Choáng với siêu pháo tự hành nặng 100 tấn của Mỹ

Choáng với siêu pháo tự hành nặng 100 tấn của Mỹ

(Kiến Thức) - Dường như xe tăng hạng siêu nặng đã trở thành tiêu chuẩn không thể thiếu trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ hai và kết quả của nó là hàng loạt "quái vật" nặng hàng trăm tấn được cho ra đời.

Được thiết kế trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bắt đầu được sản xuất chính thức từ năm 1945, con quái vật nặng gần 100 tấn này của quân đội Mỹ là mẫu  pháo tự hành chống tăng T28 có trọng lượng chính xác là 86,2 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.
Được thiết kế trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bắt đầu được sản xuất chính thức từ năm 1945, con quái vật nặng gần 100 tấn này của quân đội Mỹ là mẫu pháo tự hành chống tăng T28 có trọng lượng chính xác là 86,2 tấn. Nguồn ảnh: Wiki.
Ban đầu, T28 được thiết kế để trở thành loại xe tăng hạng siêu nặng nhằm đối đầu với các loại xe tăng hạng nặng của Đức ở giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên sau đó, nó đã được thiết kế lại để trở thành khẩu pháo tự hành chống tăng mang nòng pháo 105mm. Nguồn ảnh: Lonetrunsm.
Ban đầu, T28 được thiết kế để trở thành loại xe tăng hạng siêu nặng nhằm đối đầu với các loại xe tăng hạng nặng của Đức ở giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên sau đó, nó đã được thiết kế lại để trở thành khẩu pháo tự hành chống tăng mang nòng pháo 105mm. Nguồn ảnh: Lonetrunsm.
Ban đầu, con quái vật này được mang tên T95. Tới năm 1946, nó mới được đổi tên lại thành xe tăng siêu nặng T28. Theo học thuyết của quân đội Mỹ, T28 vừa có thể coi là một khẩu pháo tự hành, vừa có thể được coi là một loại xe tăng hạng nặng. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Ban đầu, con quái vật này được mang tên T95. Tới năm 1946, nó mới được đổi tên lại thành xe tăng siêu nặng T28. Theo học thuyết của quân đội Mỹ, T28 vừa có thể coi là một khẩu pháo tự hành, vừa có thể được coi là một loại xe tăng hạng nặng. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Quân đội Mỹ bắt đầu thiết kế loại xe tăng hạng siêu nặng này từ những năm 1941 với hy vọng có thể có khoảng 25 chiếc có thể hoạt động được vào năm 1943. Tuy nhiên tới năm 1944, đối tác lắp ráp T28 của Quân đội Mỹ thông báo họ chỉ có khả năng đóng mới 5 chiếc trong năm 1944. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Quân đội Mỹ bắt đầu thiết kế loại xe tăng hạng siêu nặng này từ những năm 1941 với hy vọng có thể có khoảng 25 chiếc có thể hoạt động được vào năm 1943. Tuy nhiên tới năm 1944, đối tác lắp ráp T28 của Quân đội Mỹ thông báo họ chỉ có khả năng đóng mới 5 chiếc trong năm 1944. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Mặc dù vậy, phải tới tháng 3/1945 chiếc T28 đầu tiên của quân đội Mỹ mới bắt đầu xuất xưởng. Lúc này, do cuộc chiến đã dần đi đến hồi kết và sức mạnh của các loại tăng hạng trung được khẳng định trên chiến trường, kế hoạch sản xuất T28 bị rút xuống chỉ còn 2 chiếc. Nguồn ảnh: Tube.
Mặc dù vậy, phải tới tháng 3/1945 chiếc T28 đầu tiên của quân đội Mỹ mới bắt đầu xuất xưởng. Lúc này, do cuộc chiến đã dần đi đến hồi kết và sức mạnh của các loại tăng hạng trung được khẳng định trên chiến trường, kế hoạch sản xuất T28 bị rút xuống chỉ còn 2 chiếc. Nguồn ảnh: Tube.
T28 là loại pháo tự hành chống tăng không có tháp pháo - khác hoàn toàn với phần lớn các loại pháo tự hành chống tăng trước đó của Mỹ có tháp pháo xoay 360 độ. Nòng pháo của T28 thực chất chỉ có khả năng di chuyển 19,5 độ lên trên và -5 độ xuống dưới, kèm theo đó là xoay trái 11 độ, xoay phải 10 độ tính từ tâm. Nguồn ảnh: Loscontenr.
T28 là loại pháo tự hành chống tăng không có tháp pháo - khác hoàn toàn với phần lớn các loại pháo tự hành chống tăng trước đó của Mỹ có tháp pháo xoay 360 độ. Nòng pháo của T28 thực chất chỉ có khả năng di chuyển 19,5 độ lên trên và -5 độ xuống dưới, kèm theo đó là xoay trái 11 độ, xoay phải 10 độ tính từ tâm. Nguồn ảnh: Loscontenr.
Do nòng pháo của T28 quá nặng, khi chiếc xe tăng này di chuyển, nòng pháo của nó bắt buộc phải dịch về thẳng hướng 12h so với xe tăng và nâng góc tối đa lên 19,5 độ. Đây là loại pháo cỡ nòng 105mm nòng dài gấp 65 lần đường kính, cho phép bắn với tầm xa tối đa 19 km. Nguồn ảnh: USArmy.
Do nòng pháo của T28 quá nặng, khi chiếc xe tăng này di chuyển, nòng pháo của nó bắt buộc phải dịch về thẳng hướng 12h so với xe tăng và nâng góc tối đa lên 19,5 độ. Đây là loại pháo cỡ nòng 105mm nòng dài gấp 65 lần đường kính, cho phép bắn với tầm xa tối đa 19 km. Nguồn ảnh: USArmy.
Giáp của T28 có thể nói là dày nhất so với các loại xe tăng thời bấy giờ. Giáp mặt nó lên tới 305mm - nghĩa là hơn 30cm thép. Lớp giáp của T28 được cho là có đủ khả năng giúp nó có thể giúp T28 cũng như kíp lái của nó sống sót trước hoả lực của khẩu Flak 88mm chống tăng nguy hiểm nhất của Đức. Nguồn ảnh: History.
Giáp của T28 có thể nói là dày nhất so với các loại xe tăng thời bấy giờ. Giáp mặt nó lên tới 305mm - nghĩa là hơn 30cm thép. Lớp giáp của T28 được cho là có đủ khả năng giúp nó có thể giúp T28 cũng như kíp lái của nó sống sót trước hoả lực của khẩu Flak 88mm chống tăng nguy hiểm nhất của Đức. Nguồn ảnh: History.
Tới cuối chiến tranh, khi mà những chiếc T28 đầu tiên được ra đời cũng là lúc quân đội Mỹ nhận ra, thời của xe tăng hạng nặng đã hết, đây là thời kỳ của xe tăng hạng trung với độ cơ động cao và các loại vũ khí chống tăng cá nhân vừa hiệu quả, vừa rẻ tiền vừa dễ triển khai. Đây được coi là một trong những lý do chính khiến dự án T28 bị dừng lại chỉ còn 2 chiếc. Nguồn ảnh: Tankeny.
Tới cuối chiến tranh, khi mà những chiếc T28 đầu tiên được ra đời cũng là lúc quân đội Mỹ nhận ra, thời của xe tăng hạng nặng đã hết, đây là thời kỳ của xe tăng hạng trung với độ cơ động cao và các loại vũ khí chống tăng cá nhân vừa hiệu quả, vừa rẻ tiền vừa dễ triển khai. Đây được coi là một trong những lý do chính khiến dự án T28 bị dừng lại chỉ còn 2 chiếc. Nguồn ảnh: Tankeny.
So với các loại xe tăng hạng trung và pháo tự hành khác cùng thời, T28 có độ cơ động không thể "lề mề" hơn khi tốc độ tối đa của nó chỉ là 13 km/h dù được trang bị động cơ có công suất lên tới 500 sức ngựa - một động cơ dù cực khoẻ vẫn được coi là chưa đủ để kéo nổi con quái vật này khi tỷ số lực kéo chỉ là 5,8 sức ngựa cho mỗi tấn. Nguồn ảnh: Tanker.
So với các loại xe tăng hạng trung và pháo tự hành khác cùng thời, T28 có độ cơ động không thể "lề mề" hơn khi tốc độ tối đa của nó chỉ là 13 km/h dù được trang bị động cơ có công suất lên tới 500 sức ngựa - một động cơ dù cực khoẻ vẫn được coi là chưa đủ để kéo nổi con quái vật này khi tỷ số lực kéo chỉ là 5,8 sức ngựa cho mỗi tấn. Nguồn ảnh: Tanker.
Tới tháng 10/1947, chương trình T28 chính thức bị bỏ xó và một nguyên mẫu của nó đã bị tháo bỏ. Nguyên mẫu thứ hai, chiếc T28 cuối cùng còn sống sót đã bị bỏ quên phơi mưa phơi nắng tới năm 1974 mới được tìm thấy ở bãi tập bắn Forrt Belvoir, Virginia. Nguồn ảnh: Archive.
Tới tháng 10/1947, chương trình T28 chính thức bị bỏ xó và một nguyên mẫu của nó đã bị tháo bỏ. Nguyên mẫu thứ hai, chiếc T28 cuối cùng còn sống sót đã bị bỏ quên phơi mưa phơi nắng tới năm 1974 mới được tìm thấy ở bãi tập bắn Forrt Belvoir, Virginia. Nguồn ảnh: Archive.
Chiếc T28 này đã được đưa về tái khôi phục lại, tháo bỏ vũ khí (chỉ để lại nòng pháo) và được trưng bày ở bảo tàng Kỵ binh Thiết giáp Patton của Mỹ ở Kentucky. Nguồn ảnh: Archive.
Chiếc T28 này đã được đưa về tái khôi phục lại, tháo bỏ vũ khí (chỉ để lại nòng pháo) và được trưng bày ở bảo tàng Kỵ binh Thiết giáp Patton của Mỹ ở Kentucky. Nguồn ảnh: Archive.
So sánh kích thước khổng lồ của T28 với các loại xe tăng hạng trung và pháo tự hành thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Life.
So sánh kích thước khổng lồ của T28 với các loại xe tăng hạng trung và pháo tự hành thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Life.
Mời độc giả xem Video: Tốc độ di chuyển "lề mề" của siêu xe tăng hạng nặng T28 của Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.