Vẻ đẹp trường tồn của tượng Phật bằng gỗ cổ nhất Việt Nam

Vẻ đẹp trường tồn của tượng Phật bằng gỗ cổ nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Bảo vật quốc gia - tượng Phật Sa Đéc là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng Phật bằng gỗ trong văn hóa Óc Eo ở vùng Nam bộ thời cổ đại.

Được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh,  tượng Phật Sa Đéc là tên gọi của bức tượng phật gỗ cổ bậc nhất từng được phát hiện ở Việt Nam.
Được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, tượng Phật Sa Đéc là tên gọi của bức tượng phật gỗ cổ bậc nhất từng được phát hiện ở Việt Nam.
Tượng thuộc nền văn hóa Óc Eo, niên đại thế kỷ 4, được tìm thấy tại một di chỉ khảo cổ ở Sa Đéc, Đồng Tháp. Tượng được làm từ một thân cây gỗ sao nguyên khối, chiều cao 2,68 mét, đường kính bệ 55 cm, trọng lượng 100 kg.
Tượng thuộc nền văn hóa Óc Eo, niên đại thế kỷ 4, được tìm thấy tại một di chỉ khảo cổ ở Sa Đéc, Đồng Tháp. Tượng được làm từ một thân cây gỗ sao nguyên khối, chiều cao 2,68 mét, đường kính bệ 55 cm, trọng lượng 100 kg.
Hình ảnh Đức Phật trong bức tượng hai thiên niên kỷ được thể hiện với dáng đứng thẳng trên tòa sen có hai tầng, dáng thanh mảnh, cổ cao, vai ngang.
Hình ảnh Đức Phật trong bức tượng hai thiên niên kỷ được thể hiện với dáng đứng thẳng trên tòa sen có hai tầng, dáng thanh mảnh, cổ cao, vai ngang.
Hai tay tượng đã mất, nhưng theo kiểu mẫu các tượng Phật Óc Eo từng được tìm thấy, có lẽ tượng nguyên bản có hai tay đưa ra phía trước.
Hai tay tượng đã mất, nhưng theo kiểu mẫu các tượng Phật Óc Eo từng được tìm thấy, có lẽ tượng nguyên bản có hai tay đưa ra phía trước.
Đỉnh đầu tượng còn dấu vết Nhục khấu (Ushnisha, khối nổi trên đỉnh đầu, được coi là một quý tướng của Phật, biểu tượng của người đã giác ngộ), tóc xoắn ốc.
Đỉnh đầu tượng còn dấu vết Nhục khấu (Ushnisha, khối nổi trên đỉnh đầu, được coi là một quý tướng của Phật, biểu tượng của người đã giác ngộ), tóc xoắn ốc.
Tồn tại từ thế kỷ 1 - 7 sau Công nguyên, văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa lớn ở vùng hạ lưu sông Mekong thời cổ đại. Trong hệ thống di vật của nền văn hóa này, những bức tượng Phật bằng gỗ được đánh giá là hiện vật đặc biệt quan trọng của ngành khảo cổ Việt.
Tồn tại từ thế kỷ 1 - 7 sau Công nguyên, văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa lớn ở vùng hạ lưu sông Mekong thời cổ đại. Trong hệ thống di vật của nền văn hóa này, những bức tượng Phật bằng gỗ được đánh giá là hiện vật đặc biệt quan trọng của ngành khảo cổ Việt.
Những bức tượng Phật bằng gỗ của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện có niên đại vào khoảng thế kỷ 3 - 6, được coi là những tượng Phật gỗ cổ nhất không chỉ của Việt Nam mà của cả Đông Nam Á.
Những bức tượng Phật bằng gỗ của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện có niên đại vào khoảng thế kỷ 3 - 6, được coi là những tượng Phật gỗ cổ nhất không chỉ của Việt Nam mà của cả Đông Nam Á.
Trong các tượng Phật gỗ Óc Eo từng được phát hiện, tượng Phật Sa Đéc không phải bức tượng nguyên vẹn nhất, nhưng có kích thước đồ sộ nhất. Theo hồ sơ của Cục Di sản văn hóa, đây là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng Phật bằng gỗ trong văn hóa Óc Eo ở vùng Nam Bộ. Vào năm 2013, tượng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Trong các tượng Phật gỗ Óc Eo từng được phát hiện, tượng Phật Sa Đéc không phải bức tượng nguyên vẹn nhất, nhưng có kích thước đồ sộ nhất. Theo hồ sơ của Cục Di sản văn hóa, đây là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng Phật bằng gỗ trong văn hóa Óc Eo ở vùng Nam Bộ. Vào năm 2013, tượng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

GALLERY MỚI NHẤT