Chính phủ ra quy định bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Theo quy định mới ban hành của Chính phủ, cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung có thể không bị xử lý trách nhiệm, được loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.

Chính phủ ra quy định bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm
Việc bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm đã chính thức có cơ sở pháp lý khi Chính phủ ban hành Nghị định số 73 quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Đây là nội dung đã được nhắc đến rất nhiều lần trên diễn đàn Quốc hội trước đó và cả trong phiên chất vấn dành cho các thành viên Chính phủ.
Cán bộ có thể được loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm
Nghị định 73 do Chính phủ vừa ban hành nêu rõ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, viên chức quản lý, người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, những cán bộ này dám hành động nhằm tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương.
Chinh phu ra quy dinh bao ve can bo dam nghi, dam lam
Việc bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm đã chính thức có cơ sở pháp lý khi Chính phủ ban hành Nghị định số 73 (Ảnh minh họa: VGP). 
Việc làm này mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung.
"Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung phải được khuyến khích, bảo vệ" - Đây là nguyên tắc khuyến khích, bảo vệ cán bộ, theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, Chính phủ khuyến khích, bảo vệ cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo, không trái các quy định đã ban hành và không trái Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Cán bộ có đề xuất đổi mới, sáng tạo được cơ quan sử dụng cán bộ xem xét, quyết định cho thực hiện, có kết quả đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, của ngành, lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị, sẽ được ghi nhận, tôn vinh, khen thưởng xứng đáng.
Chính phủ nêu rõ cơ quan sử dụng cán bộ báo cáo, xin ý kiến cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp trước khi phê duyệt và đánh giá kết quả thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.
Theo yêu cầu của Chính phủ, việc khuyến khích và bảo vệ cán bộ phải được thực hiện kịp thời, dân chủ, công khai, minh bạch; đúng đối tượng, trình tự, thủ tục theo quy định và pháp luật có liên quan.
Cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời xem xét, đánh giá kết quả thực hiện, xác định rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện đối với việc đề xuất và thực hiện đề xuất đổi mới, sáng tạo.
"Cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung có thể không bị xử lý trách nhiệm, được loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm theo quy định", Chính phủ nêu rõ.
Không được lợi dụng chính sách để bao che tham nhũng
Ngoài ra, Nghị định 73 quy định những việc cơ quan, tổ chức, cán bộ và cá nhân không được làm trong khuyến khích, bảo vệ cán bộ.
Theo đó, cán bộ không được lợi dụng chính sách, biện pháp khuyến khích, bảo vệ cán bộ để thực hiện hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực, trục lợi, vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chinh phu ra quy dinh bao ve can bo dam nghi, dam lam-Hinh-2
Toàn cảnh một phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 6 (Ảnh: Nhật Bắc). 
Cán bộ không được lợi dụng chính sách làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng theo quy định của Chính phủ, không được cản trở, gây khó khăn, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cán bộ năng động, sáng tạo, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình đề xuất, thực hiện, hoàn thành đề xuất vì lợi ích chung.
Đặc biệt, Chính phủ quán triệt không được né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong trình tự, thủ tục phê duyệt và triển khai thực hiện các đề xuất đổi mới, sáng tạo.
Trong Nghị định 73, Chính phủ nêu rõ một số điều khác không được làm, gồm; Không chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức về việc giao thực hiện đề xuất; thực hiện không đúng đề xuất được cơ quan sử dụng cán bộ quyết định cho thực hiện; không chấp hành chỉ đạo của cơ quan sử dụng cán bộ về việc tiếp tục, dừng hoặc chấm dứt thực hiện đề xuất; lợi dụng việc thực hiện đề xuất để né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan.

Nhiều hình thức khen thưởng cán bộ dám nghĩ dám làm

Các chính sách khuyến khích cán bộ đề xuất đổi mới, sáng tạo được quy định bao gồm: Tuyên dương, biểu dương và khen thưởng; được lấy làm căn cứ để đánh giá trước khi xếp loại, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, điều động, luân chuyển theo hướng ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ; được đánh giá là có thành tích xuất sắc để xét nâng ngạch, nâng lương trước 12 tháng...

Về trình tự, thủ tục phê duyệt, Chính phủ nêu rõ khi đề xuất đổi mới, sáng tạo được đưa ra, người đứng đầu cơ quan sẽ chủ trì họp tập thể lãnh đạo để xem xét, thảo luận và biểu quyết. Đề xuất sẽ được thông qua khi đạt tỷ lệ trên 50% ý kiến biểu quyết.

Trường hợp không được tập thể lãnh đạo thông qua, người đứng đầu quyết định cho triển khai thực hiện nếu xét thấy đề xuất của cán bộ là cần thiết, có tính khả thi và chịu trách nhiệm trước cơ quan sử dụng cán bộ cấp trên và trước pháp luật về quyết định của mình.

Với đề xuất đổi mới sáng tạo có phạm vi rộng, nội dung phức tạp, trường hợp cần thiết người đứng đầu cơ quan sử dụng cán bộ thành lập hội đồng đánh giá đề xuất để quyết định.

Kết luận 14 của Bộ Chính trị: Tấm khiên bảo vệ cán bộ "6 dám"

Kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung sẽ giúp họ an tâm hơn trong quá trình thí điểm những sáng tạo, đột phá, bà Trần Thị Minh, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức, cán bộ - Ban Tổ chức Trung ương, nhận định.

Kết luận 14 của Bộ Chính trị: Tấm khiên bảo vệ cán bộ "6 dám"
Cán bộ “6 dám” là những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách.

Trung ương khuyến khích từ chức khi có khuyết điểm, thay thế người bị kỷ luật

Nghị quyết 28, khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm, kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật, cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ.

Trung ương khuyến khích từ chức khi có khuyết điểm, thay thế người bị kỷ luật
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết 28, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.
Với mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, Trung ương Đảng đề ra hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ.

Khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng, bước đầu đã thực hiện nghiêm chủ trương khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm.

Khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm

Tập trung quy hoạch nhân sự khóa XIV

Báo cáo kết quả công tác năm 2022 và nhiệm vụ năm 2023 ngành Tổ chức xây dựng Đảng, ông Mai Văn Chính, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương nêu rõ, trong năm qua các quy định về công tác cán bộ tiếp tục được hoàn thiện, như việc phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; luân chuyển cán bộ. Nhất là thực hiện chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật…, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Toàn ngành cũng đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát về công tác tổ chức xây dựng Đảng; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục hạn chế, khuyết điểm; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm vi phạm.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.