Chuỗi cửa hàng lẩu nướng gặp khó vì dịch, ông chủ Golden Gate thoái bớt vốn

(Vietnamdaily) - Một số lãnh đạo chủ chốt của Golden Gate đã giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần so với thời điểm đầu năm.
 

Theo Báo cáo quản trị, Chủ tịch CTCP Thương Mại Dịch Vụ Cổng Vàng (Golden Gate) Trần Việt Trung đã giảm sở hữu từ 4,43% về 2,28% vốn tại ngày 30/6, Thành viên HĐQT Nguyễn Xuân Trường giảm từ 3,98% còn 3,05% vốn.

Trong khi đó Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Đào Thế Vinh tiếp tục là cổ đông lớn và tăng nhẹ tỷ lệ sở hữu từ 5,11% lên 5,2% vốn.

Cơ cấu vốn chủ của doanh nghiệp sở hữu chuỗi nhà hàng Gogi cho thấy CTCP Golden Gate Partners vẫn là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu vốn chiếm 43,79% tương đương khoảng 3,38 triệu cổ phần.

Hồi cuối tháng 8/2021, Golden Gate phê duyệt phương án phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất 11,5%/năm. Tuy nhiên đến ngày 30/06/2022 Công ty bất ngờ công bố mua lại trước hạn khoản gốc đề nghị của 1.484 trái phiếu (tương đương 148,4 tỷ đồng mệnh giá) và lãi suất áp dụng là 12%/năm.

Chuoi cua hang lau nuong gap kho vi dich, ong chu Golden Gate thoai bot von
 Nhà hàng trong chuỗi Golden Gate.

Golden Gate được thành lập năm 2008 với số vốn 32 tỷ đồng. Sau khi mua Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Hoàng Thành, Golden Gate đã triển khai chuỗi nhà hàng đầu tiên của thương hiệu Ashima, bao gồm 3 nhà hàng tại Hà Nội và 3 nhà hàng ở TP.HCM.

Đến nay, Golden Gate đã trở thành chuỗi nhà hàng ẩm thực với hệ thống gồm hàng chục thương hiệu khác nhau như Ashima, Kichi Kichi, Gogi, Sumo BBQ, Hutong hay Vuvuzela…

Hệ thống nhà hàng này phát triển thần tốc trước khi chịu áp lực suy giảm do đại dịch Covid-19. Năm 2018, Công ty sở hữu 18 thương hiệu với 300 nhà hàng trên toàn quốc. Ở các thành phố lớn, chuỗi nhà hàng ăn uống của Golden Gate hầu hết đặt tại những vị trí đắc địa, hoặc những trung tâm thương mại tầm cỡ.

Doanh thu thuần năm 2018 đạt 3.971 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 269 tỷ đồng. Trung bình mỗi ngày, các nhà hàng của Golden Gate thu về 11 tỷ đồng từ lẩu, bia tươi, thịt nướng.

Năm 2019, quy mô công ty tiếp tục được mở rộng lên 350 cửa hàng trên toàn quốc với gần 30 thương hiệu. Doanh thu thuần của Golden Gate là 4.780 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2018. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 376 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Cộng thêm khoản lợi nhuận khác, công ty báo lãi trước thuế 399 tỷ đồng.

Sau khi hạch toán chi phí thuế, lãi ròng của hệ thống nhà hàng này là 321 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2018. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục của doanh nghiệp trong lịch sử.

Đại dịch Covid-19 đã bắt đầu ảnh hưởng đến toàn hệ thống này trong năm 2020 khi doanh thu sụt gần 5% về mức 4.559 tỷ đồng, lần đầu tăng trưởng âm. Chi phí hoạt động tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 79% chỉ còn 65 tỷ đồng.

Năm 2021, doanh thu của Golden Gate đạt 3.318 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 27% so với năm trước. song ông trùm lẩu nướng vẫn ghi nhận lỗ 430 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi hơn 64 tỷ. Đây cũng là lần đầu tiên công ty thua lỗ kể từ khi công bố tài chính.

Năm 2022, Golden Gate đặt kế hoạch doanh thu thuần trên 6.878 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với kết quả 2021. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế 931 tỷ đồng, vượt xa con số lỗ 431 tỷ đồng của năm trước.

Chuỗi nhà hàng Golden Gate bị xử phạt nặng do 'chây ì' giao dịch chứng khoán

(Vietnamdaily) - UBCKNN xử phạt Golden Gate 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán theo quy định.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) mới đây đã ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Thương mại và Dịch Vụ Cổng Vàng (Golden Gate).

Cụ thể, UBCKNN xử phạt Golden Gate 350 triệu đồng do không đăng ký giao dịch, niêm yết chứng khoán theo quy định.

CEO Masan, TPBank và Golden Gate nói gì về chuyển đổi số sau dịch để tái tạo tăng trưởng?

(Vietnamdaily) - Trong phiên thảo luận Phát triển nền kinh tế số tại Diễn đàn kinh doanh 2022 của Forbes Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp hàng đầu từ nhiều lĩnh vực cùng chia sẻ về con đường phục hồi và phát triển, xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trên sức mạnh công nghệ.

COVID-19 thay đổi nhiều mô hình kinh doanh, thị trường và thói quen tiêu dùng, các doanh nghiệp phục hồi nhanh nhất là những nơi áp dụng công nghệ và chuyển đổi số hiệu quả nhất.

Trong phiên thảo luận Phát triển nền kinh tế số tại Diễn đàn kinh doanh 2022 của Forbes Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp hàng đầu từ nhiều lĩnh vực cùng chia sẻ về con đường phục hồi và phát triển, xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trên sức mạnh công nghệ.

Ông Đào Thế Vinh, Đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc CTCP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) chia sẻ, hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp khởi đầu từ những bước cơ bản như quản lý khách hàng, doanh thu..., sau đó phát triển những phần mềm ứng dụng theo nhu cầu đặc thù.

Qua 2 năm chuyển đổi số, doanh nghiệp đã quản trị tốt trên cơ sở dữ liệu, vận hành trải nghiệm khách hàng thuận lợi hơn... với những giải pháp, công cụ tương tác hiệu quả giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Tương tự, ông Nguyễn Quốc Toàn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EQuest Education cho hay, trước dịch COVID-19 doanh nghiệp đã có chiến lược xác định chuyển đổi số là giải pháp sống còn; trong đó, tập trung đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ và phát triển nội dung số. Bên cạnh đó, phát triển những nền tảng quản trị và vận hành chuyển đổi số, khai thác triệt để hiệu quả của chuyển đổi số.

CEO Masan, TPBank va Golden Gate noi gi ve chuyen doi so sau dich de tai tao tang truong?
 Các diễn giả cùng Host Nguyễn Phi Vân trong phiên thảo luận.

Để thành công trong chuyển đổi số thì vai trò lãnh đạo rất quan trọng và sự cộng hưởng của tập thể người lao động trong doanh nghiệp. Điển hình trong lĩnh vực giáo dục muốn chuyển đổi số thì phải tuyên truyền nội bộ và chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số giữ các phòng, ban cũng như toàn bộ doanh nghiệp.

Với doanh nghiệp đã có 25 năm phát triển trên thị trường, Tập đoàn Masan chọn theo đuổi con đường không chỉ tạo giá trị cộng hưởng thúc đẩy hệ sinh thái số, mà còn đảm bảo các chỉ tiêu lợi nhuận khi nhân rộng quy mô.

Ông Danny Le, Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan cho rằng, họ không có bí mật gì trong quá trình chuyển đổi số và vẫn đang trong quá trình tìm hiểu nên sử dụng công nghệ nào phù hợp, xoay quanh nhu cầu của khách hàng.

Chúng tôi không muốn bị kéo theo những công nghệ, những mỹ từ phức tạp mà tập trung vào bài toán mình cần giải trước khi xác định nên chọn công nghệ nào cần sử dụng,” ông Danny Le chia sẻ.

Riêng ở lĩnh vực ngân hàng, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Tiên Phong (TP Bank) chỉ ra rằng, xây dựng hệ sinh thái số thì người dùng sẽ được lợi từ giải pháp chuyển đổi số của doanh nghiệp. Hiện tại, có hơn 95% giao dịch trong lĩnh vực ngân hàng là trên nền tảng số, số còn lại là tại mạng lưới giao dịch vật lý ở hệ thống giao dịch.

Hệ sinh thái số là yêu cầu bắt buộc chứ không còn là xu hướng và bằng việc xây dựng hệ sinh thái của cộng đồng doanh nghiệp cung ứng phong phú sản phẩm, dịch vụ liên kết... đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng có xu thế lựa chọn tiêu dùng ở những đơn vị cung ứng chuỗi toàn diện.

Bởi hệ sinh thái số mang lại cho khách hàng đa dạng tiện tích và mang lại lợi ích thiết thực cho người dùng, dẫn đến doanh nghiệp giữ được khách hàng và mở rộng thị trường cho đối tác của doanh nghiệp tham gia vào hệ sinh thái số.

Một số doanh nghiệp khác cho rằng, chuyển đổi số cần bắt đầu từ nội bộ, nhất là vai trò của người lãnh đạo cần trở thành người lãnh đạo số. Vì chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở lĩnh vực công nghệ thông tin mà trên toàn hệ thống trong nội bộ và tiếp theo mở rộng từng bước ra khách hàng.

Tin mới