Khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng cho rằng, bước đầu đã thực hiện nghiêm chủ trương khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm.

Khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm

Tập trung quy hoạch nhân sự khóa XIV

Báo cáo kết quả công tác năm 2022 và nhiệm vụ năm 2023 ngành Tổ chức xây dựng Đảng, ông Mai Văn Chính, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương nêu rõ, trong năm qua các quy định về công tác cán bộ tiếp tục được hoàn thiện, như việc phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; luân chuyển cán bộ. Nhất là thực hiện chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật…, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Toàn ngành cũng đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát về công tác tổ chức xây dựng Đảng; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục hạn chế, khuyết điểm; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm vi phạm.

Khuyen khich can bo tu chuc khi co khuyet diem

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị (Ảnh: TTXVN).

Năm 2023, ngành Tổ chức xây dựng Đảng đề ra 10 nhiệm vụ lớn, trong đó trọng tâm là tham mưu xây dựng Đề án trình Hội nghị Trung ương 7 (khóa XIII) về kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do BCH Trung ương bầu; Quy hoạch BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV và lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2026- 2031 tại Hội nghị Trung ương 8; Báo cáo về tình hình đội ngũ cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; cơ chế, chính sách phát hiện, lựa chọn, trọng dụng, bố trí sắp xếp cán bộ có bản lĩnh, năng lực nổi trội, cán bộ trẻ vào vị trí lãnh đạo, quản lý các cấp. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát một số chuyên đề quan trọng về công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ, khắc phục có hiệu quả tình trạng cán bộ vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Đề cập đến kết quả thực hiện Quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống “chạy chức”, “chạy quyền”, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương nói rằng, quy định trên đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và trong đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý, người đứng đầu. Tuy nhiên, theo bà Mai, đâu đó vẫn có việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, áp đặt ý chí chủ quan, buông lỏng quản lý, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, vi phạm quy định, quy chế của Đảng. Một số ít cán bộ, lãnh đạo, quản lý chưa thật sự gương mẫu, vẫn tìm kiếm cơ hội để đưa “người nhà”, “người thân” vào đội ngũ lãnh đạo do mình phụ trách, không đúng quy định, gây tâm tư, bức xúc trong nhân dân.

Có vào có ra, có lên có xuống

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đánh giá cao và biểu dương những kết quả của ngành tổ chức xây dựng Đảng đạt được trong năm 2022. Điểm nổi bật được ông Võ Văn Thưởng nêu ra là, việc đổi mới mạnh mẽ toàn diện công tác cán bộ để chuẩn bị nguồn nhân sự trước mắt và lâu dài; đã tập trung thực hiện nghiêm công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm giới thiệu cán bộ ứng cử; khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo vì lợi ích chung.

Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, bước đầu đã thực hiện nghiêm chủ trương khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm, kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật, cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, kiên trì thực hiện “có vào, có ra, có lên, có xuống” trong công tác cán bộ.

Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, bước đầu đã thực hiện nghiêm chủ trương khuyến khích cán bộ từ chức khi có khuyết điểm, kịp thời thay thế cán bộ bị kỷ luật, cán bộ năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, kiên trì thực hiện “có vào, có ra, có lên, có xuống” trong công tác cán bộ.

Về nhiệm vụ năm 2023, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục tham mưu hoàn thiện quy định của Đảng về công tác tổ chức, xây dựng Đảng, bảo đảm đồng bộ, liên thông, thống nhất giữa các quy định của Đảng và Nhà nước. Ông Võ Văn Thưởng cũng lưu ý phải đổi mới nhiều hơn nữa trong đánh giá cán bộ. “Trong đánh giá, cần đề cao sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì lợi ích chung. Bởi lẽ, đánh giá như hiện nay, cán bộ sẽ có tâm lý tròn vo, “nước sông không đụng nước giếng”, “cứ tới thời, tới tuổi thì nó cũng lên””, Thường trực Ban Bí thư nói.

Đối với việc khuyến khích cán bộ từ chức, Thường trực Ban Bí thư cho rằng, đây là một cách nói trong nghị quyết, “không có nước nào đưa chuyện từ chức thành văn hóa cả”. Do đó, việc từ chức xuất phát từ sức ép trong nội bộ Đảng cũng như trong xã hội, buộc người vi phạm phải từ chức. “Vấn đề này đang được thực hiện và dần trở thành hiện thực ở các cấp thì cũng sẽ tốt hơn cho công tác cán bộ của chúng ta”, ông Võ Văn Thưởng nói.

Hà Nội thi tuyển trưởng phòng: “Công khai, minh bạch mới chọn được người tài”

Cần minh bạch công khai ngay từ đầu, làm chặt chẽ để không có tiêu cực mới có thể lựa được những cán bộ đủ tài, đủ đức giữ chức vụ trưởng, phó phòng.

Hà Nội thi tuyển trưởng phòng: “Công khai, minh bạch mới chọn được người tài”
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống về việc Hà Nội thí điểm thi tuyển chức danh trưởng phòng, chi cục trưởng, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập, PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng, việc thi tuyển các chức danh trên là tốt và cần thiết.
Theo PGS.TS Bùi Thị An, mục đích của đề án có thể thấy rõ là nhằm phát hiện, thu hút trọng dụng người có đức, có tài, đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức giữ chức vụ cấp trưởng, phó phòng. Đồng thời, đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo…

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2022

Miễn tiền sử dụng đất người có công; cán bộ được trở lại vị trí công tác khi có kết luận không tham nhũng...những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2022.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2022
Cán bộ chỉ được trở lại vị trí công tác sau khi có kết luận không tham nhũng
Nghị định 134/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/2/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Loạt cán bộ tại TT-Huế 'giữ ghế' quá thời gian quy định

Có 8 trường hợp hiện là lãnh đạo chủ chốt của các phòng, ban ở thị xã Hương Thủy (tỉnh TT-Huế) được kết luận tại vị quá thời gian quy định.

Loạt cán bộ tại TT-Huế 'giữ ghế' quá thời gian quy định

Sở Nội vụ tỉnh TT-Huế vừa có kết luận Thanh tra về công tác nội vụ tại UBND thị xã Hương Thủy, giai đoạn từ đầu năm 2018 đến tháng 9/2021.

Liên quan đến công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, theo kết luận thanh tra, UBND thị xã Hương Thủy nhìn chung đã đảm bảo quy trình thủ tục, nguyên tắc, điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm lại một số trưởng, phó phòng các phòng chuyên môn trong thời gian qua còn chậm từ 5 đến 30 ngày. Hồ sơ bổ nhiệm một số cá nhân các bản sao kê tài sản chưa đúng mẫu, còn dùng bảng kê khai tài sản cuối năm để thay cho kê khai phục vụ công tác bổ nhiệm…

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.