Chủ tịch nước yêu cầu ngành giáo dục đổi mới

(Kiến Thức) - Trong thư gửi ngành giáo dục nhân năm học mới 2013-2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu: “Ngành giáo dục cần đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá...”.

Chủ tịch nước yêu cầu ngành giáo dục đổi mới
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2013 - 2014 và ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường", Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi thư chúc mừng đến các thế hệ nhà giáo, cán bộ, công chức ngành giáo dục và phụ huynh, học sinh.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu ngành giáo dục cần đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu ngành giáo dục cần đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực và kết quả mà ngành giáo dục đã đạt được trong năm học 2012 - 2013. 
Người đứng đầu Nhà nước cũng biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, các thầy cô đã hết lòng vì học sinh thân yêu. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng biên giới hải đảo đã vươn lên giành kết quả cao trong học tập, nhiều em được giải cao trong kỳ thi Olympic Quốc tế làm rạng danh thế hệ trẻ Việt Nam.
Năm học 2013 - 2014 là năm đầu tiên thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương 6 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong thư, Chủ tịch nước yêu cầu ngành giáo dục cần đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Cần quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đẩy mạnh thi đua dạy tốt, học tốt để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học.
Người đứng đầu Nhà nước cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành giáo dục, học sinh ghi nhớ và thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi các cán bộ, thầy giáo, công nhân viên, học sinh nhân dịp đầu năm học mới tháng 10/1968: "Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp, Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới".
“Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cánh mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”, Chủ tịch nước viết trong thư.
Cuối thư, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc các cô giáo, thầy giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục và toàn thể các em học sinh, sinh viên đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong năm học mới. Chúc sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước ngày càng giầu mạnh và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chuyện cười ra nước mắt của ngành giáo dục

(Kiến Thức) - "Việc Bộ GD&ĐT cắt thi đua của các trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cao chứng tỏ rằng vô hình trung Bộ đã công nhận chất lượng thật của kỳ thi đang có vấn đề", TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.

Chuyện cười ra nước mắt của ngành giáo dục
Tôi cũng thấy buồn cười quá!
Tại hội nghị tổng kết năm học 2012 - 2013 vừa được tổ chức tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận đã thông báo một quyết định của Bộ: "Toàn ngành giáo dục đã quyết định tỷ lệ tốt nghiệp THPT không được vượt quá tỷ lệ tốt nghiệp những năm trước". Dư luận thấy khó hiểu, thậm chí buồn cười. Ông có bình luận gì về điều này?

Đằng sau việc 5 hiệu trưởng xin từ chức là gì?

(Kiến Thức) - "Việc một số hiệu trưởng nhường lại chức vụ cho người khác chắc hẳn phải có lý do chứ không dễ ai từ bỏ "ghế" của mình đâu", TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục chia sẻ.

Đằng sau việc 5 hiệu trưởng xin từ chức là gì?
Tự dưng từ bỏ quyền lợi thì khó lắm
Mới đây, ngành GD&ĐT Hà Nội tổ chức tổng kết năm học 2012 - 2013. Theo đó, lãnh đạo phòng GD&ĐT Hà Đông cho biết, địa phương này đã tham mưu miễn nhiệm 5 hiệu trưởng theo "văn hoá từ chức" xuống làm phó hiệu trưởng và luân chuyển đi nơi khác. Câu chuyện này khiến dư luận quan tâm, có đôi phần sửng sốt. Ông thì thế nào?

Nhận dạng 2 nghi can sát hại chủ tiệm vàng

(Kiến Thức) - Dù các hung thủ cắt điện hệ thống camera trước và trong tiệm vàng, tuy nhiên một camera đã ghi lại được hình ảnh 2 thanh niên có mặt trước khi xảy ra án mạng và chính nạn nhân là người ra mở cửa.

Nhận dạng 2 nghi can sát hại chủ tiệm vàng

Liên quan đến nghi án chủ tiệm vàng bị giết chết lõa thể gần trụ sở Công an, ngày 28/8, lực lượng Công an thuộc các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Đồng Nai và Công an huyện Trảng Bom vẫn đang tích cực triển khai công tác khám nghiệm hiện trường để điều tra, truy tìm hung thủ.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới