Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Luật Thủ đô có nhiều cơ chế quan trọng với trí thức

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA cho biết, việc thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt với đội ngũ trí thức, KH&CN.

Sáng 28/6, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) bằng hình thức biểu quyết điện tử. Kết quả biểu quyết cho thấy, có 462 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 95,06%). Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi).
Nhiều cơ chế để đội ngũ trí thức phát triển và cống hiến
Chu tich Phan Xuan Dung: Luat Thu do co nhieu co che quan trong voi tri thuc
 Đại biểu Quốc hội Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Mai Loan.
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho hay, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có rất nhiều nội dung quan trọng. Đặc biệt, là những chính sách về phát triển khoa học và công nghệ.
Để phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ, Luật ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng Thủ đô trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực; có nhiều cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện cho khoa học và công nghệ phát triển.
Chu tich Phan Xuan Dung: Luat Thu do co nhieu co che quan trong voi tri thuc-Hinh-2
 Đại biểu Quốc hội Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trả lời các phóng viên bên hành lang Quốc hội sáng 28/6. Ảnh: Mai Loan.
Chẳng hạn, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố để mua sắm, vận hành máy móc, thiết bị phục vụ thực hiện nhiệm vụ. Thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô là thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân
Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được nhận chuyển giao không bồi hoàn tài sản, kết quả, sản phẩm hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Thành phố.
Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động trên địa bàn Thành phố được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách Thành phố để hình thành trung tâm nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm, nhận chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô.
“Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các cơ chế ưu đãi để các tổ chức khoa học và công nghệ, đặc biệt để đội ngũ trí thức của Thủ đô có điều kiện phát triển, cống hiến cho Thủ đô và cho đất nước, việc thông qua Luật có ý nghĩa rất lớn”, Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam nhấn mạnh.
Nhiều quy định tạo đà cho Hà Nội tăng tốc phát triển, tỏa sáng văn hóa
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ, ông rất vui mừng khi sáng nay (28/6) Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Dự Luật với những chính sách phù hợp được kỳ vọng tạo đà cho Hà Nội tăng tốc phát triển cũng như góp phần thúc đẩy liên kết và phát triển vùng Thủ đô.
Chu tich Phan Xuan Dung: Luat Thu do co nhieu co che quan trong voi tri thuc-Hinh-3
 Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: Mai Loan.
Luật Thủ đô sửa đổi tạo ra hành lang pháp lý phù hợp, thuận lợi hơn cho sự phát triển không chỉ riêng cho Thủ đô Hà Nội mà còn chung cho cả đất nước. Bởi Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước.
Một trong những điều đại biểu Bùi Hoài Sơn đánh giá cao, tích cực trong Luật Thủ đô lần này là những quy định về văn hoá. Hà Nội luôn tự hào là Thủ đô văn hoá, nơi hội tụ, tỏa sáng những giá trị văn hoá của đất nước. Chính vì vậy, những điều khoản tạo điều kiện cho phát triển văn hoá Thủ đô cũng tạo điều kiện cho sự tỏa sáng của văn hoá đất nước.
Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định liên quan văn hoá, không chỉ là ở tại điều 21 là điều riêng về văn hoá mà trong những điều khoản khác như: quy định về khu cho công nghiệp văn hoá, không gian sáng tạo, tháo gỡ vướng mắc trong luật PPP hay quản lý sử dụng tài sản công, từ đó tạo ra những thuận lợi cho các lĩnh vực văn hoá có các bước phát triển mới.
“Tôi đánh giá cao điều khoản về thúc đẩy công nghiệp văn hoá của Thủ đô. TP Hà Nội rất quan tâm đến công nghiệp văn hoá, có Nghị quyết 09 của Thành uỷ về phát triển công nghiệp văn hoá, để cho sự quan tâm này trở thành sự thật, thành thực tiễn cuộc sống thì những điều khoản liên quan phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô sẽ giúp quan điểm, chủ trương của chúng ta thực hiện tốt hơn”, đại biểu Bùi Hoài Sơn cho hay.
Mời quý độc giả xem video đại biểu Quốc hội Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA đánh giá về việc Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

Sửa luật Thủ đô: Cần thay đổi thói quen và quan niệm

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra một khung pháp lý mang tính vượt trội cho Thủ đô phát triển, giải quyết những bức xúc, nhếch nhác.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 28/5/2024, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội, GS.TS Hoàng Văn Cường đã có trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống xung quanh dự thảo Luật này.
Sua luat Thu do: Can thay doi thoi quen va quan niem
 Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường trao đổi với PV bên hành lang Quốc hội về Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Mai Loan.

ĐBQH: Kỳ vọng ý kiến đại biểu được tiếp thu tối đa trong hoàn thiện luật

Các đại biểu kỳ vọng, Quốc hội sẽ tiếp thu tối đa ý kiến trong quá trình hoàn thiện các dự án Luật, để khi được thông qua, Luật sẽ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, hôm nay (17/6), Quốc hội bước vào đợt 2 làm việc. Dự kiến đợt 2 sẽ kéo dài từ ngày 17/6 đến ngày 28/6.  Trước đó,  từ ngày 20/5 đến ngày 8/6 diễn ra đợt 1 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Tại đợt họp này, Quốc hội đã tiến hành xem xét, cho ý kiến về những nội dung quan trọng như: công tác nhân sự; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn; thông qua một số Nghị quyết quan trọng...

ĐBQH đề nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra cháy

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, cần có biện pháp xử lý rốt ráo trách nhiệm của chính quyền địa phương nếu nguyên nhân cháy bắt nguồn từ sự buông lỏng, “làm ngơ”.

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống sáng 17/6 bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, cùng với việc chỉ ra, quy trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc để xảy ra các vụ cháy liên tiếp, cần có biện pháp xử lý rốt ráo thì mới đạt được hiểu quả.
DBQH de nghi xu ly trach nhiem nguoi dung dau de xay ra chay
 Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 17/6. Ảnh: Mai Loan.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.