Chính thức miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Sáng 2/4, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, Quốc hội đã chính thức miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước.

Chính thức miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Nghị quyết miễn nhiễm chức vụ Thủ tướng với ông Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội thông qua với 92,92% đại biểu tán thành.
Chinh thuc mien nhiem Thu tuong Chinh phu Nguyen Xuan Phuc
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Sau khi Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước. Chiều cùng ngày, Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín; Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu tân Chủ tịch nước.
Trước đó, thông tin tại họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước và đây là lần đầu tiên Quốc hội sẽ bầu đương kim Thủ tướng làm Chủ tịch nước.
Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20/7/1954, quê quán ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Ban Đảng các khoá X, XI, XII và XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị các khoá XI, XII và XIII; Đại biểu Quốc hội khoá XI, XIII và XIV.
Ông Nguyễn Xuân Phúc có gần 30 năm (từ 1979 đến 2006) công tác tại tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, trải qua các chức vụ: Chuyên viên, Phó Văn phòng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Phó Chủ tịch thường trực, rồi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
Năm 2006, ông được bổ nhiệm làm Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
Năm 2007, ông là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Năm 2011, ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Phó Thủ tướng.
Tháng 4/2016, ông là Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.
Ngày 26/7/2016, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Xuân Phúc được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức

Nguồn: VTV

Xem xét dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV

Tại phiên họp thứ 52 (diễn ra từ 11-12/1), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc ban hành Nghị quyết dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV.

Xem xét dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV
Sáng nay (11/1), sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết liên tịch hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Hai Nghị quyết được xem xét thông qua gồm: Quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung; Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét việc ban hành Nghị quyết dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV.

Xem xet du kien so luong, co cau, thanh phan dai bieu Quoc hoi khoa XV
Phiên họp 51 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Quốc hội 

Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội XV cần những điều kiện gì?

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra vào ngày 23/5/2021 tới đây. Không ít người quan tâm, muốn tự ứng cử Đại biểu Quốc hội cần những điều kiện, tiêu chuẩn gì? Quy trình ra sao?

Tự ứng cử Đại biểu Quốc hội XV cần những điều kiện gì?
Theo Nghị quyết số 1185/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/1/2021, dự kiến tổng số đại biểu Quốc hội khóa XV là 500 đại biểu. Cũng theo Nghị quyết, số đại biểu là người ngoài Đảng từ 25 -50 đại biểu, tương đương từ 5 - 10%. Nếu tính trên tổng số 500 đại biểu được bầu có khoảng từ 25 đến 50 đại biểu; nếu đủ tối đa 10% là 50 đại biểu tự ứng cử.tham gia Quốc hội.
Tu ung cu Dai bieu Quoc hoi XV can nhung dieu kien gi?
Ảnh minh họa. 

Quốc hội khóa XIV đúc rút 6 bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn hoạt động 5 năm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trình bày báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 11, qua đó đúc rút ra 6 bài học kinh nghiệm quý báu.

Quốc hội khóa XIV đúc rút 6 bài học kinh nghiệm

Hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.