Chọi trâu Đồ Sơn trở lại sau 3 tháng xảy ra sự cố chết người

Ngày 28/9, quận Đồ Sơn (Hải Phòng) tiếp tục tổ chức lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Ban tổ chức cho biết công tác an ninh lần này được thắt chặt.

Chọi trâu Đồ Sơn trở lại sau 3 tháng xảy ra sự cố chết người
Mấy ngày qua, các chủ trâu tham gia lễ hội chọi trâu Đồ Sơn tất tả chuẩn bị để đưa trâu ra đình làm lễ. Việc lễ hội chọi trâu được tiếp tục diễn ra khiến người dân và chủ trâu rất vui mừng.
Anh Lê Bá Võ (37 tuổi, ngụ tổ 6, phường Vạn Hương), người có trâu tham dự lễ hội năm nay, cho biết từ ngày 1/8 âm lịch, ban tổ chức đã làm lễ rước nước mở màn lễ hội.
Vào ngày mai, anh Võ và 17 chủ trâu khác sẽ đưa “ông trâu” ra đình trình các thành hoàng làng trước khi dẫn ra sới chọi.
Theo anh Võ, sau khi sự cố trâu số 18 húc chết ông Đinh Xuân Hướng (47 tuổi, ngụ xã Vạn Hương, Đồ Sơn), Ban tổ chức lễ hội đã đưa ra rất nhiều quy định mới nhằm thắt chặt an ninh.
Cụ thể, sân đấu được thu hẹp lại còn 60m x 35m nhằm mở rộng khoảng cách thoát cho trâu, tạo bước đệm an toàn cho khán giả. Ngoài ra, hệ thống rào được gia cố, dựng mới 2 lớp bằng những hàng cọc bạch đàn lớn.
Choi trau Do Son tro lai sau 3 thang xay ra su co chet nguoi
 Chủ trâu chuẩn bị đưa các "ông trâu" ra đình làm lễ. Ảnh: Văn Chương.
Ban tổ chức cũng gia cố lại hàng rào sắt chắc chắn ngăn cách với khu vực khán đài, đảm bảo trâu không phá được rào. Đường thoát trâu cũng được gia cố bằng các lốp ôtô.
“Trước đây, hai chủ sẽ dẫn trâu gần sát nhau mới thả nhưng giờ ban tổ chức quy định khoảng cách tối thiểu là 20 m phải rút dây thừng mũi. Điều này cũng để an toàn hơn cho các chủ trâu”, anh Võ nói.
Chiều 26/9, trao đổi với Zing.vn, ông Hoàng Xuân Minh, Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn khẳng định ngoài việc gia cố lại sân đấu, Ban tổ chức còn có quy định cụ thể về lực lượng bắt trâu.
Theo đó, Ban tổ chức quán triệt không cho bất cứ ai vào trong sới chọi (kể cả trọng tài và chủ trâu) khi bắt đầu thi đấu. Lực lượng bắt trâu gồm 5 người được phân công chỉ vào sân khi có lệnh của Ban tổ chức.
Tại vòng chung kết, Ban tổ chức đã loại bỏ những trâu có biểu hiện hung dữ, tấn công người… Trước đó, để chuẩn bị cho lễ hội chọi trâu vào ngày 28/9, thành phố Hải Phòng đã yêu cầu Ban tổ chức thử chất kích thích toàn bộ trâu.
Vòng chung kết diễn ra vào hai ngày tới sẽ có 18 trâu tham gia. Chủ trâu giải nhất nhận được 100 triệu đồng; giải nhì nhận 60 triệu đồng; giải ba trị giá 40 triệu đồng.
Trước đó, ngày 1/7, tại vòng đấu loại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã bất ngờ xảy ra vụ việc một trâu chọi húc chết chủ trên sân đấu.
Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) đã ban hành công văn hỏa tốc đề nghị Hải Phòng kiểm tra công tác an ninh, an toàn trong Lễ hội chọi trâu 2017.Thành phố Hải Phòng sau đó yêu cầu tạm dừng tổ chức lễ hội này.
Đến đầu tháng 9, Bộ Văn hòa Thể thao và Du lịch đã quyết định cho phép tiếp tục tổ chức lễ hội nhưng phải siết chặt công tác an ninh.

Trâu chọi Đồ Sơn được huấn luyện như thế nào?

Sau đây là cách mà những chủ trâu ở Đồ Sơn thường áp dụng khi huấn luyện trâu chọi.

Trâu chọi Đồ Sơn được huấn luyện như thế nào?
Video: Trâu chọi Đồ Sơn được huấn luyện như thế nào?:

Lấy mẫu tất cả trâu chọi Đồ Sơn xét nghiệm chất kích thích

Ban tổ chức Lễ hội thống nhất phương án lấy mẫu xét nghiệm của trâu chọi Đồ Sơn còn lại để kiểm tra chất kích thích còn tồn đọng trước khi cho thi đấu.

Lấy mẫu tất cả trâu chọi Đồ Sơn xét nghiệm chất kích thích
Ngày 4/7, tại trung tâm Văn hóa quận Đồ Sơn (Hải Phòng), BTC lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã tiến hành họp bàn với các chủ trâu về việc lấy mẫu xét nghiệm 31 "ông trâu" để kiểm tra chất kích thích, theo tin tức trên báo NĐT.

Những lễ hội đâm, chọi trâu gây tranh cãi ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Chọi trâu Đồ Sơn 2017, treo trâu tế lên cây ở lễ hội Đông Cuông... là một số trong những nghi lễ - lễ hội gây tranh cãi ở Việt Nam.

Những lễ hội đâm, chọi trâu gây tranh cãi ở Việt Nam
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2017 đã phải dừng tổ chức sau vụ tai nạn gây chết người ở vòng đấu loại - khi trâu số 18 khi đang thi đấu, bất ngờ bỏ chạy và húc vào chủ trâu là ông Đinh Xuân Hướng, 47 tuổi, ở phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn (Hải Phòng) khiến ông Hướng thiệt mạng. Sự cố đã khiến dư luận bàng hoàng, nhiều tranh luận nổ ra về việc nên giữ hay xóa bỏ lễ hội chọi trâu Đồ Sơn này. Ảnh: TTXVN. 
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-2
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn – TP Hải Phòng, được tổ chức chính thức vào 9/8 âm lịch hằng năm. Có luồng dư luận cho rằng lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cần phải xóa bỏ vì nhiều biến tướng, xuất hiện tình trạng trục lợi cá nhân, cá độ tại lễ hội, Ngoài ra, chọi trâu là nguy hiểm, có nhiều hình ảnh bạo lực. Ảnh: Tuổi Trẻ.  
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-3
Trong khi đó, nhiều chuyên gia văn hóa lại cho rằng, đây là di sản phi vật thể quốc gia, điều cần làm là điều chỉnh khâu tổ chức an toàn, thay vì cấm tổ chức lễ hội. Ảnh: Zing.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-4
Một trong những nghi lễ gây tranh cãi trong lễ hội đền Đông Cuông (Yên Bái) đó là trâu tế bị treo lên cây trước khi mổ tế lễ. Nhiều ý kiến cho rằng, việc này gây cảm quan không tốt, và có phần đáng sợ. Ảnh cắt từ video.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-5
Sau phản ánh, năm 2017, Ban tổ chức lễ hội Đền Đông Cuông không thực hiện treo trâu lên cây như mọi năm; việc mổ trâu để tế lễ vẫn tiến hành vào lúc 0 giờ ngày Mão đầu tiên trong năm nhưng được diễn ra trong khu vực quây kín bạt, lực lượng an ninh bảo vệ kỹ từ vòng ngoài, du khách và người dân địa phương không được chứng kiến. Sau đó, các thủ tục hành lễ được tiến hành như thường lệ. Ảnh: VOV.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-6
Năm 2015, những hình ảnh về lễ hội Cầu Trâu (Phú Thọ) tiếp tục làm bùng nổ những tranh cãi về việc có nên tiếp tục tổ chức những lễ hội có cảnh chém giết động vật khiến người xem rùng rợn. Trong lễ hội có màn nhiều thanh niên phiên nhau dùng búa đập vào đầu con trâu cho đến khi con vật ngã gục mới thôi. Ảnh: Lao động. 
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-7
Có luồng dư luận cho rằng, hành động này mang tính rùng rợn, cần được loại bỏ. Năm 2017, một nét mới trong lễ hội Cầu Trâu ở Phú Thọ là không còn hình ảnh đánh đầu trâu như mọi năm. Ảnh: Tạp chí DL. 
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-8
Theo phong tục truyền thống, lễ hội đền Chín Gian, xã Châu Kim, huyện Quế Phong có nghi lễ hiến trâu. Sau khi trâu hiến tế được đưa xuống tắm ở bến sông Tà Tạo (bến Quan), lễ chém trâu diễn ra trong tiếng hò reo của bà con dự lễ. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-9
Sau nhiều ý kiến phản đối việc chém trâu, từ năm 2016, huyện Quế Phong vẫn giữ điểm đặc sắc lễ tế trâu nhưng không tổ chức chém trâu một cách phản cảm. Trâu sau khi được làm lễ xong trả về cho gia chủ. Còn các vật lễ khác vẫn giữ nguyên nét truyền thống. Ảnh: báo Nghệ An.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-10
Ariêu Ping là lễ hội truyền thống mang văn hóa tâm linh của đồng bào Pa Cô ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Lễ hội này nhằm tỏ lòng tôn kính đến những người đã khuất và thường kéo dài 3 ngày 2 đêm. Điểm đặc biệt của lễ hội là những con vật như trâu, bò, dê được buộc những cây nêu được những họ tộc có người đã khuất dựng lên để thực hiện nghi lễ tế thần. Ảnh: DL.
Nhung le hoi dam, choi trau gay tranh cai o Viet Nam-Hinh-11
Nhiều ý kiến trái chiều đã bùng nổ khi mọi người tập trung thành vòng tròn quanh cây nêu buộc các con vật và bắt đầu thực hiện nghi lễ. Nhiều người dùng giáo đâm vào vật tế cho đến khi chúng ngã quỵ. Sau đó, trâu bò, dê sẽ bị xẻ thịt và nấu nướng để đãi khách. Ảnh: Dân Việt. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.