Công văn nêu rõ: Sau khi xem xét đề nghị của Bộ Y tế tại văn bản số 485/BC-BYT ngày 28/6/2013 về báo cáo hoạt động tiêm chủng trong 10 năm và văn bản số 453/BC-BYT ngày 21/6/2013 về kết quả đánh giá tính an toàn của vắc xin Quinvaxem và xin phép sử dụng lại vắc xin này trong chương trình tiêm chủng mở rộng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế về việc tiếp tục sử dụng vắc xin Quinvaxem trong dự án tiêm chủng mở rộng.
Tuy nhiên Bộ Y tế phải thực hiện tổ chức tuyên truyền về an toàn tiêm chủng để phát hiện sớm, cấp cứu kịp thời nhằm hạn chế đến mức thấp nhấp những nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của trẻ em bị phản ứng sau tiêm chủng.
Bên cạnh đó Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với Bộ KH&CN nghiên cứu báo cáo thủ tưởng về việc sản xuất vắc xin 6 trong 1 của Việt Nam cung cấp cho tiêm chủng mở rộng.
Từ năm 2010 Việt Nam bắt đầu đưa văcxin 5 trong 1 Quinvaxem vào tiêm miễn phí cho trẻ) đến nay có 43 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm. Kết quả đánh giá độc lập của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, trong số này 27 trường hợp tử vong không liên quan đến tiêm chủng. Có 9 trường hợp có thể coi là có liên quan đến tiêm văcxin nhưng đều hồi phục. Các trường hợp còn lại đều xác định không liên quan đến tiêm chủng và chất lượng văcxin. Hiện không có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến tính an toàn của văcxin và kỹ thuật tiêm chủng.
Trong 9 trường hợp này, đa phần là nhẹ, có các biểu hiện như sốt, co giật, giảm trương lực cơ, phản ứng dị ứng, nổi ban. Đây là phản ứng thông thường của kháng nguyên lạ khi đưa vào cơ thể, nó phụ thuộc vào cơ địa của trẻ giống như thuốc, thực phẩm nếu ko phù hợp cũng gây phản ứng dị ứng. Một trường hợp nặng- sốc phản vệ nhưng điều trị qua khỏi.