(Kiến Thức) - Khu chợ nằm trên đường ray xe lửa ở Thái Lan có tên gọi Chợ Maeklong (hơn 100 năm tuổi), được mệnh danh là khu chợ nguy hiểm nhất thế giới.
Thảo Nguyên (tổng hợp)
Khu chợ nguy hiểm nhất thế giới Maeklong vẫn hoạt động bình thường bên đường ray xe lửa ở thủ đô Bangkok, Thái Lan hàng chục thập kỷ nay.
Mỗi khi tiếng còi tàu vang lên, những người bán hàng trong khu chợ lại nháo nhào dọn dẹp mọi thứ hai bên đường ray, nhường đường cho tàu qua.
Khu chợ nguy hiểm nhất thế giới này, nằm sát hai bên đường ray tàu, cách trung tâm thủ đô Bangkok gần 70 km.
Dù địa thế hiểm trở, khu chợ vẫn rất hút khách với các mặt hàng như rau củ quả, thực phẩm, đồ ăn uống...
Khi tàu qua, người bán hàng kéo gọn bạt che còn hàng hóa bày bán ngay sắt đường ray tàu vẫn được giữ nguyên vị trí.
Người dân nhốn nháo dọn hàng mỗi khi tàu chạy qua.
Những sạp bán hàng tại chợ là các lều trại dựng tạm bợ, sơ sài hai bên đường tàu. Thậm chí, có những sạp hàng nằm gần sát với đường ray.
Hầu như, người bán hàng đã quen với lịch tàu chạy mỗi ngày. Vì thế, người ta đều sẵn sàng tinh thần để dọn hàng đều đặn 7 ngày trong tuần mỗi tàu hỏa đều "ghé qua" chợ Maeklong.
Vào buổi sáng, khi tiếng còi tàu cất lên, người bán hàng nhanh chóng dẹp đồ sang hai bên.
Đôi khi vẫn xảy ra vài sự cố như xe hàng hóa tại chợ bị đoàn tàu cọ sát, kéo lê hoặc xô đổ.
Khi tàu đã đi khuất, những người bán hàng bắt đầu sắp xếp lại thực phẩm và đưa các mái hiên vào vị trí cũ. Mọi thứ hoạt động trở lại bình thường như chưa có gì xảy ra.
(Kiến Thức) - Ở Việt Nam có những khu chợ chuyên bán hàng Trung Quốc với mẫu mã đa dạng và giá vào hàng siêu rẻ.
Chợ Thổ Tang thuộc địa phận thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc là thánh địa của hàng Trung Quốc, từ thông dụng đến cao cấp. Đến khu chợ này, dân buôn có thể tìm được bất cứ loại hàng nào mình cần với giá bèo. Trong ảnh là khu chợ nhìn từ trên cao xuống với cơ sở vật chất nghèo nàn, sơ sài.
Chợ Thổ Tang chính là trạm trung chuyển, là kênh phân phối hàng Trung Quốc chính từ cửa khẩu Lào Cai (Lạng Sơn) lên thẳng các tỉnh miền núi phía Bắc.
Những hàng hóa này được bán cho những người dân ở vùng núi, vùng cao...
Ở Thổ Tang, người ta có thể tìm thấy vô số các mặt hàng. Từ những sản phẩm cao cấp đến những sản phẩm gia dụng rẻ tiền: bột giặt, kem đánh răng, thuốc lá, rượu bia, bánh kẹo, bột ngọt, dầu gội đầu, giấy ăn...
Khung cảnh mua bán ở đây diễn ra tấp nập cả ngày lẫn đêm với hàng trăm tấn hàng được vận chuyển đi mỗi ngày.
Chợ Thổ Tang còn được biết đến như là "trung tâm phân phối nông sản Tàu" với phần lớn nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc. Từ đây, các loại nông sản nhập từ Trung Quốc sẽ được chuyển đi khắp các tỉnh miền núi Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu... và các chợ lớn nhỏ trong vùng.
Ở chợ Thổ Tang, người mua kẻ bán không phải tìm cách đối phó "đổi quốc tịch" cho các mặt hàng nông sản Trung Quốc. Họ bày bán công khai. Những thùng carton khoét lỗ tròn xung quanh chứa toàn hoa quả, nông sản; những bao tải bên ngoài toàn chữ Trung Quốc xếp đầy các kho hàng, tràn ra khắp vỉa hè trên phố ngoài khu vực cổng chợ.
Ngoài Thổ Tang, chợ Hòa Đình (phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) hàng chục năm nay được dân buôn khắp các tỉnh từ Nam ra Bắc biết đến là nơi chuyên buôn nông sản nhập từ Trung Quốc.
Tại khu vực chợ Hòa Đình, những kho nông sản Trung Quốc mọc san sát nhau kéo dài cả con phố. Xe tải lớn nhỏ từ khắp các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc về lấy hàng suốt ngày đêm với khối lượng hàng xuất đi, với trung bình khoảng hơn 500 tấn mỗi ngày.
Hiện giờ, nhờ vào buôn bán nông sản Trung Quốc mà nhiều hộ dân tại khu vực chợ Hòa Đình có thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Một số hộ kinh doanh lớn còn sắm 2-3 chiếc xe tải loại vài chục tấn để tiện cho việc đánh hàng từ cửa khẩu về.
Ở Hà Nội, chợ Đồng Xuân là khu chợ đầu mối tổng hợp lớn nhất với đủ loại hàng hóa, thu hút dân buôn từ khắp các tỉnh thành đổ về đây mua hàng. Thế nhưng, từ nhiều năm nay, chợ Đồng Xuân từ kinh doanh hàng thuần Việt giờ đã dần biến thành trung tâm chuyên phân phối hàng Trung Quốc.
Trong chợ, hàng hóa được phân thành từng khu vực chuyên biệt rõ ràng với những gian hàng đầy ắp các loại hàng hóa từ quần áo, giày dép, túi xách, đồ gia dụng, đồ điện tử điện lanh... cho tới nông sản bán tràn lan trong và ngoài chợ.
Theo các tiểu thương, hàng hóa trong chợ đều nhập từ Trung Quốc, hàng Việt cũng có nhưng số lượng rất ít, nhiều khi cũng chỉ là hàng giả, hàng nhái. Đa phần tiểu thương đều chuộng hàng Trung Quốc vì mẫu mã đa dạng, giá rẻ, lời cao, còn hàng Việt thường yếu về mẫu mã, giá lại đắt gấp cả chục lần.
Ngoài Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp (ở làng Nành, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến là chợ cổ nhất Việt Nam với gần 1.000 năm tuổi. Nhưng những năm gần đây, chợ Ninh hiệp nổi tiếng sầm uất với mặt hàng vải, quần áo may sẵn của Trung Quốc với giá không thể rẻ hơn.
Ở đây, ngoài những cách định lượng thông thường, người ta còn bán vải, quần áo theo ký. Người mua bán tấp nập không chỉ ở chợ chính mà còn cả trên dọc con đường dẫn vào chợ dài ngót cây số.
Tiểu thương của các chợ truyền thống, các shop thời trang ở Hà Nội cũng lấy hàng từ chợ này.
Chợ Móng Cái nằm ở trung tâm huyện Móng Cái, Quảng Ninh được coi như là bản sao của chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Nơi đây chủ yếu bán buôn các mặt hàng quần áo may sẵn, còn lại là đồ kim khí, máy móc thiết bị, đồ gia dụng...
Mỗi quầy hàng thường có 2 người bán, một người Việt, một người Trung Quốc. Khách hàng có thể thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam hoặc nhân dân tệ Trung Quốc đều được.
Có đến 90% hàng hóa bán tại các chợ là hàng tiêu dùng của Trung Quốc.
Chợ Tân Thanh (Lạng Sơn) là khu chợ sát biên giới Trung Quốc, cách thành phố Lạng Sơn 30 km, quy mô khá đồ sộ, bày bán đủ mọi thứ...
(Kiến Thức) - Chợ cầu may xứ Quảng là phiên chợ kỳ lạ mỗi năm chỉ họp một ngày, đúng hơn là chỉ sáng mùng 3 Tết, và bán duy nhất một thứ.
Phiên chợ cầu may này được mở ở một góc chợ Trung Phước, thuộc xã sơn cước Quế Trung (huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam), có từ cuối thế kỷ 18. Trong lịch sử, chợ cầu may Trung Phước có vai trò quan trọng trong việc thông thương buôn bán giữa cảng thị Đại Chiêm (Hội An) với xứ Đàng Trong, giữa miền xuôi với miền ngược qua tam giác thánh đô là Phật viện Đồng Dương - Kinh thành Trà Kiệu - Thánh địa Mỹ Sơn.
Chợ Sắt nổi tiếng Hải Phòng vắng lặng dính tin đồn ma ám?
(Kiến Thức) - Chợ Sắt từng là biểu tượng nền kinh tế thương mại của Hải Phòng giờ chỉ còn lại cảnh ảm đạm, vắng lặng như tờ.
Hoang tàn ở khu chợ từng sầm uất bậc nhất đất Cảng
Chợ Sắt (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) được người Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ 19 từng là khu chợ sầm uất, biểu tượng của nền kinh tế thương mại ở Hải Phòng, sánh ngang với sự nổi tiếng của chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ Rồng (Nam Định), chợ Đông Ba (Huế), chợ Bến Thành (Sài Gòn)...
Mỗi khách hàng trúng giải Vietlott trăm tỷ có cách chọn chọn vé theo cách riêng mình. Người người chọn con số có ý nghĩa với mình, người lại không chọn số quen thuộc...
(Kiến Thức) - Dọc theo các vỉa hè ở thành phố Nha Trang, du khách chỉ cần bỏ ra khoảng 150.000 đồng là có ngay một con tôm hùm bắt mắt. Giá rẻ khiến nhiều người không khỏi băn khoăn về chất lượng.
Khác với nhiều khu du lịch khác, khu du lịch sinh thái M’Đrăk Đắk Lắk kết hợp khu nghỉ dưỡng, những bãi cát trải dài, bãi đá hùng vĩ, trang trại ngựa, nhà sàn...
(Kiến Thức) - Được coi là loài cá "sát thủ" nguy hiểm bậc nhất tại các nước Nam Mỹ song tại Việt Nam, cá Piranha lại được giới chơi cá cảnh lùng mua với giá trung bình từ 90.000-170.000 đồng/con.
Giá xăng hôm nay 09/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Tôm quỷ đỏ đang đổ bộ chợ Tết 2025 là loại tôm có giá đắt đỏ nhất trên thế giới, lên tới 4,7 triệu đồng/kg. Chúng chủ yếu được đánh bắt ngoài tự nhiên vùng ven biển của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...
Sau vụ phát hiện giá đỗ ngậm hoá chất ở Bách Hóa Xanh, người tiêu dùng cảm thấy lo lắng về an toàn thực phẩm khi thời điểm Tết đến, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, đặc biệt là các loại rau, củ, giá đỗ.
Vé máy bay đắt kỷ lục kéo dài từ cuối năm 2023 đến nay, giá vé nội địa tại các đường bay trong nước tăng mạnh. Dù sau đó, các hãng hàng không trong nước gấp rút thuê thêm máy bay, nhưng giá vé vẫn “nóng rẫy” và cạn nhanh.
Để phục vụ nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán 2025, nhiều cơ sở sản xuất đã ra mắt các sản phẩm rắn dát vàng 24K, giá bán từ vài triệu tới 150 triệu đồng.
Giá xăng hôm nay 03/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Tỷ giá USD/VND hôm nay (3/1/2025) trên thị trường thay đổi như thế nào? Đồng giá USD trên thế giới tăng hay giảm... sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của Hà Nội Tạm đã tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh (11 Hàng Than, Hà Nội) do hàng loạt vi phạm an toàn thực phẩm.
Giá xăng hôm nay 02/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.