Quốc hội khóa XIV đúc rút 6 bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn hoạt động 5 năm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trình bày báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 11, qua đó đúc rút ra 6 bài học kinh nghiệm quý báu.

Quốc hội khóa XIV đúc rút 6 bài học kinh nghiệm
 

Hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Quốc hội khóa XIV được cử tri cả nước bầu ra vào ngày 22/5/2016. Trong 5 năm qua, Quốc hội triển khai hoạt động trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; thế và lực của đất nước ngày càng lớn mạnh sau 35 năm đổi mới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của cử tri, cùng với sự kế thừa và phát huy kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước, Quốc hội khóa XIV ngày càng thể hiện sâu sắc là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc, tư duy sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ, linh hoạt, thận trọng, quyết đoán, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hành động vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng và đối ngoại; thể hiện rõ vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các quyết sách của Quốc hội luôn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc, từ yêu cầu phát triển của đất nước, tạo nên những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Quoc hoi khoa XIV duc rut 6 bai hoc kinh nghiem
 Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các đại biểu chụp ảnh tại phiên khai mạc.
5 năm qua, Quốc hội đã đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác lập pháp, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh của Tổ quốc, hội nhập quốc tế trong hòa bình, hữu nghị, hợp tác bình đẳng
Tăng cường hoạt động giám sát, không ngừng cải tiến, đổi mới cách thức thực hiện, tập trung vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống
Xem xét, quyết định nhiều quyết sách quan trọng của đất nước, có tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, phát triển vùng miền núi đồng bào dân tộc, gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Trong đó, Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư những dự án, công trình quan trọng quốc gia, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, các dự án thành phần của dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành; quyết định dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Quốc hội cũng đã phê duyệt Đề án tổng thể và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, là những quyết sách đặc biệt quan trọng, đồng bộ, toàn diện, thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát huy nội lực, phát triển bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc trong tình hình mới.
Hoạt động đối ngoại của Quốc hội được triển khai hiệu quả, đóng góp quan trọng vào thành công chung của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
Quốc hội cũng đã thể hiện rõ nét hơn vai trò “chủ động đóng góp xây dựng, định hình luật chơi”, bảo vệ và thúc đẩy hiệu quả các lợi ích chiến lược về an ninh, phát triển của Việt Nam; đồng thời, là “thành viên có trách nhiệm”, đóng góp nhiều sáng kiến quan trọng tại các diễn đàn liên nghị viện thế giới và khu vực, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy đối thoại và hợp tác.
Mô hình tổ chức phù hợp, phương thức hoạt động không ngừng được đổi mới, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri, chú trọng mối quan hệ phối hợp công tác là những nhân tố quyết định hiệu quả, góp phần tạo nên những dấu ấn sâu sắc trong hoạt động của Quốc hội. Mô hình tổ chức phù hợp đã phát huy tốt vai trò của từng cơ quan trong bộ máy của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới; Phương thức hoạt động của Quốc hội luôn được đổi mới, hoàn thiện, thích ứng, linh hoạt trước những vấn đề thực tiễn đặt ra, nhất là vào thời điểm đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ.
Quoc hoi khoa XIV duc rut 6 bai hoc kinh nghiem-Hinh-2
 Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV sáng 24/3.
Trong mọi mặt hoạt động, Quốc hội khoá XIV luôn quán triệt sâu sắc, thể chế hoá kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho sự phát triển bền vững của đất nước; đồng thời, chủ động đóng góp ý kiến, kiến nghị tâm huyết, thẳng thắn, toàn diện với Đảng về nhiều vấn đề quan trọng. Qua đó, đã nâng cao uy tín của Quốc hội trong hệ thống chính trị cũng như đối với cử tri, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
Nhận thức sâu sắc mối liên hệ mật thiết với cử tri, Nhân dân vừa là yêu cầu, nhiệm vụ, vừa là mục tiêu, mục đích cao nhất cần hướng tới, Quốc hội đã luôn coi trọng, đẩy mạnh, đổi mới các hoạt động, hình thức, cách thức, biện pháp để mối liên hệ giữa cử tri và đại biểu ngày càng được khăng khít hơn, phù hợp với tình hình thực tiễn. Hoạt động tiếp xúc cử tri được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, trách nhiệm cao, linh hoạt, dưới nhiều hình thức (như: định kỳ, chuyên đề, trực tuyến…).
Mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cơ quan của Quốc hội với Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức hữu quan được chú trọng, tăng cường, bảo đảm toàn diện, chủ động, hiệu quả, có chiều sâu. Những đổi mới trong cách thức phối hợp đã góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, nhằm hướng tới mục tiêu chung là phục vụ Tổ quốc, phụng sự Nhân dân.
6 bài học kinh nghiệm
Từ thực tiễn hoạt động 5 năm qua, Quốc hội khóa XIV đã khẳng định, bổ sung, làm sâu sắc thêm những bài học kinh nghiệm quý được Quốc hội các khóa rút ra như sau:
Một là, quán triệt sâu sắc, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, vì lợi ích của đất nước, của Nhân dân là nhân tố quyết định để Quốc hội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Quốc hội là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, tạo không khí dân chủ và phát huy trí tuệ của các đại biểu Quốc hội.
Hai là, kế thừa, phát huy các thành tựu, bài học kinh nghiệm của hơn 70 năm Quốc hội Việt Nam, Quốc hội khóa XIV tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch, cải tiến, đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Sự đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, trách nhiệm và phát huy dân chủ là yêu cầu thường xuyên, liên tục, là động lực quan trọng tạo nên sức mạnh, sự năng động, sáng tạo để đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát huy tốt vai trò là cơ quan thường trực của Quốc hội. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban ngày càng nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, giám sát và kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi phụ trách, thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc, tin cậy của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.
Hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội góp phần quan trọng vào các kết quả hoạt động của Quốc hội, phát huy vai trò của đại biểu Quốc hội và là cầu nối giữa Quốc hội và địa phương.
Quoc hoi khoa XIV duc rut 6 bai hoc kinh nghiem-Hinh-3
 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.
Ba là, quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, gần dân, hiểu dân, trọng dân; lắng nghe Nhân dân, phục vụ Nhân dân là yêu cầu hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và từng đại biểu Quốc hội nhằm hoàn thành trọng trách mà Nhân dân ủy thác; chú trọng việc nghiên cứu tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của cử tri và Nhân dân nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình. Sự ủng hộ, tin tưởng của cử tri và Nhân dân vừa là động lực, vừa là nguồn động viên to lớn để Quốc hội, đại biểu Quốc hội nỗ lực hơn nữa, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bốn là, đại biểu Quốc hội giữ vai trò trung tâm, là nhân tố then chốt quyết định chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Việc tăng số lượng đại biểu chuyên trách, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đại biểu đã góp phần quan trọng, thiết thực trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội nhận thức rõ vinh dự và nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cử tri, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, thể hiện được bản lĩnh, năng lực, trí tuệ, tâm huyết, khát khao cống hiến; là cầu nối quan trọng giữa Quốc hội và cử tri thông qua việc lắng nghe, phản ánh trung thực ý chí, nguyện vọng của Nhân dân vào nghị trường cũng như tuyên truyền, đưa chính sách và quy định của pháp luật vào cuộc sống.
Năm là, coi trọng, phát huy thế mạnh đặc thù hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong tổng thể hoạt động đối ngoại chung của Đảng, Nhà nước, chủ động, phối hợp chặt chẽ với đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, cùng hướng tới thúc đẩy tiến trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao uy tín của Quốc hội và vị thế của đất nước trên trường quốc tế; tiếp thu các kinh nghiệm tốt trong tổ chức và hoạt động của Nghị viện các nước trên thế giới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Sáu là, mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cơ quan của Quốc hội với các cơ quan, tổ chức hữu quan được coi trọng, tăng cường, tạo sự chủ động, thống nhất, kịp thời trong triển khai công việc, đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần giúp Quốc hội hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hiện đại hóa phương thức hoạt động, khai thác, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, từng bước hình thành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu để đổi mới phương pháp, cải thiện tiến độ, chất lượng và hiệu quả các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội; hướng tới xây dựng Quốc hội điện tử. Tổ chức, hoạt động của bộ máy tham mưu, giúp việc chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, bảo đảm sự ổn định là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng công tác tham mưu tổng hợp, phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, Quốc hội vẫn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, cố gắng cao nhất để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV đã thành công với những kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực từ lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước đến ngoại giao nghị viện đã góp phần đưa đất nước vững bước vượt qua khó khăn, tạo ra những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cải thiện và nâng cao đời sống Nhân dân, đóng góp lớn vào những thành tựu vô cùng ý nghĩa của công cuộc gần 35 năm đổi mới, làm giàu thêm truyền thống 75 năm vẻ vang của Quốc hội. Mỗi đại biểu Quốc hội có quyền tự hào về những thành tựu đó cũng như những nỗ lực, cống hiến không ngừng nghỉ của mình. Thành quả và niềm vinh dự lớn nhất đối với đại biểu Quốc hội chúng ta chính là sự ghi nhận, tin tưởng, chia sẻ, ủng hộ, đồng hành xuyên suốt của cử tri, Nhân dân trong mọi hoạt động của Quốc hội thời gian qua.
“Thay mặt Quốc hội, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến toàn thể đồng bào và cử tri cả nước đã luôn tin tưởng trao cho chúng tôi trọng trách của người đại biểu Nhân dân; sự phối hợp, cộng đồng trách nhiệm của Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan cũng như sự hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế và sự tận tâm, cống hiến hết mình của bộ máy tham mưu, giúp việc” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói và tin rằng, những thành tựu cùng với truyền thống quý báu của 75 năm Quốc hội sẽ tạo nền tảng quan trọng, vững chắc để Quốc hội khóa XV và Quốc hội các khóa tiếp theo tiếp tục kế thừa, phát huy, không ngừng lớn mạnh, có nhiều đổi mới, thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Nhiều điểm mới trong công tác nhân sự đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Nguồn: VTC1


Căn cước công dân có gắn chip liệu có khả năng định vị, theo dõi người dùng?

Bạn đọc hỏi: Liệu căn cước công dân gắn chip có chức năng định vị, theo dõi người dùng không?

Căn cước công dân có gắn chip liệu có khả năng định vị, theo dõi người dùng?
Can cuoc cong dan co gan chip lieu co kha nang dinh vi, theo doi nguoi dung?
 Làm căn cước công dân có gắn chip. Ảnh: Hoàng Tuyết.
Về vấn đề liệu căn cước công dân gắn chip có chức năng định vị, theo dõi người dùng không, báo Tin tức xin thông tin như sau:

Tai nạn thảm khốc ở Thanh Hóa: Ngày tang chung ở bản

Sáng 23/3, không khí tang tóc bao trùm bản Cảy, bản Giàng Vìn của xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), khăn tang trắng trên đầu, nhiều người vội vã chuẩn bị bàn ghế, vòng hoa, lễ cúng để chuẩn bị đưa tiễn 5 người xấu số về nơi an nghỉ cuối cùng sau tai nạn lật xe đêm 22/3.

Tai nạn thảm khốc ở Thanh Hóa: Ngày tang chung ở bản
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Thanh Hóa, ngôi nhà của gia đình nạn nhân Lê Thị Thi (SN 1988, bản Cảy, xã Trí Nang) nằm gần cuối con ngõ nhỏ, tựa núi. Cuối giờ sáng 23/3, gia đình đang cùng thầy cúng làm lễ để buổi chiều cùng ngày sẽ tiến hành chôn cất chị theo phong tục địa phương.
Xót thương người con dâu hiếu thảo, bà Lương Thị Khôi (SN 1965) cho biết: Thi lập gia đình năm 2008, năm 2010, hai vợ chồng ra ở riêng. Ruộng, vườn đồi diện tích nhỏ không đủ cho thu nhập để lo cho 2 con (một đứa 6 tuổi, đứa 12 tuổi) học hành, vợ chồng chị Thi không ngần ngại làm thuê đủ các công việc. Hơn 2 năm nay, vợ chồng chị Thi đều đặn đi bốc, vận chuyển gỗ keo lên xe tải cho các bên thu mua. Thu nhập trung bình mỗi ngày 200.000 đồng/ người.

Năm 2021: Thí sinh muốn xét tuyển vào trường Công an cần có điều kiện gì?

Năm 2021, các trường khối Công an nhân dân tuyển sinh đại học chính quy theo 3 phương thức. Trong đó, phương thức 1 và phương thức 3 áp dụng đối với tất cả các trường Công an nhân dân, riêng phương thức 2, chỉ áp dụng đối với một số trường và một số chuyên ngành.

Năm 2021: Thí sinh muốn xét tuyển vào trường Công an cần có điều kiện gì?
Nam 2021: Thi sinh muon xet tuyen vao truong Cong an can co dieu kien gi?
 Ảnh:HVCSND
Theo đó, phương thức 1: tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ GD&ĐT.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.