Được biết, cảnh tượng bạch tuộc lao lên bờ bắt cua kể trên được các du khách tình cờ ghi lại được khi đang tham quan vùng biển thuộc thị trấn Yallingup ở miền Tây Australia.
- Video: Bạch tuộc “phi thân” lên bờ để giết cua. Nguồn: CNN.
Được biết, cảnh tượng bạch tuộc lao lên bờ bắt cua kể trên được các du khách tình cờ ghi lại được khi đang tham quan vùng biển thuộc thị trấn Yallingup ở miền Tây Australia.
- Video: Bạch tuộc “phi thân” lên bờ để giết cua. Nguồn: CNN.
Xem video " Cá voi sát thủ ‘siêu thông minh’, đoạt mạng hải cẩu trong thế khó"
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu mực và bạch tuộc có xu hướng tăng mạnh. Chỉ trong tháng 9/2022, hai loại hải sản này thu về thêm 68 triệu USD. Tính đến hết tháng 9 năm nay, kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt 557 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ.
Trong 8 tháng năm 2022, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai khách hàng lớn nhất của mực và bạch tuộc Việt Nam, chiếm tỷ trọng lần lượt 36% và 22% tổng giá trị xuất khẩu.
Đứng thứ ba là Trung Quốc, chiếm 10%; song trong 8 tháng năm 2022 ghi nhận có mức tăng trưởng đột phá 113%. Tương tự, xuất khẩu sang Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp, Israel cũng tăng vọt, lần lượt ghi nhận mức tăng 53%, 152%, 76% và 193%.
Tại khối thị trường EU, kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này sang Tây Ban Nha và Pháp cũng tăng tới 152% và 76%.
Theo VASEP, bạch tuộc tươi, đông lạnh (mã HS 03) chiếm 83% tổng xuất khẩu bạch tuộc. Với mực, sản phẩm tươi/đông lạnh chiếm 49%, mực khô nướng chiếm 42%, còn lại là mực chế biến (9%).
Giá trị xuất khẩu mực ghi nhận tăng trưởng tốt hơn (47%) so với xuất khẩu bạch tuộc (24%). Riêng mực chế biến đạt mức tăng trưởng tốt nhất 79% trong số các sản phẩm mực, bạch tuộc xuất khẩu của Việt Nam trong 8 tháng năm nay.
Bán cá biển ‘bỏ túi’ 1,5 tỷ USDChỉ trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu cá biển tăng tới 26% so với cùng kỳ, giúp Việt Nam thu về 1,5 triệu USD.