Choáng váng khi chứng kiến sức mạnh của hổ Bengal vồ con hươu

Người quay clip đã rất choáng váng khi chứng kiến sức mạnh của con hổ. Ngay cả hướng dẫn viên cũng nói rằng, anh ấy chưa bao giờ thấy một cuộc tấn công như thế.

Choáng váng khi chứng kiến sức mạnh của hổ Bengal vồ con hươu
 

Laura van der Velden đang đi tham quan ở Chitwan, Nepal, thì hướng dẫn viên của cô chỉ ra một đàn hươu đang di chuyển qua một con sông gần đó.

Trong clip, khi đàn hươu bắt đầu sang được bờ bên kia thì một con hổ từ trong bụi rậm lao ra. Nó nhanh chóng vồ lấy một con hươu rồi ghì mạnh xuống nước, trước khi kéo xác con mồi lên bờ. Chứng kiến cảnh đồng loại bị bắt ngay trước mắt, những con khác trong đàn lập tức bỏ chạy.

"Mọi thứ im lặng trong vài giây trước khi một số loài chim báo động và cả đàn hươu từ trong rừng lao xuống nước. Sau đó, người hướng dẫn nói rằng, chúng tôi phải cúi xuống và trốn trong cỏ vì có một con hổ hoặc một con báo đốm gần đó. Người hướng dẫn đã phát hiện ra con hổ trước so với tất cả chúng tôi và sau đó cuộc tấn công xảy ra", Laura cho biết.

Cô gái cho biết thêm: "Tôi đã rất choáng váng khi chứng kiến tận mắt sức mạnh của con hổ. Ngay cả hướng dẫn viên cũng nói rằng, anh ấy chưa bao giờ chứng kiến một cuộc tấn công và nhìn thấy một con hổ đến gần trong 20 năm qua".

Hổ Bengal ưa thích đi săn về đêm, nhưng cũng thức dậy vào thời gian ban ngày. Trong thời gian ban ngày, sự che phủ của cỏ voi cao lớn, rậm rạp tạo ra cho chúng một lớp ngụy trang tốt. Hổ Bengal giết con mồi bằng cách chế ngự chúng và cắn đứt tủy sống (phương pháp ưa thích đối với con mồi nhỏ), hoặc sử dụng cú cắn vào cổ làm nghẹt thở đối với con mồi lớn.

Loài động vật này nằm trong danh mục động vật nguy cấp của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) với số lượng ngày càng sụt giảm. Hiện nay, hổ Bengal chỉ tập trung ở những vùng rừng nhỏ tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Myanmar.

Chú bé báo hoa mai hài hước cứ ngỡ con mồi là bạn chơi cùng

Linh dương impala là loài động vật ăn cỏ, có thân hình thon gọn cực kỳ phổ biến trên vùng thảo nguyên châu Phi.

Chú bé báo hoa mai hài hước cứ ngỡ con mồi là bạn chơi cùng

Đây là loài động vật sinh sống theo bầy đàn và hầu như hoạt động cả ngày. Ngoài chiếc sừng to lớn dài khoảng 90 cm, dùng chủ yếu để dọa nạt (nhưng có vẻ không hiệu quả mấy), thì kỹ năng quan trọng để linh dương impala có thể sinh tồn trong môi trường hoang dã đó là khả năng nhảy xa.

Bất ngờ độc chiêu săn mồi đỉnh cao của các loài động vật

Cùng điểm lại một vài loài động vật có cách săn mồi độc đáo mà chúng ta hẳn chưa bao giờ nghĩ đến dưới đây.

Bất ngờ độc chiêu săn mồi đỉnh cao của các loài động vật
Bat ngo doc chieu san moi dinh cao cua cac loai dong vat
1. Chồn ecmin là loài động vật có vẻ ngoài đáng yêu nhưng cách săn mồi của nó thì không như vậy. Chúng là loài động vật ăn thịt, có thể ăn bất kỳ thứ gì từ côn trùng, chim, chuột cho tới các loài động vật có vú nhỏ như thỏ.  

Video: Bạch tuộc “phi thân” lên bờ săn giết cua

Nhận thấy con cua đã lọt vào tầm săn bắt, chú bạch tuộc liền lao ra khỏi nơi ẩn nấp trước khi phi thân thẳng lên bờ đá để tóm gọn con mồi.

Video: Bạch tuộc “phi thân” lên bờ săn giết cua

Được biết, cảnh tượng bạch tuộc lao lên bờ bắt cua kể trên được các du khách tình cờ ghi lại được khi đang tham quan vùng biển thuộc thị trấn Yallingup ở miền Tây Australia.

Đọc nhiều nhất

Tin mới