Chuyện "lạ" về tác giả tuyệt tác văn học cổ nhất của người Việt

Chuyện "lạ" về tác giả tuyệt tác văn học cổ nhất của người Việt

Bài phú “Bạch vân chiếu xuân hải” (Mây trắng rọi biển xuân) được sáng tác ở thế kỷ thứ VIII, được xem là tác phẩm văn học cổ nhất của tác giả Việt Nam. Tác phẩm được nhiều học giả đánh giá là tuyệt tác, áng văn bất hủ.

Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, bài phú “Bạch vân chiếu xuân hải” (Mây trắng rọi biển xuân) của  Khương Công Phụ sáng tác ở thế kỷ thứ VIII, được xem là tác phẩm văn học cổ nhất của tác giả Việt Nam. Tác phẩm được nhiều học giả đánh giá là tuyệt tác, áng văn bất hủ.
Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, bài phú “Bạch vân chiếu xuân hải” (Mây trắng rọi biển xuân) của Khương Công Phụ sáng tác ở thế kỷ thứ VIII, được xem là tác phẩm văn học cổ nhất của tác giả Việt Nam. Tác phẩm được nhiều học giả đánh giá là tuyệt tác, áng văn bất hủ.
Sinh thời, Khương Công Phụ sáng tác rất nhiều. Rất tiếc đến nay, các tác phẩm của ông đã thất lạc hết, chỉ còn 2 bài thơ được lưu trong trong Toàn Đường văn, quyển 446, gồm: "Bạch vân chiếu xuân hải" và "Đối cực ngôn trữ gián sách". Trong đó, bài phú “Bạch vân chiếu xuân hải” có tổng cộng 323 chữ.
Sinh thời, Khương Công Phụ sáng tác rất nhiều. Rất tiếc đến nay, các tác phẩm của ông đã thất lạc hết, chỉ còn 2 bài thơ được lưu trong trong Toàn Đường văn, quyển 446, gồm: "Bạch vân chiếu xuân hải" và "Đối cực ngôn trữ gián sách". Trong đó, bài phú “Bạch vân chiếu xuân hải” có tổng cộng 323 chữ.
Khương Công Phụ (731-805) tự là Đức Văn, người làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra, lớn lên trong thời Bắc thuộc, Khương Công Phụ sang kinh đô Trường An của nhà Đường (Trung Quốc) tham gia thi tuyển chọn tiến sĩ và đỗ đầu (trạng nguyên). Sau khi đỗ đạt, ông tham gia làm quan dưới thời Đường. Ngày nay, quê ông vẫn còn đền thờ.
Khương Công Phụ (731-805) tự là Đức Văn, người làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra, lớn lên trong thời Bắc thuộc, Khương Công Phụ sang kinh đô Trường An của nhà Đường (Trung Quốc) tham gia thi tuyển chọn tiến sĩ và đỗ đầu (trạng nguyên). Sau khi đỗ đạt, ông tham gia làm quan dưới thời Đường. Ngày nay, quê ông vẫn còn đền thờ.
Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, dưới triều vua Đường Đức Tông (780-803), Khương Công Phụ sang Trường An dự thi và đỗ đầu, được xếp hàng đầu trong danh sách 8 sĩ tử của 8 quận đất Giao Châu về dự thi. Đặc biệt, trong kỳ thi này, em trai của ông là Khương Công Phục cũng đỗ tiến sĩ.
Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, dưới triều vua Đường Đức Tông (780-803), Khương Công Phụ sang Trường An dự thi và đỗ đầu, được xếp hàng đầu trong danh sách 8 sĩ tử của 8 quận đất Giao Châu về dự thi. Đặc biệt, trong kỳ thi này, em trai của ông là Khương Công Phục cũng đỗ tiến sĩ.
Khương Công Phụ vốn tính cương trực, thẳng thắn, không sợ kẻ cường quyền. Đến vua Đường làm sai, ông cũng mạnh dạn góp ý, can ngăn. Trong khi đó, các quan đại thần là người Hán trong triều nhà Đường không dám làm điều này.
Khương Công Phụ vốn tính cương trực, thẳng thắn, không sợ kẻ cường quyền. Đến vua Đường làm sai, ông cũng mạnh dạn góp ý, can ngăn. Trong khi đó, các quan đại thần là người Hán trong triều nhà Đường không dám làm điều này.
Theo các tài liệu lịch sử, Khương Công Phụ sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở Thanh Hóa. Lúc còn nhỏ, bố ông là Khương Công Dĩnh, thấy con sáng dạ nên mừng lắm. Ông tìm người giỏi chữ, cùng mở cửa hàng thuốc bắc gần nhà gửi con theo học. Khương Công Phụ tiến bộ rất nhanh, khiến thầy giáo phải ngạc nhiên, khen ngợi. Cậu thuộc sách Tứ thư, Ngũ kinh và thấu hiểu nghĩa lý trong Kinh thư, Kinh lễ... Trước khi được tới kinh đô Tràng An của nhà Đường dự thi, Khương Công Phụ phải trải qua rất nhiều kỳ thi sát hạch. Dù về kinh sử hay thơ phú, ông đều làm xuất sắc.
Theo các tài liệu lịch sử, Khương Công Phụ sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở Thanh Hóa. Lúc còn nhỏ, bố ông là Khương Công Dĩnh, thấy con sáng dạ nên mừng lắm. Ông tìm người giỏi chữ, cùng mở cửa hàng thuốc bắc gần nhà gửi con theo học. Khương Công Phụ tiến bộ rất nhanh, khiến thầy giáo phải ngạc nhiên, khen ngợi. Cậu thuộc sách Tứ thư, Ngũ kinh và thấu hiểu nghĩa lý trong Kinh thư, Kinh lễ... Trước khi được tới kinh đô Tràng An của nhà Đường dự thi, Khương Công Phụ phải trải qua rất nhiều kỳ thi sát hạch. Dù về kinh sử hay thơ phú, ông đều làm xuất sắc.
Sau khi đỗ trạng nguyên, Khương Công Phụ được vua Đường phong chức Hiệu thư lang (chức quan văn). Sau đó, ông được thăng làm Gián nghị đại phu, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự, những chức quan chuyên can gián nhà vua. Vua Đường Đức Tông còn cất nhắc ông làm tể tướng, đích thân chế tặng ông bài thơ ca ngợi: Ở ngôi tể tướng / Hiến kế bày mưu / Trong yên dân chúng / Ngoài vỗ bốn phương / Điều hòa âm dương cho năm tháng vẹn toàn / Đổi thay hoá dục cho Thánh đề thịnh trị / Như dao sắc được mài giúp vua làm đúng / Như mây mưa khi hạn cứu dân có lòng.
Sau khi đỗ trạng nguyên, Khương Công Phụ được vua Đường phong chức Hiệu thư lang (chức quan văn). Sau đó, ông được thăng làm Gián nghị đại phu, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự, những chức quan chuyên can gián nhà vua. Vua Đường Đức Tông còn cất nhắc ông làm tể tướng, đích thân chế tặng ông bài thơ ca ngợi: Ở ngôi tể tướng / Hiến kế bày mưu / Trong yên dân chúng / Ngoài vỗ bốn phương / Điều hòa âm dương cho năm tháng vẹn toàn / Đổi thay hoá dục cho Thánh đề thịnh trị / Như dao sắc được mài giúp vua làm đúng / Như mây mưa khi hạn cứu dân có lòng.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.