Cảnh báo những loại hải sản dễ gây ngộ độc thường gặp

Dân nghiền hải sản biển nên cẩn trọng với một số loại hải sản lại có chứa những chất dễ gây ngộ độc nếu vô tình ăn phải hoặc chế biến không cẩn thận.

Cảnh báo những loại hải sản dễ gây ngộ độc thường gặp
 Tôm
Đây là loại hải sản cực kì quen thuộc được tiêu thụ nhiều. Tôm cực kì giàu dinh dưỡng tốt cho tất cả mọi người, tuy nhiên tôm là loại hải sản có khả năng gây dị ứng rất lớn cho nhiều người.
Salmonella là hợp chất được tìm thấy nhiều ở trong tôm nuôi tại các nguồn bị ô nhiễm, bên cạnh đó một số loại còn có cả hàm lượng thuốc trừ sâu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và sức khỏe của người sử dụng.
Cá nóc
Loại cá này cực độc, có rất nhiều chủng khác nhau như: cá nóc chấm cam, cá nóc tro, cá nóc răng mỏ chim, cá nóc chuột vằn, cá nóc vằn mặt...
Nếu không may ăn phải loại cá này thì không chỉ gây ngộ độc mà thậm chí còn dẫn đến tử vong ngay lập tức.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Độc tố trong cá nóc tập trung chủ yếu ở buồng trứng, gan, thận, da... Nếu trong quá trình chế biến không cẩn thận loại bỏ các bộ phận này thì độc tốt sẽ ngấm vào thịt rất nguy hiểm.
Các nghiên cứu cho biết: Độc tố trong cá nóc tồn tại rất lâu ngay cả khi nấu sôi ở nhiệt độ cực kì cao trên 1000 độ C trong vòng 6 tiếng cũng mới chỉ giảm 1 nửa.
Cá hồi nuôi
PCBs là hợp chất có hại cho sức khỏe, dễ gây ngộ độc cho người và loại hợp chất này đã được tìm thấy trong thịt của cá hồi nuôi.
Trong quy trình nuôi cá hồi sẽ không thể thiếu các thiết bị điện kèm theo các máy biến áp trong hồ nuôi mà chất PCBs này lại tồn tại chính trên các thiết bị này, cá hồi nuôi sẽ hấp thụ PCBs từ thức ăn và tích tụ lại trong cơ thể.
Chính vì thế, nếu có thể hãy hạn chế ăn quá nhiều thịt cá hồi đặc biệt là cá hồi nuôi không đúng quy trình, không rõ nguồn gốc.
Hàu sống
Hàu đặc biệt tốt cho sinh lý nam tuy nhiên khi môi trường biển ngày càng trở nên ô nhiễm thì hàu lại mang đến nhiều cái hại hơn là lợi.
Ăn hàu mặc dù không gây ngộ độc trực tiếp cho sức khỏe thế nhưng về lâu dài nó sẽ tích tụ và khiến cho người ăn tăng nguy cơ mắc bệnh Gout đặc biệt là ăn hàu sống.

Cách chế nước lẩu hải sản ngon, chuẩn vị

(Kiến Thức) - Nước lẩu hải sản có cách chế biến không giống các loại lẩu khác. Công thức dưới đây sẽ giúp bạn có nồi lẩu hải sản ngon chuẩn vị.

Cách chế nước lẩu hải sản ngon, chuẩn vị
Cach ché nuoc lau hai san ngon, chuản vi
 Nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến nước lẩu hải sản gồm: Xương lợn loại xương ống và xương cục 1kg. Xương cá trắm, cá hồi sau khi lọc lấy phần thịt, Dứa loại hơi chín: 1 quả. Gừng 1 củ to. Sả 3 củ. Cần tây, sa tế.

Ăn hải sản cần lưu ý những gì?

Khi chế biến cần đun sôi nước 4-5 phút, không nên ăn trái cây sau khi ăn hải sản...là những lưu ý cần thiết để an toàn sau khi ăn hải sản.

Ăn hải sản cần lưu ý những gì?
An hai san can luu y nhung gi?
 Trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C.  
An hai san can luu y nhung gi?-Hinh-2
Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Nói chung, lưu ý khi ăn hải sản, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 - 5 phút để khử trùng đầy đủ.  
An hai san can luu y nhung gi?-Hinh-3
Trong thịt cua sống có chứa nang trùng "lungfluke" (một loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống ăn tái kiểu "gỏi cua" sẽ rất dễ mắc bệnh "đỉa phổi". 
An hai san can luu y nhung gi?-Hinh-4
Loại lungfluke ký sinh trong phổi không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt.  
An hai san can luu y nhung gi?-Hinh-5
Nếu lungfluke xâm nhập các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống... còn dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn. Bởi vậy cua phải nấu thật chín mới được ăn, phải qua đun sôi tối thiểu 20-30 phút. 
An hai san can luu y nhung gi?-Hinh-6
Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt.  
An hai san can luu y nhung gi?-Hinh-7
Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và canxi tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.  
An hai san can luu y nhung gi?-Hinh-8
Các món ăn từ hải sản cũng là những thực đơn kiêng kỵ đối với những người bị bệnh gout, bệnh viêm khớp do tăng axit uric trong máu và gây lắng động các thể purin ở khớp (thường ở ngón chân cái).  
An hai san can luu y nhung gi?-Hinh-9
Đây là căn bệnh được mệnh danh là “bệnh nhà giàu” do chế độ ăn nhiều thịt, hải sản và uống rượu bia làm tăng axit uric trong máu.  

Cách làm spaghetti hải sản cay với nước sốt cà chua bơ

(Kiến Thức) - Món spaghetti hải sản cay dưới đây là sự kết hợp vừa vặn của mì ý hải sản cay với sốt bơ cà chua và vốn dĩ cả hai công thức này đều đã rất ngon.

Cách làm spaghetti hải sản cay với nước sốt cà chua bơ
Cach lam spaghetti hai san cay voi nuoc sot ca chua bo
 Nguyên liệu để làm món spaghetti hải sản gồm có: 4 thìa bơ, 200g hải sản các loại, 4 nhánh tỏi, 500g cà chua bóc bỏ, ¼ thìa ớt bột, 200g mì sợi dẹt, một nắm lá mùi tây.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.