Chuyên gia bóc sự thật về máy bay, tàu ngầm “made in VN“

(Kiến Thức) - "Đây không phải là phát minh, mà chỉ là những cải tiến từ các máy móc của nước ngoài; bắt chước người ta nhưng chất lượng kém hơn…".

Chuyên gia bóc sự thật về máy bay, tàu ngầm “made in VN“
Câu chuyện tàu ngầm mini tại TP HCM của ông Phan Bội Trân không được sử dụng tại Việt Nam nhưng lại được một công ty kinh doanh du lịch tại Malaysia đặt hàng, cũng như chuyện chiếc máy bay VAM do ông Vimar Nguyễn và Hội Cơ học Việt Nam chế tạo cách đây gần 8 năm nằm bẹp trong nhà kho, vừa được một đối tác ở Campuchia quan tâm, đã khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Tại sao tàu ngầm, máy bay và các máy móc khác do người Việt Nam sáng chế lại không được cấp giấy phép, không nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong nước nhưng lại được người nước ngoài đặt mua và chuẩn bị xuất khẩu? Vậy rào cản chính ở đây là gì nếu như không phải các cơ quan chức năng không quan tâm?
Tàu ngầm mini của ông Phan Bội Trân.
 Tàu ngầm mini của ông Phan Bội Trân.
Để làm rõ vấn đề này, Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với TS vật lý Nguyễn Văn Khải và Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội.
- Tàu ngầm, máy bay do người Việt Nam sáng chế lại không được cấp giấy phép, không nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong nước nhưng lại được người nước ngoài đặt mua và chuẩn bị xuất khẩu. Ông nhìn nhận sao về vấn đề này?
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.
 Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vĩnh Phú: Trên thực tế, qua việc này cho thấy, xã hội chúng ta chưa chú ý đến người tài, không trân trọng những sáng tạo, sáng kiến của người dân. Đáng lẽ khi cá nhân nào đó sáng kiến ra một sản phẩm nào đó như ông Trân chế tạo thành công tàu ngầm mini có thể áp dụng vào thực tế, ông Vimar Nguyễn chế tạo thành công máy bay và còn nhiều cá nhân nữa thì Bộ Khoa học công nghệ và Sở Khoa học công nghệ các tỉnh phải lắng nghe, tìm hiểu, thể hiện sự trân trọng và tìm cách tháo gỡ những rào cản về thủ tục hành chính. Nếu các sản phẩm mà áp dụng được vào cuộc sống thực tế thì nên quan tâm. Ví như chuyện ông Lũy di chuyển bao nhiêu ngôi nhà, chùa chiền nhưng cũng không mấy ai để ý đến. Chúng ta đang làm thui chột những sáng kiến đi lên phát triển KHCN khi thờ ơ với những người tài và sáng kiến của họ. 
Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải.
 Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải.
TS vật lý Nguyễn Văn Khải: Nước ngoài họ đã mua thật chưa, mua như thế nào đã có ai thẩm tra không? Thực tế họ vẫn chưa có hành động gì là thực tế hóa việc mua bán đó. Chúng ta hoan nghênh người dân sáng tạo, cải tiến KHCN nhưng thực tế tất cả những sản phẩm mà người dân chế tạo ra kể cả tàu ngầm, máy bay hay những máy móc khác có sự sáng kiến nhưng không phải là sáng chế hay phát minh, mà đó chỉ là những cải tiến từ các máy móc của nước ngoài. Chúng ta bắt chước người ta nhưng chất lượng kém hơn nên khả năng áp dụng vào thực tế cũng thấp hơn. Còn để có sản phẩm có tầm cao do mình phát minh thì không thể có được. Suốt từ những năm 90 đến nay, tôi đã đi nhiều nơi để xem sáng kiến của người dân, nhưng không có một sản phẩm nào do người dân tự phát minh ra. Ngay cả tàu ngầm Trường Sa của ông Nguyễn Quốc Hòa ở Thái Bình có hệ thống công nghệ AIP mà nhiều nước trên thế giới không có. Ngay cả tàu ngầm Triều Tiên bán cho Việt Nam cũng không có công nghệ này. Nhưng công nghệ AIP cũng không phải do ông Hòa sáng chế, bản thân ông Hòa cũng thừa nhận công nghệ này là của nước ngoài.
- Có ý kiến cho rằng, cơ quan chức năng như Bộ KHCN, Sở KHCN thường bỏ quên những sáng kiến của người dân trong lĩnh vực KHCN, ông đánh giá thế nào về việc này?
Chuyên gia kinh tế Vũ Vĩnh Phú: Thực tế chứng minh, muốn đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải nghiên cứu khoa học. Trên thế giới, hầu như nước nào cũng có quỹ nghiên cứu phát triển KHCN nhưng ở nước ta, các cơ quan liên quan lại bắt bẻ, gây khó khăn cho những người sáng chế, sáng tạo KHKT là một sai lầm về KHCN. Hiện nay, chúng ta có đến hàng nghìn tiến sĩ khoa học công nghệ nhưng thực tế số sản phẩm sáng tạo của họ rất ít. Chưa nói đến vấn đề trong số họ có cả những tiến sĩ rởm.
Nguyên nhân chính theo tôi là xuất phát từ thể chế về KHKT rối, nhũng nhiễu và tiêu cực. Đánh giá người tài không đúng, coi nhẹ trí tuệ nhân dân lao động. Trong khi đó, nhiều đề tài khoa học được quan tâm lại không hiệu quả dẫn đến lãng phí.
TS vật lý Nguyễn Văn Khải: Tôi phản đối những ý kiến cho rằng, bộ, ngành hay các cơ quan chức năng không quan tâm đến các sáng chế của người dân. Trên thực tế chúng ta rất quan tâm đầu tư phát triển KHCN, chúng ta đã tổ chức nhiều cuộc thi về lĩnh vực KHCN tìm kiếm tài năng sáng tạo nhưng chúng ta không có sản phẩm nào cả, hoặc có nhưng chất lượng rất thấp. Cả nước rất ít đề tài về lĩnh vực khoa học sáng tạo, ngay cả tạp chí về lĩnh vực này cũng rất ít. Khi có sáng kiến nào của người dân, Bộ KHCN luôn quan tâm, tìm hiểu chứ không thờ ơ. Ví dụ khi biết lò đốt rác của ông Bùi Khắc Kiên ở Thái Bình, Bộ KHCN, Sở KHCN đã mời tôi về giúp, nhưng khi về tận nơi tôi phát hiện lò đốt rác không như ông Kiên nói.
Trân trọng cảm ơn Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải về cuộc trò chuyện này!

Thủ tướng thăm tàu ngầm lớp Kilo Hà Nội

Thủ tướng thăm tàu ngầm lớp Kilo Hà Nội
Theo nguồn tin từ Xí nghiệp đóng tàu Admiralteyskie Verfi ngày 28-3 xác nhận hai tàu ngầm đầu tiên, trong tổng số sáu tàu ngầm phi nguyên tử thuộc dự án 636 đang được đóng tại xí nghiệp này, sẽ được chuyển giao cho phía Việt Nam vào cuối năm 2013 hoặc chậm nhất là đầu năm 2014.Trong ảnh: Thủy thủ đoàn trên tàu ngầm Hà Nội đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên thăm. Ảnh: VGP
 Theo nguồn tin từ Xí nghiệp đóng tàu Admiralteyskie Verfi ngày 28-3 xác nhận hai tàu ngầm đầu tiên, trong tổng số sáu tàu ngầm phi nguyên tử thuộc dự án 636 đang được đóng tại xí nghiệp này, sẽ được chuyển giao cho phía Việt Nam vào cuối năm 2013 hoặc chậm nhất là đầu năm 2014.Trong ảnh: Thủy thủ đoàn trên tàu ngầm Hà Nội đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên thăm. Ảnh: VGP

Nguồn tin trên cho biết Xí nghiệp Admiralteyskie Verfi đã đóng xong hai tàu ngầm 636, trong đó chiếc đầu tiên dự kiến hoàn thành chạy thử vào mùa hè này và đến tháng 9 sẽ được thử nghiệm thu.Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên boong tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP
 Nguồn tin trên cho biết Xí nghiệp Admiralteyskie Verfi đã đóng xong hai tàu ngầm 636, trong đó chiếc đầu tiên dự kiến hoàn thành chạy thử vào mùa hè này và đến tháng 9 sẽ được thử nghiệm thu.Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên boong tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP

Xí nghiệp đóng tàu Admiralteyskie Verfi sẽ chuyển giao toàn bộ sáu tàu ngầm 636 cho phía Việt Nam trước năm 2018 theo hợp đồng ký năm 2009 trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buồng chỉ huy tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP
 Xí nghiệp đóng tàu Admiralteyskie Verfi sẽ chuyển giao toàn bộ sáu tàu ngầm 636 cho phía Việt Nam trước năm 2018 theo hợp đồng ký năm 2009 trong khuôn khổ chuyến thăm Nga của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buồng chỉ huy tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP

Hợp đồng còn quy định phía Nga có nghĩa vụ huấn luyện cho các sĩ quan và thủy thủ Việt Nam vận hành tàu ngầm 636, đồng thời cung cấp thiết bị kỹ thuật và phụ tùng cần thiết cho loại tàu ngầm này. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buồng chỉ huy tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP
 Hợp đồng còn quy định phía Nga có nghĩa vụ huấn luyện cho các sĩ quan và thủy thủ Việt Nam vận hành tàu ngầm 636, đồng thời cung cấp thiết bị kỹ thuật và phụ tùng cần thiết cho loại tàu ngầm này. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buồng chỉ huy tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP

Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240m và có thể lặn sâu tối đa 300m.Trong ảnh: Thủ tướng trò chuyện, căn dặn thuyền trưởng tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP
 Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240m và có thể lặn sâu tối đa 300m.Trong ảnh: Thủ tướng trò chuyện, căn dặn thuyền trưởng tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP

Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/giờ), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.Trong ảnh: Thủ tướng trong buồng ngư lôi của tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP
 Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý (khi chạy ở tốc độ 7 hải lý/giờ), thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.Trong ảnh: Thủ tướng trong buồng ngư lôi của tàu ngầm Hà Nội. Ảnh: VGP

Vũ khí của tàu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, tên lửa chống hạm Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla. Trong ảnh: Thủ tướng gặp các sỹ quan, học viên tàu ngầm đang học tập tại LB Nga. Ảnh: VGP
Vũ khí của tàu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, tên lửa chống hạm Club-S, 24 quả thủy lôi, tên lửa phòng không 9K34 Strela-3 hoặc 8 tên lửa 9K38 Igla. Trong ảnh: Thủ tướng gặp các sỹ quan, học viên tàu ngầm đang học tập tại LB Nga. Ảnh: VGP

Tàu được thiết kế với nhiệm vụ chống ngầm, chống tàu nổi và chống cả máy bay tầm thấp. Ngoài ra, tàu Kilo còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện với các sỹ quan, học viên tàu ngầm đang học tập tại LB Nga. Ảnh: VGP
Tàu được thiết kế với nhiệm vụ chống ngầm, chống tàu nổi và chống cả máy bay tầm thấp. Ngoài ra, tàu Kilo còn có động cơ chạy êm nhất thế giới thích hợp trong các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra. Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện với các sỹ quan, học viên tàu ngầm đang học tập tại LB Nga. Ảnh: VGP

Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với sỹ quan, học viên tàu ngầm đang học tập tại LB Nga. Ảnh: VGP
 Thủ tướng chụp ảnh lưu niệm với sỹ quan, học viên tàu ngầm đang học tập tại LB Nga. Ảnh: VGP

Ngắm tàu ngầm Trường Sa sau khi sơn mới

Chiều 7/4, tàu ngầm mini mang tên Trường Sa 01 của Nguyễn Quốc Hòa đã mang một “màu áo mới”. Nó được sơn màu đen tuyền thay vì màu nâu nhạt như trước kia.

Ngắm tàu ngầm Trường Sa sau khi sơn mới
Trong “chiếc áo mới” này, con tàu trông bóng lộn, bắt mắt hơn nhiều so với “bộ áo cũ”. Trên thân tàu, ông Hòa cho sơn hình quốc kỳ Việt Nam đỏ thắm, ngay bên cạnh là tên tàu “Trường Sa 01”. Ngoài ra, trên đó còn có dòng chữ: Chế tạo tại Thái Bình - Việt Nam.
Ông Hòa cho biết, toàn bộ sơn dùng cho con tàu ngầm do một hãng sơn tại thành phố Hồ Chí Minh tài trợ. “Công ty này đọc trên báo chí, biết thông tin nên đã tài trợ sơn cho tàu. Họ đã pha sẵn sơn, chúng tôi chỉ việc mang về thực hiện. Đây là loại sơn chuyên dụng đặc biệt dành cho tàu biển, đắt hàng chục lần so với sơn thông thường. Sơn này có khả năng chịu được nước mặn, chống hà bám…”.

Có hay không chuyện “hành xác” đi đăng kiểm xe tại HN?

Tình trạng quá tải tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đang khiến người dân phải đi lại nhiều lần, có người phải đến từ 5h sáng.

Có hay không chuyện “hành xác” đi đăng kiểm xe tại HN?

Đi 3 trung tâm mới đăng kiểm được

Ở các lần đăng kiểm trước, anh Nguyễn Ngọc Nam, một chủ xe ô tô con ở khu Hà Trì 2, phường Hà Cầu, quận Hà Đông chỉ mất một buổi là kiểm định xong chiếc xe nhãn hiệu Vios Toyota 5 chỗ ngồi của mình. Nhưng lần đăng kiểm vào giữa tháng 7 vừa qua, anh mất 2 ngày đi lại ở TTĐK xe cơ giới Hà Đông (mã số ký hiệu 3301S) mới xong. Nói về lý do này, anh Nam cho biết, lượng phương tiện đông, TTĐK chỉ phát số thứ tự vào một số khung giờ nhất định khiến anh phải đi lại nhiều lần.

Xe xếp hàng dài trên đường chờ được đăng kiểm tại TTĐK Giải Phóng sáng 14/7. Ảnh: T.Đảng
Xe xếp hàng dài trên đường chờ được đăng kiểm tại TTĐK Giải Phóng sáng 14/7. Ảnh: T.Đảng 
Cũng do nhiều lần đến TTĐK Hà Đông không làm được, anh Nguyễn Đình Hưng, ở phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân đã mang xe lên TTĐK xe cơ giới Ngọc Khánh (2903S) nhưng ở đây cũng đông và phải đến sớm đăng ký số thứ tự, qua vài lần đến đây không được anh tiếp tục đưa xe sang địa chỉ thứ 3 là TTĐK xe cơ giới Giải Phóng (2905V). “Mặc dù ở đây không phát số thứ tự như ở Hà Đông, Ngọc Khánh nhưng để đăng kiểm được tôi cũng phải đến đây xếp hàng từ 5 giờ sáng”, anh Hưng chia sẻ.

Thực tế hầu hết các TTĐK xe cơ giới trên địa bàn Hà Nội đang rơi vào tình trạng quá tải, nhất là các trung tâm tại khu vực nội thành như Ngọc Khánh, Giải Phóng, Hà Đông, Láng Thượng (2903V), Nguyễn Tuân (2902S)… Vào các giờ cao điểm, lượng xe đến chờ đăng kiểm tại các trung tâm này xếp hàng tràn cả ra đường. Để tránh quá tải một số trung tâm như Ngọc Khánh, Nguyễn Tuân, Hà Đông… đã phát/ghi số thứ tự cho xe đến trước sau đó đóng cổng lại. Do vậy, nhiều chủ xe có đến rất sớm nhưng nếu không nhận được số thứ tự thì cũng ra về.

Tại TTĐK Ngọc Khánh chiều ngày 14/7, 16h trung tâm đã dựng biển “hết số”, khiến hàng chục xe xếp hàng từ trưa phải về không. Với TTĐK Giải Phóng, hơn một tháng nay, lượng xe đến chờ đăng kiểm tràn ra cả đường. Sáng 14/7, lượng xe tập trung ở đây khoảng 200 xe, nhiều xe xếp hàng từ 5h sáng, thời điểm 8h30, xe xếp hàng dài ra tận nút giao thông Kim Liên, gây ách tắc cả một đoạn đường Giải Phóng. Biết trong buổi sáng trung tâm chỉ tiếp nhận được 60 đến 80 xe nhưng nhiều chủ xe đến không muốn mất vị trí, đã đứng chờ qua trưa để buổi chiều mong đến lượt.

Lượt xe đến “khám” tăng đột biến

Lý giải về việc quá tải và chủ phương tiện phải chờ đợi lâu khi đi kiểm định xe, lãnh đạo các TTĐK trên địa bàn Hà Nội cho rằng, so với cùng kỳ năm trước, hiện nay lượt xe đến kiểm định tại các trung tâm tăng 30 đến 50%. Tuy nhiên, lượng phương tiện mà các trung tâm tiếp nhận hằng ngày lại không hề có sự thay đổi.

Cụ thể, tại TTĐK Giải Phóng, số lượng xe đăng kiểm vẫn dao động ổn định từ 150 đến 180 xe/ngày; TTĐK Nguyễn Tuân 120 đến 140 xe/ngày; TTĐK Hà Đông 80 đến 100 xe/ngày… “Về số lượng xe chúng tôi tiếp nhận đăng kiểm hằng ngày vẫn duy trì ở mức ổn định, không có sự tăng giảm đột biến”, ông Nguyễn Khánh Tùng, Giám đốc TTĐK xe cơ giới Nguyễn Tuân (2902S) cho biết.

Ông Tùng lý giải thêm, nếu thời gian trước đây 90 đến 100% số xe đến đăng kiểm đạt thì nay do chính sách đổi mới, siết chặt khâu đăng kiểm của Bộ GTVT con số này chỉ 70%. “Như vậy cứ 100 xe vào đăng kiểm thì có 30 xe bị loại, phải quay vòng khám lại ở các lần sau. Đây là nguyên nhân chính làm cho số lượng xe không tăng nhưng số lượt xe vào khám lại tăng”, ông Tùng phân tích.

Thừa nhận thực tế trên, ông Phạm Quốc Bình, Giám đốc TTĐK xe cơ giới Giải Phóng (2905V) cũng giải thích, ngoài tăng thêm các hạng mục, phương thức kiểm định, hiện toàn bộ quy trình kiểm tra tại các trạm đăng kiểm đều được giám sát bằng hệ thống camera nên tiêu cực hay quan hệ xin cho được loại trừ.

Cũng theo ông Bình, ùn tắc này sẽ từng bước được giải quyết khi người dân tuân thủ tốt quy trình bảo dưỡng xe, quy định của hãng sản xuất, quá trình kiểm định sẽ nhanh, xe không bị loại. Cùng với đó, đối với các loại xe mới đăng kiểm lần đầu, trung tâm đang có ý kiến để Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất với Bộ GTVT nên bỏ qua một số thủ tục không cần thiết để dành thời gian cho các xe đã lưu thông lâu năm.

Trong tháng 6/2014, các TTĐK trên cả nước đã đăng kiểm hơn 187.400 lượt ô tô; trong đó hơn 57.340 lượt phương tiện không đạt tiêu chuẩn. Các lỗi khiến xe không đạt chủ yếu là hệ thống phanh, lái; khí xả và bánh xe… 

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới