Ông Đặng Quốc Khánh – Bộ Trưởng Bộ TN&MT cho biết, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang đứng trước không ít thách thức khi vấn đề ô nhiễm trắng có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Cùng với khoảng 50% dân số cả nước sống ở các vùng đất thấp và ven biển, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nước biển dâng.
"Ngày Môi trường thế giới và Ngày Đại dương thế giới năm nay là cơ hội để chúng ta cùng nhau khẳng định quyết tâm, thay đổi nhận thức, thống nhất hành động, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức đặt ra, ngăn chặn sự gia tăng về tốc độ ô nhiễm và suy thoái môi trường, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển và hải đảo, bảo đảm cân bằng sinh thái; thay thế từng bước việc sử dụng túi nilon khó phân hủy bằng sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường trong đời sống sinh hoạt, góp phần bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước", Bộ Trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh.
Lễ phát động quốc gia Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam, tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Ngày Môi trường thế giới năm 2023. |
Song song đó, Unilever liên tục đổi mới bao bì sản phẩm của các nhãn hàng để thân thiện với môi trường, áp dụng mô hình “Ít nhựa hơn, Nhựa tốt hơn”. Đây đều là những hoạt động giúp giảm ô nhiễm rác thải nhựa ra ngoài môi trường đất và đại dương, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Mới đây, Unilever Việt Nam đã tham gia trở thành thành viên nòng cốt của Nhóm kỹ thuật Đổi mới sáng tạo và Tài chính giảm Ô nhiễm Rác thải Nhựa thuộc Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa (NPAP) được chủ trì bởi Bộ TN&MT.
Từ năm 2021, Unilever cũng đã phấn đấu không ngừng nghỉ để đạt Net Zero, trung hòa phát thải carbon trong chuỗi vận hành (scope 1 và 2), và tiếp tục theo đuổi mục tiêu đạt chuỗi cung ứng phi phát thải (scope 1, 2 và 3) đến năm 2039.
Mặt khác, doanh nghiệp đã tích cực phối hợp cùng Trung Tâm Truyền thông TN&MT, Bộ TN&MT thực hiện chương trình trồng cây gây rừng “Vì một Việt Nam xanh” với mục tiêu 1 triệu cây xanh đến năm 2025. Đến nay, 380.000 cây, 60.000 banh hạt giống đã được trồng tại 19 tỉnh thành và 9 công viên quốc gia, tiếp cận và truyền cảm hứng cho hơn 500.000 bạn trẻ. Đây cũng là hoạt động góp phần tái tạo thiên nhiên, tạo ra nguồn carbon tích cực giúp giải quyết biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Lễ phát động cũng đã chính thức khởi động chiến dịch trồng cây gây rừng, tái tạo thiên nhiên của năm 2023 với mục tiêu trồng thêm 250.000 cây xanh, nâng tổng lượng cây được trồng lên 630.000 cây.
Đáng chú ý, doanh nghiệp đã đồng hành cùng Sở TN&MT TP.HCM trong “Ngày hội sống xanh”, hướng tới mục tiêu giới thiệu đến cộng đồng các sản phẩm thân thiện với môi trường, các giải pháp, sáng kiến, mô hình bảo vệ môi trường, qua đó thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Chương trình nhằm đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức của người dân và thúc đẩy hành động cụ thể đối với việc phân loại rác thải nhựa tại nguồn và thu gom, tái chế rác nhựa.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn công bố mô hình vòng tuần hoàn nhựa kết hợp cùng đối tác Tái Chế Duy Tân, giúp mọi người hiểu rõ vai trò quan trọng của việc phân loại rác nhựa tại nhà.