTW, Phó Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên Lý Xuân Thành cũng trở thành “đệ nhất Hổ” bị ngã ngựa sau Đại hội 18. Khi giữ chức ở Tứ Xuyên, Lý Xuân Thành đã nhiều lần đón tiếp Cốc Lệ Bình, báo chí cũng viết nhiều về mối quan hệ chặt chẽ giữa họ.
Một trường hợp khác bị mất chức tháng 1/2013 là Trần Vĩ, Bí thư thành ủy Tảo Trang, Sơn Đông cũng được cho là liên quan đến vụ án Cốc Lệ Bình. Trần Vĩ từng là lãnh đạo huyện Uy Hải quê của Cốc Lệ Bình, nhiều lần tổ chức tiếp đón long trọng khi Bình về quê.
Trần Vĩ từng được coi là giữ kỉ lục về quan chức thăng tiến nhanh ở Sơn Đông: khi 36 tuổi là giám đốc sở trẻ nhất, 40 tuổi là Thị trưởng (thuộc tỉnh) trẻ nhất. Cốc Lệ Bình vừa bị điều tra thì hoạn lộ của Trần Vĩ cũng chấm dứt.
Cho đến nay, vụ án Cốc Lệ Bình vẫn đang tiếp tục mở rộng. Có tin bà ta đã bị điều tra từ 3 năm trước đây sau khi có các thông tin về việc đã nhận 4 tỷ Nhân dân tệ trong giao dịch mờ ám với cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân – người bị kết án tử hình nhưng hoãn thi hành án vì tội tham nhũng vào tháng 7/2013.
Ngoài ra bà Cốc Lệ Bình cũng bị vạch mặt là kẻ rất đa dâm, đặc biệt thích những đàn ông trẻ đẹp trai. Nhuế Thành Cương, một người từng dẫn chương trình cho đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) được cho là một trong những “nạn nhân” của Cốc Lệ Bình.
Nhuế Thành Cương, năm nay 38 tuổi, đã khóc khi kể lại với các phóng viên cách mà Cốc Lệ Bình - người mà anh ta coi là người chị lớn - đã ép buộc. Hiện tại Cương đang ở trong trại giam vì bị cáo buộc làm gián điệp.
Cốc Khai Lai: Tham lam vơ vét, nhúng tay chính sự
Ngày 20/8/2012, Cốc Khai Lai (vợ của Bạc Hy Lai, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh) bị kết án tử hình hoãn thi hành về tội đầu độc giết chết thương gia người Anh Neil Heywood do tranh chấp kinh tế; còn Bạc Hy Lai ngày 22/9/2013 bị Tòa án Tế Nam tuyên phạt mức án chung thân về tội nhận hối lộ, lạm dụng chức quyền che giấu tội cố ý giết người của vợ và liên đới trong việc nguyên Phó thị trưởng Trùng Khánh Vương Lập Quân phản đào.
Tuy nhiên, thực tế ngay sau khi Cốc Khai Lai giết hại Neil Heywood, sự nghiệp chính trị của Bạc Hy Lai đã bắt đầu “đếm ngược”. Nhìn vào cáo trạng của cặp vợ chồng này có thể thấy vai trò nổi bật của Cốc Khai Lai trong cuộc đời và sự nghiệp của Bạc Hy Lai: Tham lam nhận hối lộ, nhúng tay can dự chính trường.
Trong cáo trạng dài 50 ngàn chữ của Bạc Hy Lai, tên của Cốc Khai Lai xuất hiện 282 lần. Tòa án kết luận, từ 1999 đến 2012, Bạc Hy Lai biết rõ vợ và con trai Bạc Qua Qua nhận hối lộ của Từ Minh hơn 19,33 triệu Nhân dân tệ (NDT), đổi lại việc ông ta lợi dụng chức vụ để giúp Tập đoàn Thực Đức mưu lợi.
Suốt hơn 10 năm trời, Từ Minh trở thành “kho tiền” của Bạc gia. Theo Cốc Khai Lai khai, ban đầu thấy Từ Minh thật thà, đáng tin nên kết giao; nhưng xét về thủ đoạn tham nhũng thì Cốc Khai Lai không hề đơn giản. Theo lời khai của Từ Minh, Cốc Khai Lai muốn mua biệt thự ở Pháp bèn thẳng thừng ngỏ ý muốn Từ Minh chi toàn bộ tiền.
Thế là năm 2000, Cốc Khai Lai và người bạn Pháp Patrick Henri Devillers thành lập 1 Cty địa ốc để đến ngày 7/11, Từ Minh chuyển vào tài khoản công ty 3,23 triệu USD; đến ngày 9/7/2001, Cốc Khai Lai ủy quyền cho Patrick Henri Devillers dùng số tiền này mua biệt thự Villa fontaine Saint-Georges diện tích 3.950m2.
Trong suốt nhiều năm, mọi chi phí vé máy bay, ăn ở, đi lại của Cốc Khai Lai và con trai cùng người giúp việc ra nước ngoài du lịch, thăm thú cũng đều do Từ Minh chi trả. Đương nhiên, Từ Minh cũng nhận lại từ Bạc Hy Lai những hồi báo tương xứng.
Khi Từ Minh ngỏ ý muốn mua đội bóng đá Vạn Đạt, Cốc Khai Lai nói với Bạc Hy Lai để ông ta ủng hộ. Cuối cùng, Bạc Hy Lai - khi đó là lãnh đạo tỉnh - tuyên bố giao đội bóng cho Tập đoàn Thực Đức của Từ Minh, đích thân họp báo công bố đổi tên đội bóng.
Khi Từ Minh muốn du nhập hạng mục du lịch bằng khí cầu, Cốc Khai Lai cũng nói chồng tác động để thành phố cho phép Từ Minh chọn địa điểm, làm thủ tục thuê nhưng không trả tiền khu đất để kinh doanh.
Không chỉ lợi dụng ảnh hưởng của chồng để vơ vét, Cốc Khai Lai còn nhúng tay can dự việc sắp xếp nhân sự. Sau khi Vương Lập Quân từ Giám đốc Sở CA lên làm Phó Thị trưởng, tỏ ý không hài lòng, muốn vào Ban thường vụ Thành ủy Trùng Khánh, Cốc Khai Lai đã nói với chồng “xem xét”, nhưng Bạc Hy Lai không chịu.
Trong việc bổ nhiệm Phó giám đốc Sở CA Quách Duy Quốc, Cốc Khai Lai đã gặp riêng “có ý kiến” với người phụ trách Ban tổ chức thành ủy. Sau khi việc thành, Quách Duy Quốc bày tỏ “rất biết ơn” bà ta. Chính Quách Duy Quốc về sau đã ra sức che đậy vụ việc Cốc Khai Lai giết hại Neil Heywood. Tuy nhiên, rốt cục tất cả bọn họ đều phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Liệu Trung Quốc có lộ trình tiệt trừ tham nhũng?

(Kiến Thức) - Trong hai năm qua, chính trường Trung Quốc bị chấn động bởi chiến dịch chống tham nhũng và người ta đặt câu hỏi về động cơ thực sự của chiến dịch này.

Liệu Trung Quốc có lộ trình tiệt trừ tham nhũng?
Hơn 100.000 quan chức tham nhũng đã bị bắt và công chúng bị chóng mặt trước tốc độ bắt “hổ lớn” trong hai năm qua. Hiện thời, một câu nói cửa miệng của cư dân mạng là “Đã hai tuần rồi mà chưa thấy một vị cấp bộ trưởng nào bị bắt nhỉ”.
Lieu Trung Quoc co lo trinh tiet tru tham nhung?
Hơn 100.000 quan chức tham nhũng đã bị bắt và công chúng bị chóng mặt trước tốc độ bắt “hổ lớn” trong hai năm qua. 
Chính quyền Trung Quốc đã cho thấy quyết tâm chống tham nhũng, với quy mô và kết quả chưa từng có.

Mỹ "vô cùng quan ngại" nạn tham nhũng ở Ukraine

Phó Tổng thống Mỹ "vô cùng quan ngại" trước nạn tham nhũng ở Ukraine và băn khoăn trước các gói viện trợ của họ đổ vào Ukraine.

Mỹ "vô cùng quan ngại" nạn tham nhũng ở Ukraine
Theo Sputnik, ông Biden cảnh báo Tổng thống Petro Poroshenko và Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk, nếu tình trạng tham nhũng ở Ukraine, Mỹ sẽ không viện trợ cho họ nữa.
My
Mỹ cảnh báo Tổng thống Petro Poroshenko về tình trạng tham nhũng ở Ukraine. (ảnh: AP) 

Điểm danh 10 “bố già” khét tiếng nhất mọi thời đại

(Kiến Thức) - Al Capone, Pablo Escobar hay Dawood Ibramhim,... là những "bố già" khét tiếng nhất mọi thời đại.

Điểm danh 10 “bố già” khét tiếng nhất mọi thời đại

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.