Bí ẩn chiến dịch di tản của người Mỹ khỏi Sài Gòn (7)

(Kiến Thức) - Trong hai ngày 29-30/4/1975, Quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch cuối cùng ở Việt Nam - di tản hàng nghìn người khỏi Sài Gòn.

Bí ẩn chiến dịch di tản của người Mỹ khỏi Sài Gòn (7)
Kỳ 7: “Chiến dịch Gió Lớn”
Trước tình hình quân Giải phóng liên tục tấn công Sài Gòn, Tổng thống Mỹ Gerald Forrd hạ lệnh cho Bộ quốc phòng Hoa Kỳ phải xây dựng kế hoạch “rút dần trong trật tự” những quan chức Việt Nam Cộng hòa và thân quyến của họ. Cuộc rút chạy vội vã đã trở thành bi kịch như một “hố đen” trong lịch sử nước Mỹ.
Bi an chien dich di tan cua nguoi My khoi Sai Gon (7)
 Cảnh hỗn loạn trong những giờ cuối cùng trước sứ quán Mỹ. 
Bi an chien dich di tan cua nguoi My khoi Sai Gon (7)-Hinh-2
 Người di tản trước cửa sứ quán Mỹ, những ngày cuối tháng 4/1975.
Từ ngày 17/4, Tổng thống Mỹ Gerald Forrd hạ lệnh lần lượt sơ tán khoảng 200.000 người, bao gồm: Các quan chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa và gia quyến; “tay chân”, “vợ hờ” của các quan chức quân sự, dân sự Mỹ và những đứa trẻ có huyết thống Mỹ. Tốp đầu tiên có thể được di tản bằng máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất. Tính đến trước ngày 28/4, máy bay Hoa Kỳ đã di tản được 50.493 người Mỹ và người tị nạn miền Nam Việt Nam (trong đó có 2.678 trẻ mồ côi Việt Nam trong Chiến dịch Babylift) được di tản từ Tân Sơn Nhất. Các phi công Mỹ đã bay tổng cộng 1.054 giờ và 682 chuyến bay trong suốt các đợt di tản.
Khi cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger và phó cố vấn an ninh quốc gia Brent Scowcroft đã cắt ngang một cuộc họp tại Nhà Trắng và đưa cho Tổng thống Ford một bức điện, trên đó có viết: “Sân bay Tân Sơn Nhất đã bị Việt Công pháo kích, khiến 2 lính thủy đánh bộ Mỹ tử vong”. Bức điện nhấn mạnh, Sài Gòn có thể thất thủ trong một sớm một chiều, phi trường duy nhất của Mỹ tại Việt Nam đã không còn an toàn cho các cuộc không vận. Washington lệnh tiến hành chiến dịch mang mật danh “Operation Frequent Wind” (Chiến dịch Gió Lớn) được tiến hành vào ngày 28/4/1975.
Bi an chien dich di tan cua nguoi My khoi Sai Gon (7)-Hinh-3
 Tàu sân bay Midway với các máy bay CH-53 của KQ Mỹ làm nhiệm vụ trong chiến dịch di tản Frequent Wind, ảnh chụp ngày 24/4/1975.
Chiến dịch này sử dụng máy bay trực thăng của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ từ các tàu chiến ngoài khơi bờ biển Việt Nam, sơ tán những công dân Hoa Kỳ cuối cùng rời mảnh đất đau thương đối với người Mỹ. Cụ thể, Mỹ huy động 50 chiếc tàu thuyền, trong đó có tàu đổ bộ chỉ huy LCC-19 USS “Blue Ridge”, tàu sân bay CV-19 USS Hancock, CV-41 USS Midway và tàu khu trục FF-1087 USS Kirk… để thực hiện chiến dịch “Operation Frequent Wind”. Ngoài ra, kế hoạch này còn bao hàm một số hoạt động khác.
30 phút sau khi Tổng thống Ford nhận được bức điện, Đài phát thanh Sài Gòn đột nhiên phát chương trình âm nhạc “Giáng sinh trắng” (White Christmas). Đây chính là mật hiệu quy ước cho tất cả công dân Hoa Kỳ và quan chức Việt Nam Cộng hòa còn lưu lại Sài Gòn nhanh chóng đến các khu vực tập kết quy định trước để di tản chuyến cuối cùng.
Cuộc di tản bắt đầu lúc 11 giờ 51 phút, nhưng không ai biết là giờ Washington hay giờ Sài Gòn. Hậu quả là đến trưa, không một máy bay lên thẳng quân sự nào bay đi Sài Gòn. Martin gọi trực tiếp cho Gayler đề nghị giải thích. Mười lăm phút sau, lính thủy của lực lượng can thiệp được lệnh bay. Đến 12 giờ 30 phút, một phi đoàn gồm 36 máy bay lên thẳng đầu tiên rời cầu tàu USS Hancock, có nhiều trực thăng AH-1 Cobra vũ trang hộ vệ. Một phút sau, những máy bay tiêm kích phản lực Phantom từ các căn cứ ở Thái Lan bay tới bầu trời Việt Nam yểm hộ thêm. Một giờ rưỡi trôi qua kể từ lúc tổng thống bật đèn xanh cho chiến dịch "Gió lớn", sợ phản ứng của quân đội Bắc Việt nên Lầu Năm Góc ra lệnh cho tàu bè đậu cách bờ biển hơn 12 hải lý, bên trong là hải quân VNCH.
Bi an chien dich di tan cua nguoi My khoi Sai Gon (7)-Hinh-4
 Người Mỹ di tản lên trực thăng trong DAO.
Bi an chien dich di tan cua nguoi My khoi Sai Gon (7)-Hinh-5
Lên trực thăng từ một bãi đáp là nóc nhà. 
Ở sứ quán Sài Gòn, phần lớn mọi người không biết chiến dịch "Gió lớn" đã bắt đầu và gặp một số khó khăn. Bên ngoài ven tường sứ quán, lính thủy đứng gác. Biết bao nhiêu cánh tay bám vào cửa ra vào. Hàng trăm người Việt Nam, trong đó có nhiều người giơ những mảnh giấy trắng lên vẫy, chắc là giấy thông hành, - van nài xin vào sứ quán. Bên trong, nhiều đồng bào họ, may mắn hơn - phần lớn là bồi bếp - đến sứ quán từ sáng sớm với ông chủ làm việc ở đấy. Ngoài sân chơi, gần một nghìn người Việt Nam đứng hết sức lộn xộn. Một số người đã lặng lẽ nậy cửa gian hàng tạp phẩm.
Đại sứ quán Mỹ trở nên hỗn loạn, toàn bộ nhân viên được huy động, bao gồm cả lái xe, đầu bếp… để đóng gói tài liệu, vật tư; lính thủy đánh bộ Mỹ đã rải trong sứ quán một “Cây nhiệt đới” lớn để giúp máy bay trực thăng hạ cánh thuận tiện, đồng thời đứng trấn trên các bờ tường căng hàng rào thép gai để ngăn người Việt Nam trèo qua hàng rào 4m vào Đại sứ quán. Phía bên ngoài hàng vạn người tập trung trước Đại sứ quán hy vọng có thể kiếm được cơ hội lên máy bay ra nước ngoài.
Bi an chien dich di tan cua nguoi My khoi Sai Gon (7)-Hinh-6
Trực thăng di tản của KQ VNCH bay ra tàu sân bay Midway. 
Tình hình di tản càng căng thẳng hơn khi một nhân viên tình báo nắm được thông tin, đúng 18 giờ, giờ Sài Gòn, quân Bắc Việt Nam sẽ nã khoảng 20.000 phát đại bác 130 ly vào dinh tổng thống, giữa Sài Gòn. 20.000 trái đạn 130 ly, điều đó có nghĩa là không những dinh tổng thống tan ra như tro bụi mà cả sứ quán Mỹ, sứ quán Pháp ở gần đấy nữa.
Máy bay đậu ở ba nơi: Sân ném bóng, sân quần vợt và sân trước nhà phụ. Dòng người di tản nhanh chóng xếp hàng dọc mỗi sân. 17 giờ 30 phút, tướng Smith báo cho hạm đội di tản biết còn khoảng 1.300 người nữa, trong đó có đơn vị an ninh hải quân gồm 840 người. Chập tối, trời đổi gió. Buổi chiều, trời nóng bức thế mà bây giờ, gió thổi ào ào.
23 giờ 30 phút, đại tá Gray và một nhóm lính thủy phá hủy sở chỉ huy phái bộ quân sự. Nhóm phá hoại đặt nhiều mìn mạnh chung quanh hệ thống. Một lính thủy kể lại: Vừa có lệnh, một tiếng nổ rung trời, ánh sáng bùng lên, không khí nóng ran, mọi cái tan tành! Mấy phút sau, đại tá Gray và lính thủy đặt bom nổ chậm và bom cháy vào các hầm nhà rồi chạy lên máy bay. Máy bay vừa cất cánh thì lửa đã bao phủ các ngôi nhà. Sức nóng rất cao, đến nỗi mái nhà vững như thép của đồn lũy chỉ huy Hoa Kỳ ở Việt Nam sụp đổ như tấm sắt tây.
Bi an chien dich di tan cua nguoi My khoi Sai Gon (7)-Hinh-7
 Không còn chỗ hạ cánh xuống tàu Midway, một phi công bỏ máy bay nhảy xuống biển.
Bi an chien dich di tan cua nguoi My khoi Sai Gon (7)-Hinh-8
 Nguyễn Cao Kỳ trên tàu Midway.
Ở Nhà Trắng, Kissinger báo cáo với tổng thống Ford: “Phái bộ quân sự đã hoàn thành việc di tản. Hơn 4.500 người đi bằng máy bay lên thẳng trong đó có 450 người Mỹ. Theo một báo cáo của hải quân vừa gửi về, một máy bay CH-53 rơi xuống biển, bên cạnh đằng lái một con tàu. Không có người tị nạn trên đó nhưng phi công và người phụ lái đều mất tích. Có thể họ đã chết. Cầu hàng không hoạt động gần 6 giờ, thời tiết quá xấu, chẳng thấy rõ mấy, lại thấm mệt nên viên phi công đã tính sai khoảng cách từ máy bay đến chỗ đỗ. Trước 12 giờ đêm, Kissinger gặp các nhà báo ở bộ ngoại giao và thông báo, cuộc di tản tiến hành tốt, tất cả người Mỹ đều đã rời Sài Gòn. Kissinger trở lại phòng tác chiến ở Nhà Trắng thì đã 0 giờ 45 phút, giờ Sài Gòn”.
3 giờ 45 phút, kết thúc cuộc di tản, Martin đi ra sân sứ quán, nhìn nhanh đám đông, ra hiệu cho đại tá Madison: "Những người Việt Nam còn lại sẽ đi bằng máy bay CH-53. Ai còn chờ trong sứ quán thì ra sân đợi. Cầu hàng không trên mái nhà dành riêng cho người Mỹ”.
Nhận được tin chiến dịch kết thúc, Colby, Giám đốc cục tình báo Trung ương CIA viết: "Nhân dịp này, tôi muốn bày tỏ niềm tự hào và sự bằng lòng của mình đối với chi nhánh về công việc các đại diện nó đã làm. Hàng nghìn người Việt Nam được cứu sống và có tương lai nhờ sự nỗ lực của các ông".
“Chiến dịch Gió Lốc” được coi là chiến dịch cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Trong vòng 19 giờ đồng hồ, 81 máy bay trực thăng của hải quân đánh bộ Mỹ đã chở hơn 1.000 người Mỹ và gần 6.000 người Việt Nam ra các tàu sân bay ở ngoài khơi. 7 giờ 53 phút sáng ngày 30/4, chiếc trực thăng cuối cùng cất cánh bay ra biển, chiến dịch chính thức chấm dứt. Tại chiến dịch này, phía Mỹ có hai quân nhân tử vong là Hạ sĩ Charles McMahon và Chuẩn hạ sĩ Darwin Judge. Đây cũng là hai binh sĩ cuối cùng của Mỹ tử trận trong khi làm nhiệm vụ ở chiến trường Việt Nam.

Bí ẩn chiến dịch di tản của người Mỹ khỏi Sài Gòn (1)

(Kiến Thức) - Sau chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung Bộ, người Mỹ bắt đầu tính đến chuyện di tản khỏi miền Nam. 

Bí ẩn chiến dịch di tản của người Mỹ khỏi Sài Gòn (1)
Sau chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung Bộ, người Mỹ bắt đầu tính đến chuyện di tản khỏi miền Nam. Đây là kế hoạch tuyệt mật đã được chuẩn bị từ trước, nhưng quá trình thực hiện không giống trong kịch bản. Thực tế, những lộn xộn từ mặt trái của công tác tuyên truyền đã trở thành cuộc rút chạy chưa từng có của hơn 1 triệu người. Hơn 40 năm qua đi, chuyện di tản của người Mỹ ở Nam Việt Nam vẫn là những ẩn số và sẽ được giải mã trong loạt bài sau đây của Báo Kiến Thức.

Bí ẩn chiến dịch di tản của người Mỹ khỏi Sài Gòn (2)

(Kiến Thức) - Mặc dù chưa xong Chiến dịch Tây Nguyên, trước nguy cơ Huế và Đà Nẵng thất thủ, người Mỹ bắt đầu rút chạy khỏi những vùng đất này về Nha Trang, Sài Gòn. 

Bí ẩn chiến dịch di tản của người Mỹ khỏi Sài Gòn (2)
Trước cảnh tượng rút đi vội vã, sợ sệt, không kèn không trống, nhiều nhà bình luận chính trị đã khôi hài gọi, đó là cuộc “tập rượt” của các công dân cường quốc thế giới.

Bí ẩn chiến dịch di tản của người Mỹ khỏi Sài Gòn (3)

(Kiến Thức) - Khi Đà Nẵng bị đe dọa thì Mỹ dùng máy bay các loại và 3 chiếc tàu lớn cùng sà lan để di tản người vào Sài Gòn và Cam Ranh. 

Bí ẩn chiến dịch di tản của người Mỹ khỏi Sài Gòn (3)
Cảnh tượng bi thảm này đã đã được ví như cuộc chốn chạy khỏi địa ngục. Đã có khoảng 60 nghìn người di tản bằng đường biển, trong đó có 16 nghìn lính VNCH. Tổng 4 sư đoàn, trong đó có sư đoàn lính thủy đánh bộ, sư đoàn thiện chiến nhất của Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân khu 1 đã không còn là đơn vị chiến đấu.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.