Choáng với khẩu pháo chống tăng đắt hơn cả xe tăng T-90

Choáng với khẩu pháo chống tăng đắt hơn cả xe tăng T-90

(Kiến Thức) - Có giá khoảng 6,6 triệu USD mỗi chiếc, khẩu pháo tự hành chống tăng hay còn có tên "trá hình" là "Phương tiện chiến đấu cơ động" là một trong nhiều phương tiện chiến đấu bọc thép đắt đỏ nhất đến từ Nhật Bản.

Phương tiện chiến đấu cơ động 16 hay  pháo tự hành chống tăng Type 16 của Nhật bắt đầu được nghiên cứu phát triển kể từ năm 2007. Dự án được phê chuẩn bởi Bộ phòng thủ Nhật Bản và được nghiên cứu bởi Viện nghiên cứu và phát triển thuộc cục phòng thủ. Nguồn ảnh: Sina.
Phương tiện chiến đấu cơ động 16 hay pháo tự hành chống tăng Type 16 của Nhật bắt đầu được nghiên cứu phát triển kể từ năm 2007. Dự án được phê chuẩn bởi Bộ phòng thủ Nhật Bản và được nghiên cứu bởi Viện nghiên cứu và phát triển thuộc cục phòng thủ. Nguồn ảnh: Sina.
Năm 2009, nguyên mẫu đầu tiên được ra đời và quá trình thử nghiệm kéo dài tới tận năm 2014 với tổng cộng 4 nguyên mẫu. Tổng cộng dự án này tốn khoảng 183 triệu USD và trung bình, giá thành của mỗi chiếc Type 16 vào khoảng 6,6 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.
Năm 2009, nguyên mẫu đầu tiên được ra đời và quá trình thử nghiệm kéo dài tới tận năm 2014 với tổng cộng 4 nguyên mẫu. Tổng cộng dự án này tốn khoảng 183 triệu USD và trung bình, giá thành của mỗi chiếc Type 16 vào khoảng 6,6 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.
So với xe tăng chủ lực Type 10 có giá 8,4 triệu USD, giá của Type 16 là rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên so với các loại xe tăng chủ lực khác của Nga ví dụ như xe tăng T-90 chỉ có giá dưới 5 triệu USD, Type 16 vẫn có giá quá đắt. Nguồn ảnh: Sina.
So với xe tăng chủ lực Type 10 có giá 8,4 triệu USD, giá của Type 16 là rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên so với các loại xe tăng chủ lực khác của Nga ví dụ như xe tăng T-90 chỉ có giá dưới 5 triệu USD, Type 16 vẫn có giá quá đắt. Nguồn ảnh: Sina.
Về thiết kế, pháo tự hành Type 16 có nhiều điểm tương đồng với Rooikat của Nam Phi hay B1 Centauro của Italia. Tuy nhiên bên trong Type 16 được cho là có thiết kế tương đồng với xe thiết giáp chở quân Stryker của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Về thiết kế, pháo tự hành Type 16 có nhiều điểm tương đồng với Rooikat của Nam Phi hay B1 Centauro của Italia. Tuy nhiên bên trong Type 16 được cho là có thiết kế tương đồng với xe thiết giáp chở quân Stryker của Mỹ. Nguồn ảnh: Sina.
Do được đặt tên là phương tiện cơ động, khả năng cơ động của Type 16 là khá đáng nể với khung gầm và hệ thống treo được lấy từ thiết kế của thiết giáp chở quân Komatsu Type 96. Nguồn ảnh: Sina.
Do được đặt tên là phương tiện cơ động, khả năng cơ động của Type 16 là khá đáng nể với khung gầm và hệ thống treo được lấy từ thiết kế của thiết giáp chở quân Komatsu Type 96. Nguồn ảnh: Sina.
Động cơ của Type 16 có bốn xy-lanh, làm mát bằng nước, và có công suất tổng cộng 570 mã lực. Động cơ được đặt ở phía trước bên trái của xe. Điều này là cực kỳ quan trọng khi phía sau xe là tháp pháo - giúp trọng lực của xe phân bổ đều, tăng khả năng vượt địa hình. Nguồn ảnh: Sina.
Động cơ của Type 16 có bốn xy-lanh, làm mát bằng nước, và có công suất tổng cộng 570 mã lực. Động cơ được đặt ở phía trước bên trái của xe. Điều này là cực kỳ quan trọng khi phía sau xe là tháp pháo - giúp trọng lực của xe phân bổ đều, tăng khả năng vượt địa hình. Nguồn ảnh: Sina.
Tỷ số sức kéo của Type 16 là 21,9 sức ngựa cho mỗi tấn. Tốc độ tối đa nó có thể đạn được là 100 km/h. Mặc dù vậy có một điều rất khó hiểu đó là tới tận thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ động cơ của Type 16 là do nhà sản xuất nào chế tạo - không ngoại trừ khả năng đây là động cơ nhập khẩu. Nguồn ảnh: Sina.
Tỷ số sức kéo của Type 16 là 21,9 sức ngựa cho mỗi tấn. Tốc độ tối đa nó có thể đạn được là 100 km/h. Mặc dù vậy có một điều rất khó hiểu đó là tới tận thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ động cơ của Type 16 là do nhà sản xuất nào chế tạo - không ngoại trừ khả năng đây là động cơ nhập khẩu. Nguồn ảnh: Sina.
Hoả lực chính của phương tiện này là một khẩu pháo 105mm. Đây là loại pháo được Nhật Bản sản xuất dựa trên thiết kế của khẩu pháo L7 do Anh phát triển. Khẩu L7 đã ra đời từ năm 1959 và là khẩu pháo tăng được sử dụng lâu đời nhất thế giới. Cơ số đạn dự trữ của Type 16 là 40 viên bên trong xe và 15 viên treo bên ngoài xe. Nguồn ảnh: Sina.
Hoả lực chính của phương tiện này là một khẩu pháo 105mm. Đây là loại pháo được Nhật Bản sản xuất dựa trên thiết kế của khẩu pháo L7 do Anh phát triển. Khẩu L7 đã ra đời từ năm 1959 và là khẩu pháo tăng được sử dụng lâu đời nhất thế giới. Cơ số đạn dự trữ của Type 16 là 40 viên bên trong xe và 15 viên treo bên ngoài xe. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được cho là đang sở hữu tối thiểu 80 phương tiện chiến đấu cơ động dạng này. Tuy nhiên có thể chắc chắn một điều, với giá thành cao hơn cả xe tăng chủ lực chiến trường, triển vọng xuất khẩu của pháo tự hành chống tăng Type 16 là gần như bằng 0. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được cho là đang sở hữu tối thiểu 80 phương tiện chiến đấu cơ động dạng này. Tuy nhiên có thể chắc chắn một điều, với giá thành cao hơn cả xe tăng chủ lực chiến trường, triển vọng xuất khẩu của pháo tự hành chống tăng Type 16 là gần như bằng 0. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Pháo tự hành chông tăng Type 16 của Nhật trên thao trường.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.