Cây trầu bà có tên khoa học là: Epipremnum aureum, thuộc họ Araceae, còn có các tên gọi khác là cây sắn dây Hoàng kim, Ma quỷ đằng, Thạch Cam Tử. Đây là loài cây thân cỏ, xanh quanh năm, có tuổi thọ cao. Cây trầu bà hiện nay đã được lai tạo thành nhiều giống khác nhau, nhiều màu sắc và kiểu dáng.
Trầu bà có hình dáng giống cây trầu, thân leo với lá hình trái tim. Ảnh minh họa |
Người ta gọi trầu bà bởi lẽ nó có hình dáng giống cây trầu, thân leo với lá hình trái tim. Trầu bà có 2 loại, loại có lá xanh và loại lá đốm vàng. Trầu bà có hoa hình mo và cuống ngắn, với hình dáng và cách phát triển dạng thân leo nên trầu bà thích hợp với trồng trong giỏ treo để cành buông thõng trông mềm mại mà uyển chuyển. Trung bình người ta thường tiến hình tách bụi khi cây trầu bà đạt kích thước trung bình 30 cm.
Trầu bà thường được nhiều người dùng để trang trí tại nhà riêng, khách sạn, tại các sảnh lớn, văn phòng...
Trầu bà thường được trồng làm cảnh... |
Về ý nghĩ phong thủy, nhiều người vẫn tin rằng trồng một chậu trầu bà trong nhà sẽ mang đến sự may mắn, bình yên, thuận lợi trong con đường học tập và công danh... cho gia chủ.
... treo tại nhà riêng, khách sạn hoặc sảnh lớn... đều rất đẹp. Ảnh minh họa |
Về công dụng của trầu bà, đây là loại cây có khả năng hút các loại chất độc, khí độc thải ra từ khói thuốc, xăng xe, bức xạ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, các khí benzen,… và chúng được phong danh hiệu "nhà vô địch" trong các cây nội thất hấp thụ khí độc.
Không chỉ như vậy, cây trầu bà còn là một vị thuốc giúp hỗ trợ chữa bệnh thận. Bài thuốc này được sử dụng khá nhiều trong y học cổ truyền bởi tính an toàn, hiệu quả mà cây đem lại.
Cây trầu bà 'vô địch' hấp thụ khí độc, nhưng có thể gây nguy hiểm khi ăn phải. Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, cây trầu bà rất độc nếu vô tình ăn phải, vì lá và thân cây có chất độc calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng.