Chuyện chưa kể về tình báo Việt Nam (3)

(Kiến Thức) - Đến năm 1948, ngành tình báo có một sự kiện đáng nhớ, đó là phát hiện thêm phương thức trinh sát kỹ thuật (TSKT).

Chuyện chưa kể về tình báo Việt Nam (3)
Ngày 20/3/1947, Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy ra quyết định thành lập Cục Tình báo. Đến năm 1948, ngành tình báo Việt Nam có một sự kiện đáng nhớ, đó là phát hiện thêm phương thức trinh sát kỹ thuật (TSKT). Sự ra đời của phương thức tình báo này được bắt đầu từ một câu chuyện mà ít người biết tới.
Bức điện “Con ngựa trắng”
Nghiên cứu lịch sử ngành tình báo quốc phòng, qua tham khảo các tài liệu cũng như trực tiếp gặp nhân chứng, chúng tôi nhận thấy rằng, những phát hiện của chiến sĩ tình báo ở thời điểm sau toàn quốc kháng chiến không lâu có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động chỉ đạo, tham mưu tác chiến và nhiều hoạt động khác của Bộ Quốc phòng. Điều này đã được kiểm chứng qua thực tế những năm đánh giặc Pháp hết sức hào hùng, vẻ vang.
Trò chuyện với chúng tôi, Đại tá Hà Mai kể: Khi hành quân lên ATK phục vụ kháng chiến, ta đã mang theo một chiếc máy STFF televise, vẫn thường gọi là đài vô tuyến điện. Đây là thiết bị phát, thu tín hiệu ta thu được từ Sở Vô tuyến điện Đông Dương của thực dân Pháp ở Bạch Mai (ngã Tư Vọng, Hà Nội). Lực lượng vận hành là 2 đồng chí Trần Văn Hoàng và Lê Huy Kỳ. Cả hai đồng chí này đều là nhân viên của Sở Vô tuyến điện Việt Nam được ta trưng dụng thu tin công khai (tin Presse) phục vụ hoạt động chỉ huy, tham mưu tác chiến từ tháng 2/1947. Xin nói thêm, thu tin Presse là việc làm hết sức vất vả, người thu tin vừa nghe, vừa ghi ra giấy rất nhanh, rất chính xác, nếu không sẽ không kịp tốc độ của phát thanh viên các đài của Pháp và quân ngụy cũng như các thông tin từ các đài khác trong khu vực.
Trực tiếp gặp Đại tá Phạm Gia Ninh, nguyên là cán bộ Phòng TSKT của Tổng cục II trong thời kỳ kháng chiến và nguyên là cán bộ Cục Chính trị làm nhiệm vụ tổng kết trước lúc nghỉ hưu, chúng tôi ghi được câu chuyện thú vị về một phát hiện bất ngờ để sau này ta quyết định thành lập TSKT.
Chuyen chua ke ve tinh bao quoc phong Viet Nam (3)
 Đại tá Phạm Gia Ninh kể về bức điện “Con ngựa trắng”.
Số là, vào năm 1948, trong quá trình thu tin trên sóng, một đồng chí thông tin liên lạc bất ngờ phát hiện tín hiệu lạ. Đồng chí này đã điều chỉnh và thu được một bức điện nguyên văn tiếng Pháp: “Nous avons capturé le cheval blanc de Mr Colonel HaKeTan”. Dịch ra tiếng Việt là: “Chúng tôi đã bắt được con ngựa trắng của ngài Đại tá Hà Kế Tấn”. Ngay lập tức, bức điện được gửi lên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các cán bộ tình báo lúc đó nhận định, đây là một bức điện quân sự. Điều này cho thấy, chúng ta đã dò được sóng quân sự của quân Pháp. Từ đây, phương thức dò sóng để phát hiện tin quân sự được thực hiện. Hết năm 1948 thì lượng tin quân sự thu được tăng lên đáng kể. Ngày 15/9/1949, Bộ Tổng tư lệnh quyết định điều bộ phận thu tin của Cục Tình báo về Phòng 2 Bộ Tổng tham mưu để thành lập Ban TSKT.
Đại tá Phạm Gia Ninh chia sẻ thêm, với việc cung cấp được nhiều thông tin quan trọng, chính xác, góp phần để quân ta đánh thắng địch ở đường số 3 và số 4, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: “Phương thức TSKT tuy còn non trẻ, nhưng tiền đồ của nó rất to lớn và vẻ vang”. Do đánh giá đúng tầm quan trọng của tin tức mà TSKT cung cấp nên Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo, xây dựng một đường dây điện thoại hữu tuyến từ Cục Tình báo đến “Tổng hành dinh” để trực tiếp nghe báo cáo của lực lượng TSKT trong các chiến dịch của Bộ chỉ huy. Cuối câu chuyện, giọng Đại tá Phạm Gia Ninh chùng xuống: Đến nay, mặc dù mất rất nhiều công điều tra, tìm kiếm, nhưng ông và đồng đội vẫn chưa xác định được danh tính người thu bức điện “con ngựa trắng”.
Tự học, tự đào tạo
Tình báo quốc phòng là ngành đặc biệt bởi tính chất nhiệm vụ với những yêu cầu khắt khe về con người, trình độ kiến thức, phẩm chất chính trị, niềm tin... Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, việc đào tạo cán bộ, chiến sĩ tình báo gặp rất nhiều khó khăn, nhưng khó khăn lớn nhất là tài liệu. Đại tá Hà Mai trầm ngâm kể, sau ngày thành lập ta có tổ chức huấn luyện vài lớp ở Hà Nội, trong đó có lớp ở Tông (Sơn Tây) là cơ bản nhất. Thầy giáo dạy là Đại tá Lâm Sơn (nguyên là sĩ quan quân đội Nhật) có cảm tình với Chính phủ Cụ Hồ được ta trưng dụng. Khi đi kháng chiến, tài liệu giảng dạy cũng chỉ có cuốn sách “Cần vụ điệp báo” của Pháp và một cuốn cùng tên của Trung Quốc do ta tự dịch. Đại tá Hà Mai được đồng chí Văn Tiến Mạnh nhờ dịch cuốn “Gestapo” của Đức. Ông nhớ lại, ở thời điểm đó, đồng chí Lê Minh, Trưởng phòng huấn luyện đã tự soạn tài liệu để huấn luyện. Tài liệu được in trên giấy không tốt, rất khó đọc và không được hệ thống, khoa học cho lắm.
Sang đến năm 1950, trước yêu cầu phát triển nhanh của cuộc kháng chiến, TBQP thành lập thêm một lực lượng mới, đó là bộ phận mã thám. Đại tá Phạm Gia Ninh kể rằng, tháng 10-1950, lớp mã thám đầu tiên được tổ chức có 28 học viên; giáo viên là đồng chí Nguyễn Hữu Can (bí danh là Trần Can) và tiến hành huấn luyện trong 5 tháng. Tài liệu là cuốn Bau douin (khai thác mã thám sơ cấp) của Pháp. Số là, trước ngày Toàn quốc kháng chiến, một cán bộ của ta vào Thư viện Hà Nội đọc sách. Thấy cuốn Bau douin hay quá đã cầm và mang lên chiến khu. Với bản tính ham nghiên cứu, đồng chí Can đã dịch ra tiếng Việt và cùng với các học viên tự mày mò để có thể dịch được những bức điện mã hóa quan trọng mà quân Pháp sử dụng. Sau chiến dịch Biên Giới, ta lại thu được nhiều tài liệu của quân Pháp và đưa vào áp dụng, phục vụ công tác chỉ huy tham mưu, tác chiến rất hiệu quả. “Phát hiện này rất quan trọng, là cơ sở để cấp trên nắm được những bí mật nằm trong ruột, trong óc của quân Pháp”, Đại tá Phạm Gia Ninh nhấn mạnh. Ông ví dụ, trong các dịch sau này: Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Thượng Lào, Tây Bắc và Điện Biên Phủ… lực lượng TSKT nói chung và đặc biệt là bộ phận mã thám đã thu được rất nhiều bức mật điện quan trọng, giúp cho Bộ chỉ huy chiến dịch có các quyết định tác chiến hiệu quả, góp phần cùng quân và dân ta giành thắng lợi vẻ vang.
Nồi cao hổ cốt và cái đài
Vì là ngành đặc biệt nên con người hoạt động trong ngành tình báo cũng cần tuyển chọn khắt khe. Trong thời kỳ kháng chiến, chúng ta đã huy động được nhiều người giỏi vào hoạt động này. Với truyền thống yêu nước và được giác ngộ cách mạng, họ đã đem hết khả năng để phục vụ kháng chiến toàn thắng. Đại tá Hà Mai chia sẻ, khi mang phương tiện đi phục vụ kháng chiến, do thiếu linh kiện nên việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc là hết sức khó khăn. Thế nhưng, các cán bộ tình báo đã khắc phục điều này một cách rất sáng tạo.
Đại tá Hà Mai kể: Đồng chí Nguyễn Hoàng rất giỏi, tự mày mò, làm ra thiết bị có thể bắt được sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam lúc bấy giờ. Nghe tin ấy ai cũng muốn tới xem và nghe. Nhưng với ông, đó là một lần không may mắn và cũng là một kỷ niệm đẹp thời kháng chiến.
Chuyện là, thời điểm đó, ông Hà Mai đang huấn luyện một học viên tình báo trong rừng. Theo quy định, thầy kèm trò, nhưng không được về cơ quan ăn cơm. Đến giờ ăn sẽ có anh nuôi mang khẩu phần ăn vào rừng và đặt ở chỗ quy định. Trong một lần mang cơm lên chỗ huấn luyện, anh nuôi của cơ quan vô tình gặp hổ. Con hổ dữ đuổi theo khiến đồng chí anh nuôi bỏ cơm chạy và trèo lên cây. Thấy con hổ gầm gừ cố tình trèo lên theo để tấn công, đồng chí anh nuôi đã nổ súng tiêu diệt. Thịt con hổ, cán bộ, chiến sĩ tình báo lấy da, xương mang về nấu cao, nhằm bồi dưỡng sức khỏe cho cán bộ, nhân viên. Nồi cao được đun ở cạnh lán ở của đồng chí Trần Hiệu, Cục trưởng Cục Tình báo lúc bấy giờ. Lúc ấy, tin đồng chí Nguyễn Hoàng làm ra được thiết bị thu được sóng Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam để ở phòng đồng chí Trần Hiệu lan nhanh hơn điện ở núi rừng ATK, khiến ai cũng muốn tới để thực mục sở thị. Khi được tin, vào buổi tối, ông Hà Mai để học viên ở lại nơi huấn luyện, "đột nhập" vào nhà đồng chí Trần Hiệu xem thiết bị đó thế nào. Không may, khi về đến nơi ông bị vấp vào một cái cây dài. Cái cây vô tình quật vào nồi cao. Thế là bao nhiêu công sức nấu cao của đồng đội đi tong.
Sau lần đó, ông Hà Mai hứa với các đồng đội, khi nào chiến thắng, về Hà Nội sẽ đền gấp hai lần giá trị nồi cao thì chuyện mới yên. Tuy nhiên, đến tận hôm nay, ông vẫn chưa thực hiện được lời hứa ấy với đồng đội.

Tổng cục 2 thành lập đơn vị mới

Sáng 21/5, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã đến dự lễ công bố quyết định thành lập đơn vị mới thuộc Tổng cục 2.

Tổng cục 2 thành lập đơn vị mới
Sáng 21/5, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến dự lễ công bố quyết định thành lập đơn vị mới thuộc Tổng cục 2.
Cùng dự có Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và đại diện các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng.

Tổng cục Tình báo Quốc phòng đón nhận Huân chương Chiến công

Tổng cục II (Tổng cục Tình báo Quốc phòng) đã tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vào chiều ngày 29/7. 

Tổng cục Tình báo Quốc phòng đón nhận Huân chương Chiến công
Chiều 29/7, Tổng cục II đã tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì “đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đặc biệt, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại buổi lễ, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Trung tướng Phan Văn Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã gắn Huân chương Chiến công lên Quân kỳ Quyết thắng, trao Bằng khen cho Tổng cục II và nhiều tập thể, cá nhân trực thuộc Tổng cục.

Bí ẩn chiến dịch di tản của người Mỹ khỏi Sài Gòn (7)

(Kiến Thức) - Trong hai ngày 29-30/4/1975, Quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch cuối cùng ở Việt Nam - di tản hàng nghìn người khỏi Sài Gòn.

Bí ẩn chiến dịch di tản của người Mỹ khỏi Sài Gòn (7)
Kỳ 7: “Chiến dịch Gió Lớn”

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.