Chọn được “thí sinh” tranh giải hơn 6 tỷ chống ùn tắc của Hà Nội

Hội đồng thi tuyển Ý tưởng phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.Hà Nội đã chọn ra được các "thí sinh" tranh tài.

Chọn được “thí sinh” tranh giải hơn 6 tỷ chống ùn tắc của Hà Nội
Trả lời báo chí chiều 21/2 tại giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Ngô Mạnh Tuấn - Phó Giám đốc Sở GTVT cho biết, cuộc thi đã chọn được những đơn vị để chính thức "tranh tài".
"Ngày hôm qua 20.2, Hội đồng thi tuyển đã họp và chọn ra 6 đơn vị để bắt đầu cuộc thi. Tính từ thời điểm này, Hội đồng sẽ triển khai lựa chọn phương án tổ chức giao thông được các đơn vị đưa ra" - ông Tuấn nói.
Chon duoc “thi sinh” tranh giai hon 6 ty chong un tac cua Ha Noi
Ông Ngô Mạnh Tuấn (đứng) thông báo Hội đồng thi tuyển đã chọn được các đơn vị chính thức dự thi. 
Theo quy định được Ban tổ chức đưa ra, đơn vị đăng ký phải cam kết đảm bảo đầy đủ điều kiện hành nghề tư vấn thiết kế giao thông vận tải theo quy định pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm chuyên môn phù hợp với chức năng và quy mô dự án.
Hồ sơ năng lực của tổ chức tư vấn phải có văn bản liên quan đến tư cách hoạt động tư vấn thiết kế lĩnh vực giao thông vận tải, quy hoạch.
Bản khai năng lực tổ chức, cá nhân phải nêu rõ tên, địa điểm các công trình đã tham gia thiết kế, đã xây dựng. Điều kiện năng lực đối với tổ chức tư vấn thiết kế là Hạng 1, còn đối với năng lực cá nhân là phải chủ trì thiết kế xây dựng công trình Hạng 1.
Mỗi đơn vị được lựa chọn để xét phương án tổ chức giao thông sẽ được nhận khoản tiền hỗ trợ là 25 nghìn USD. Còn ý tưởng đạt giải nhất sẽ nhận phần thưởng tương đương 200 nghìn USD (hơn 4 tỷ đồng), giải nhì nhận 100 nghìn USD (hơn 2 tỷ đồng).
Khi được hỏi thông tin về các đơn vị chính thức dự thi, ông Tuấn cho biết Sở GTVT sẽ họp báo công bố rộng rãi nên chưa cung cấp thông tin ngay.
Trước đó, Sở GTVT đã công bố cuộc thi tuyển Ý tưởng phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.Hà Nội.
Một trong những nội dung thi tuyển nhằm mục tiêu quản lý phương tiện giao thông, xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, tiến tới dừng hoạt động xe máy lưu thông trong khu vực nội đô.
Đây là cuộc thi do UBND TP.Hà Nội tổ chức. Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP.Hà Nội làm Chủ tịch Hội đồng thi tuyển cùng với 15 thành viên đến từ UBND TP, các sở, ban, ngành của Hà Nội, đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Ủy ban ATGT Quốc gia, tổ chức JICA (Nhật Bản) và một số nhà khoa học, chuyên gia.
Thời gian nộp hồ sơ đăng ký thi tuyển từ ngày 19.1 đến hết ngày 23.1 tại Ban quản lý dự án duy tu hạ tầng giao thông, Sở GTVT Hà Nội. Hình thức là thi tuyển hạn chế, thông qua việc tuyển chọn năng lực của các đơn vị tư vấn thiết kế trong nước và quốc tế đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín.
Các đơn vị, tổ chức tham gia dự thi cần đề xuất các vấn đề liên quan đến: định hướng xây dựng không gian ngầm, bao gồm hướng tuyến, vị trí và quy mô các tuyến đường sắt đô thị; vị trí, quy mô hầm đường bộ và khu vực dự kiến bãi đỗ xe ngầm; đưa ra đề án giao thông thông minh, ứng dụng công nghệ tiên tiến về điện, điện tử trong quản lý điều hành giao thông và kiểm tra, xử phạt vi phạm giao thông.
Đồng thời, các đơn vị tư vấn cũng đưa ra ý tưởng về Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.Hà Nội với mục tiêu: quản lý phương tiện giao thông, xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, tiến tới dừng hoạt động xe máy lưu thông trong khu vực nội đô.

Ảnh: Đi tìm thủ phạm gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội

Taxi đỗ giữa đường, va chạm cãi lộn, người đi xe máy thiếu ý thức, số lượng ô tô gia tăng... là những mớ bòng bong gây ùn tắc giao thông.

Ảnh: Đi tìm thủ phạm gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội
Người đi xe máy đổ lỗi cho ô tô gây ùn tắc giao thông. Nhiều quan điểm cho là ô tô đã chiếm diện tích lớn mặt đường lại còn tăng nhanh. Riêng cánh tài xế phàn nàn người đi xe máy ý thức quá kém mới là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Hạ tầng yếu kém, quy hoạch thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và việc ý thức chấp hành luật lệ của người tham gia giao thông chưa tốt là những vấn nạn khó giải đối với giao thông Hà Nội nhiều năm qua. Ảnh: Hoàng Hà.

Người đi xe máy đổ lỗi cho ô tô gây ùn tắc giao thông. Nhiều quan điểm cho là ô tô đã chiếm diện tích lớn mặt đường lại còn tăng nhanh. Riêng cánh tài xế phàn nàn người đi xe máy ý thức quá kém mới là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Hạ tầng yếu kém, quy hoạch thiếu đồng bộ, chưa hoàn chỉnh và việc ý thức chấp hành luật lệ của người tham gia giao thông chưa tốt là những vấn nạn khó giải đối với giao thông Hà Nội nhiều năm qua. Ảnh: Hoàng Hà.

Nghe chuyên gia giao thông bắt “bệnh ùn tắc” của Thủ đô

Theo chuyên gia giao thông, lượng phương tiện cá nhân tăng nhanh chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc và TNGT thường xuyên xảy ra giữa Thủ đô.

Nghe chuyên gia giao thông bắt “bệnh ùn tắc” của Thủ đô
Nếu cuối những năm 80 phương tiện được người dân Thủ đô sử dụng chủ yếu là xe đạp thì sau hơn hai thập kỷ xe máy, ô tô đã lên ngôi. Cho đến nay, phương tiện cá nhân tăng, tốc độ đô thị hóa tăng từ 10- 12%/năm nhưng hạ tầng chỉ tăng 1%.

Thế giới treo thưởng chống ùn tắc giao thông thế nào?

Việc Hà Nội tuyên bố treo thưởng hơn 6 tỷ cho bất cứ ai có giải pháp chống ùn tắc giao thông đang thu hút sự quan tâm của dư luận cả nước.

Thế giới treo thưởng chống ùn tắc giao thông thế nào?

Singapore là một đất nước phát triển và có cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại bậc nhất thế giới nhưng vẫn gặp phải vấn đề tắc đường, kẹt xe.

The gioi treo thuong chong un tac giao thong the nao?
 Cảnh tắc đường ở Singapore. Ảnh: Danviet.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.