GS Đặng Hùng Võ ám ảnh với làng nghề Mẫn Xá

Theo GS Đặng Hùng Võ nhiều địa phương chưa đủ quyết liệt khi xử lý các vấn đề ô nhiễm làng nghề, ô nhiễm môi trường cứ thế lan rộng và ngày một trầm trọng.

GS Đặng Hùng Võ ám ảnh với làng nghề Mẫn Xá
Người dân buộc phải chịu khổ
Làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh suốt nhiều năm nay là một "điểm nóng" về ô nhiễm môi trường làng nghề ở các tỉnh phía Bắc. Được biết, ông cũng đã từng lên tiếng, bày tỏ nỗi trăn trở về vấn đề này. Vậy giờ đây, sau một thời gian dài, khi thấy tình trạng ô nhiễm tại đây chưa được cải thiện, người dân vẫn phải sống với khói bụi, từng ngày ăn những bữa cơm "chan tro, chan xỉ", cảm nhận của ông thế nào?
Tôi cảm thấy vô cùng đau xót, thấy dân mình sao lại khổ như thế. Cả người dân có lợi ích làng nghề và người dân không có lợi ích làng nghề đều đang phải sống trong một môi trường ô nhiễm khủng khiếp.
Đời sống tuy phát triển nhưng họ lại phải trả một cái giá quá đắt, phải đánh đổi bằng sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng. Sẽ có những người vì ô nhiễm mà sinh ra bệnh tật, chết yểu, cuộc sống vô cùng khổ sở.
GS Dang Hung Vo am anh voi lang nghe Man Xa
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ảnh: Tuấn Trần). 
Tôi nghĩ, người kiếm ăn được từ làng nghề có khi không ở đó, mà đa phần chỉ người dân tại các ngôi làng phải sống trong bầu không khí bẩn. Người kiếm tiền cứ kiếm, ai thu được lợi cứ thu. Còn những người khác thì phải chịu đựng ô nhiễm và những mất mát từ quá trình phát triển của chủ các cơ sở sản xuất.
Đó chính là dấu hiệu cho thấy có khoảng cách về giàu nghèo trong quá trình phát triển. Một bên bị bần cùng hóa, họ không có tiền để thay đổi cuộc sống của mình theo hướng tốt hơn, nên họ đành phải chịu. Khổ mấy cũng phải chịu.
GS Dang Hung Vo am anh voi lang nghe Man Xa-Hinh-2
"Làng tỷ phú" Mẫn Xá chìm trong khói bụi (Ảnh Toàn Vũ)
Người dân nhiều năm khốn khổ kêu cứu nhưng tình trạng ô nhiễm, những vụ vi phạm đổ trộm xả thải rõ như ban ngày vẫn không thể giải quyết dứt điểm, thực sự rất đáng lo ngại, thưa ông!
Có một điều tôi thấy rằng, nhiều địa phương chưa đủ quyết liệt khi xử lý các vấn đề ô nhiễm làng nghề. Ô nhiễm môi trường cứ thế lan rộng.
Thực tế cũng có một số trường hợp đơn lẻ đã thay đổi công nghệ trong sản xuất. Tuy nhiên, con số này không nhiều. Tình trạng ô nhiễm ở hầu hết các làng nghề hiện nay vì thế chưa được giải quyết. Những tồn tại như ở Mẫn Xá đã tiếp diễn quá nhiều năm rồi. Và còn có rất nhiều làng nghề khác cũng cùng chung cảnh ngộ này.
Nguy cơ gây hại do ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tới sức khỏe con người đã được các chuyên gia lên tiếng cảnh báo nhiều lần. Vậy tại sao, tình trạng này vẫn tồn tại, thậm chí là ngày một trầm trọng thêm, thưa ông?
Các làng nghề truyền thống bao giờ cũng sản xuất theo công nghệ cổ xưa, rất thô sơ. Quy trình, công nghệ thô sơ ấy đương nhiên sẽ gây ra ô nhiễm môi trường.
Theo góc nhìn của công nghiệp hiện đại thì cần giải quyết tình trạng ô nhiễm trên bằng các cách như thu gom, tập trung, xử lý xỉ thải, đảm bảo nguồn nước…. Tất cả những giải pháp này đòi hỏi phải đầu tư về xử lý môi trường. Tuy nhiên, vì sản phẩm của các làng nghề không đủ lãi để làm các việc đó nên họ bỏ mặc khâu này.
Các làng nghề như Mẫn Xá phải chăng đang mắc kẹt giữa bảo vệ môi trường và phát triển?
Về chủ trương, ta một mặt muốn giữ lại các làng nghề như một biểu tượng du lịch, hỗ trợ du lịch, một tự hào về nghề nghiệp xưa, sắc thái dân tộc. Chúng ta lâu nay ưa nhìn làng nghề dưới góc độ văn hóa như thế. Nhưng thực tế vì hoạt động theo công nghệ cổ nên làng nghề đã xả thải ra môi trường vô tội vạ dẫn đến hiện tượng ô nhiễm.
Tình trạng ô nhiễm này, nếu không xử lý và cứ để tiếp diễn từ năm này qua tháng khác thì người dân trực tiếp chịu hậu quả. Họ phải hít bầu không khí đó, uống nguồn nước đó.
Tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng khi các cơ sở sản xuất chỉ chú trọng thúc đẩy tăng sản lượng tại các làng nghề. Mà tăng sản lượng đồng nghĩa với ô nhiễm môi trường sẽ nhiều hơn. Không có giải pháp về xử lý, không có hạ tầng về môi trường thì chắc chắn nguồn đất, nguồn nước, không khí và con người sẽ phải chịu những tác động nguy hại.
Thiết nghĩ, nếu chúng ta không xử lý được ô nhiễm thì không thể gọi là phát triển.
GS Dang Hung Vo am anh voi lang nghe Man Xa-Hinh-3
 Bụi từ các lò đúc nhôm tràn vào nhà dân (Ảnh: Toàn Vũ).
Phải rà soát từng làng nghề một, xem nơi nào cần giải tán
Đã có những giải pháp nào trước đây về tình trạng này thưa ông?
Về mặt chủ trương, Nhà nước cũng đã có một khoản ngân sách để trợ giúp vấn đề môi trường của các làng nghề. Về cơ bản chính sách là đúng, nhưng theo tôi chưa đạt được thành tựu cần thiết để giải quyết tình trạng ô nhiễm hiện nay.
Việc thu xếp ngân sách thế nào cho từng làng nghề cụ thể, chuyện cổ vũ người dân có thể gom góp một phần nào đó từ lợi ích thu được vào câu chuyện môi trường… đến nay vẫn chưa rõ.
Sự phát triển của các cụm công nghiệp làng nghề với hệ thống xử lý xỉ thải được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm hiện nay. Tuy nhiên, mô hình này dường như chưa phát huy được hiệu quả. Theo ông, vì sao lại như vậy?
Ta có xu hướng muốn đưa các làng nghề thành các cụm công nghiệp làng nghề. Tuy nhiên, các cụm công nghiệp ấy phải có cơ chế xử lý các chất thải, nước thải tập trung. Câu hỏi đặt ra, ai là người đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp này.
Hiện nay gần như không có ai cả. Bởi các nhà đầu tư lớn thì muốn đầu tư hạ tầng vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới. Người ta làm mới toanh và đầu tư vào những ngành nghề không gây ô nhiễm, còn bản thân làng nghề đang tồn tại và đang gây ô nhiễm nên không ai muốn đầu tư.
Đầu tư vào thì chi phí khá lớn, kéo theo giá cho thuê buộc phải tăng cao. Muốn giải quyết được những bất cập đang tồn tại, cần một sự đầu tư mạnh tay. Nhà nước thì không có đủ tiền để làm. Còn với những nhà đầu tư tư nhân, không có lợi ích thì không đời nào họ bỏ tiền ra. Giống như chúng ta mong muốn cải tạo các nhà chung cư cũ. Chính sách thì rất tốt nhưng chỉ triển khai được 1%.
GS Dang Hung Vo am anh voi lang nghe Man Xa-Hinh-4
Những ngôi nhà quanh năm cửa đóng then cài (Ảnh: Toàn Vũ). 
Ngoài vấn đề lợi ích của các nhà đầu tư cụm công nghiệp làng nghề, còn bất cập nào nữa thưa ông?
Như đã nói, giá thuê ở nhiều cụm công nghiệp làng nghề còn quá cao. Nếu giá quá cao thì các chủ cơ sở vẫn phải bám lấy quy trình sản xuất cũ theo kiểu không có đầu tư cho môi trường.
GS Dang Hung Vo am anh voi lang nghe Man Xa-Hinh-5
Xỉ thải chất cao như núi ở Mẫn Xá (Ảnh: Toàn Vũ). 
Trước thực trạng báo động như hiện nay thì điều cần làm trước tiên là gì thưa ông?
Tôi cho rằng, phải rà soát từng làng nghề một, để quyết định làng nghề nào, cơ sở sản xuất loại nào được giữ lại và nơi nào phải giải tán. Chúng ta cần phát triển công nghiệp hiện đại chứ không phải công nghiệp cổ như vậy.
Làng nghề có nhiều vai trò, trong đó chúng ta phải cân nhắc giữa văn hóa và kinh tế. Với những làng nghề được giữ lại, Nhà nước nên có chính sách trợ giúp. Chẳng hạn như trợ giúp về hạ tầng cho các cụm công nghiệp làng nghề. Từ đó, mức giá thuê hợp lý thì người dân mới mặn mà.
Chủ trương đề ra phải cụ thể chứ không nên chung chung cho mọi làng nghề. Phải nghiên cứu từng làng nghề một cách công tâm, khách quan độc lập, từ đó vạch ra lịch trình cụ thể.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân

Loạt ảnh ai cũng ám ảnh về ô nhiễm môi trường (P2)

Những bức ảnh sau đây phần nào cho bạn thấy bức tranh ô nhiễm môi trường trầm trọng trên trái đất hiện tại.

Loạt ảnh ai cũng ám ảnh về ô nhiễm môi trường (P2)
Loat anh ai cung am anh ve o nhiem moi truong (P2)
9. Một mảnh rác nhựa mắc kẹt trên cổ con ngỗng này.  Ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên trầm trọng.

Công ty môi trường gây ô nhiễm môi trường giữa Thủ đô Hà Nội

Một số công ty được giao nhiệm vụ thu gom rác thải sinh hoạt nhằm bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội văn minh - sạch đẹp lại đang gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn nhiều quận như: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai.
 

Công ty môi trường gây ô nhiễm môi trường giữa Thủ đô Hà Nội
PV đã nhiều ngày ghi nhận hình ảnh xe thu gom rác thải xả nước rỉ rác xuống hệ thống thoát nước ở đường phố; để nước rác chảy tràn ra đường khi di chuyển. 
Cong ty moi truong gay o nhiem moi truong giua Thu do Ha Noi
Xe ép rác của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội ép rác trên địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông.
Trong quá trình tìm hiểu, PV đã ghi nhận nhiều xe ép rác của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội xả nước rỉ rác xuống hệ thống thoát nước, để nước rác tràn ra đường trước khi di chuyển đến bãi xử lý rác.

Xả nước rỉ rác xuống cống thoát nước

Cong ty moi truong gay o nhiem moi truong giua Thu do Ha Noi-Hinh-2

Nhiều ngày liên tiếp trong tháng 4 và tháng 5 /2021, PV Báo NTNN/Dân Việt ghi nhận nhiều xe ép rác địa bàn quận Hà Đông của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội xả nước rỉ rác xuống hệ thống thoát nước trên đường Lê Trọng Tấn.

Cong ty moi truong gay o nhiem moi truong giua Thu do Ha Noi-Hinh-3

Sáng ngày 9/4/2021 lúc 8h19 phóng viên ghi nhận xe ép rác trên xe ghi rõ "xe địa bàn Hà Đông" mang BKS 29C - 770.74 đang xả nước thải đen ngòm từ xe chở rác xuống hệ thống thoát nước đường Lê Trọng Tấn, gần ngã ba giao nhau với đường Hữu Hưng. Việc xả nước rác diễn ra giữa ban ngày, trước mặt nhiều người qua lại.

Cong ty moi truong gay o nhiem moi truong giua Thu do Ha Noi-Hinh-4

Lúc 7h24, ngày 9/4/2021 phóng viên có mặt điểm tập kết rác tại ngã ba đường gần số 99 Lê Trọng Tấn với đường rẽ vào Trường Tiểu học Dương Nội A và Trường mầm non La Dương (cách 100m) xe ép rác BKS 29C - 770.30 vào thu gom rác, các nhân viên dọn rác đưa các xe thu gom rác đến cho tài xế điều khiển cẩu lên, ép vào thùng, rất nhiều loại rác khác nhau được bỏ vào thùng xe. Khoảng 10 phút sau khi cẩu sắp hết rác lên xe ép rác, tài xế cúi xuống mở chốt dưới góc phải gần bánh sau của xe để xả nước thải đục ngầu chảy vào miệng cống thoát nước mặt đường Lê Trọng Tấn, sau khoảng 5 phút tài xế dùng một thanh gỗ dài thọc sâu vào máng sau thùng xe cho chảy hết nước rác và đất ra ngoài, rồi nhanh chóng khóa miệng xả trước khi lên xe di chuyển.

Cong ty moi truong gay o nhiem moi truong giua Thu do Ha Noi-Hinh-5

Sáng 19/5/2021, lúc 8h10p phóng viên tiếp tục có mặt tại điểm tập kết rác vừa nêu, vẫn xe ép rác địa bàn Hà Đông BKS 29C - 770.30 xả nước rác xuống cống thoát nước, khoảng 5 phút sau khi nước rác chưa hết nhưng tài xế đóng cửa van lên xe. Lúc 8h24 chiếc xe di chuyển ra đại lộ Thăng Long, rẽ vào đường cấm rẽ đoạn đối diện trụ sở Cảnh sát biển Việt Nam vào đại lộ Thăng Long.

Nước rỉ rác tràn xuống mặt đường, đốt rác cháy ngùn ngụt giữa phố
Cong ty moi truong gay o nhiem moi truong giua Thu do Ha Noi-Hinh-6
 Nhiều xe ép rác của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội không chỉ xả nước rác chưa qua xử lý xuống hệ thống thoát nước, Nhóm phóng viên còn ghi lại rất nhiều hình ảnh xe ép rác khi di chuyển để nước rác tràn ào ào xuống mặt đường. Trước đó, lúc 7h42p ngày 18/4/2021 khi di chuyển trên đường Lê Trọng Tấn hướng đại lộ Thăng Long, phóng viên ghi nhận xe chở rác địa bàn Hà Đông mang BKS 29C-755.83 để nước rỉ rác tràn ra đường mỗi khi đi vào đoạn đường cua, đường xóc từ đường Lê Trọng Tấn ra đại lộ Thăng Long rồi lên đường vành đai 3 di chuyển về bãi rác Nam Sơn. Đáng chú ý nhất là đoạn cua từ đường Lê Trọng Tấn ra Đại lộ Thăng Long nước rác tràn xuống tạo thành vũng nước đọng lại giữa đường. Nhiều người dân sinh sống gần khu vực cho biết tình trạng như vậy diễn ra gần như hàng ngày, bốc mùi rất khó chịu. Ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân cũng như phương tiện tham gia giao thông.
Cong ty moi truong gay o nhiem moi truong giua Thu do Ha Noi-Hinh-7

Ngày 23/5/2021 Chiếc xe ép rác địa bàn Hà Đông mang BKS 29X-2596 khi vào khúc cua từ đường Đại lộ Thăng Long rẽ sang đường Phạm Hùng để lên đường vành đai 3 trên cao đã để nước rác màu đen đặc sệt chảy xuống đường, khi đường phố đang giờ cao điểm nhiều phương tiện tham gia giao thông.

Cong ty moi truong gay o nhiem moi truong giua Thu do Ha Noi-Hinh-8
 Ngoài việc xả nước và để nước tràn ra đường. Ngày 17/5/2021, lúc 11h48 tại điểm tập kết rác đầu cầu vượt đường sắt, cách Trường Tiểu học Yên Nghĩa (phường Yên Nghĩa) hơn 100m, phóng viên ghi nhận điểm tập kết rác cháy ngùn ngụt (trước đó ngày 8/4/2021 cũng ghi nhận tình trạng tương tự).
Cong ty moi truong gay o nhiem moi truong giua Thu do Ha Noi-Hinh-9

Sau khoảng 30 phút bốc cháy, điểm tập kết rác cháy gần hết mới xuất hiện hai xe rửa đường của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội mang BKS 29C - 600.27 và xe BKS 29C-037.79 đến để tưới nước chữa cháy với sự giúp sức của nhiều người đi đường. Khoảng 30 phút sau đám cháy mới cơ bản được dập tắt.

Cong ty moi truong gay o nhiem moi truong giua Thu do Ha Noi-Hinh-10

Thêm nữa, nhiều người dân ở khu đô thị Đô Nghĩa không hiểu vì lý do gì mà nhiều lần xe ép rác địa bàn Hà Đông của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội khi thu gom rác ở điểm tập kết phía sau Trường THCS Yên Nghĩa, đối diện Khu đô thị Đô Nghĩa khi ép gần hết rác trên các xe thu gom nhưng không ép hết lại di chuyển đi nơi khác, để lại vài xe gom chứa rác qua đêm khiến nước rác chảy xuống đường, bốc mùi.

Cong ty moi truong gay o nhiem moi truong giua Thu do Ha Noi-Hinh-11
 Được biết, địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội hiện nay do Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội trúng thầu thu gom rác thải sinh hoạt, các xe thu gom, tập kết trước khi xe ép rác đưa rác đến khu xử lý rác thải để xử lý. Các hoạt động đúng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường cũng như các quy định của nhà nước, của thành phố. Theo đó, các xe thu gom rác không được chứa rác quá 2 giờ đồng hồ, xe ép rác hoạt động trong khung giờ từ 19h30 tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau, xe phải đảm bảo vệ sinh môi trường, không quá tải trọng khi tham gia giao thông, hoạt động đúng tuyến đường quy định…
Cong ty moi truong gay o nhiem moi truong giua Thu do Ha Noi-Hinh-12
 Xe ép rác địa bàn Hà Đông không che chắn khi di chuyển trên đường.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân. Kết luận Thanh tra số 1366/KL-TTTP (P4) của Thanh tra Hà Nội ngày 29/3/2019 về việc Thanh tra công tác thu gom, vận chuyển rác thải và vệ sinh môi trường địa bàn thành phố Hà Nội đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của công ty này trong quá trình thực hiện các gói thầu.

Điểm tập kết rác thải bao vây khu đô thị, trường học, điểm xe buýt

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, hầu hết các điểm tập kết rác và các xe thu gom rác để chờ xe ép rác của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Hà Nội đến ép chuyển đi xử lý được thu gom, tập kết gần các khu đô thị, trường học, điểm dừng xe buýt, dọc tuyến phố chính... tập kết quá thời gian quy định, xe hoạt động không đúng giờ, gây ô nhiễm môi trường.

Dân bức xúc bãi phế liệu nghìn m2 mọc trên đất nông nghiệp

Một bãi tập kết phế liệu hàng nghìn m2 mọc trái phép trên đất nông nghiệp tại cánh đồng Vũ Xá Cao (thôn Đỗ Trung, xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) từ nhiều năm nay nhưng chính quyền chưa xử lý dứt điểm khiến người dân bức xúc.

Dân bức xúc bãi phế liệu nghìn m2 mọc trên đất nông nghiệp
Bãi phế liệu "mọc" trái phép trên đất nông nghiệp
Phản ánh đến Báo Tri thức và Cuộc sống, người dân xã Cao An (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) bày tỏ sự bức xúc và bất an về bãi tập kết phế liệu, rác thải công nghiệp mọc lên trái phép trên diện tích đất nông nghiệp lên đến hàng nghìn m2 tại khu vực cánh đồng Vũ Xá Cao. Đáng chú ý, bãi tập kết phế liệu trên tồn tại trong thời gian dài đến nay nhưng chính quyền địa phương chưa xử lý dứt điểm.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.