Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực, nơi đôi vợ chồng “làm chuyện ấy“

Cận cảnh ngôi miếu có lễ hội phồn thực, nơi đôi vợ chồng “làm chuyện ấy“

Đúng thời điểm chuyển giao giữa ngày mới và ngày cũ, đèn tắt đi và đôi trai gái sẽ "làm chuyện ấy" trong miếu Trò dưới tiếng hô của chủ lễ.

Hàng năm,  lễ hội "Linh tinh tình phộc" hay còn gọi là "lễ hội Trò Trám" được tổ chức vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Hàng năm, lễ hội "Linh tinh tình phộc" hay còn gọi là "lễ hội Trò Trám" được tổ chức vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Trong miếu thờ linh vật (dân gian gọi là Nõ - Nường, sinh thực khí nam nữ) của tín ngưỡng phồn thực. Linh vật được thờ tại ngôi miếu Trò cất giữ cẩn thận trên khám thờ và chỉ lấy ra một lần duy nhất vào đêm 11 tháng Giêng hàng năm và chỉ cụ từ và đôi nam nữ được chọn mới được phép sờ tay vào linh vật. Điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm nhiều nhất đó là phần Trò Trám và Lễ Mật.
Trong miếu thờ linh vật (dân gian gọi là Nõ - Nường, sinh thực khí nam nữ) của tín ngưỡng phồn thực. Linh vật được thờ tại ngôi miếu Trò cất giữ cẩn thận trên khám thờ và chỉ lấy ra một lần duy nhất vào đêm 11 tháng Giêng hàng năm và chỉ cụ từ và đôi nam nữ được chọn mới được phép sờ tay vào linh vật. Điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm nhiều nhất đó là phần Trò Trám và Lễ Mật.
Đúng 12 giờ đêm, chuẩn bị đến thời khắc làm lễ Mật, người dân bắt đầu tiến dần vào miếu để mong muốn sẽ tận mắt cảnh "tình phộc" trong lễ Mật. Vào lúc này, chủ lễ làm lễ tế, bắt đầu là tung đồng tiền xu để xin thần thánh. Đây cũng là lúc linh vật được lấy ra từ nơi cất giấu linh thiêng trong ngôi miếu.
Đúng 12 giờ đêm, chuẩn bị đến thời khắc làm lễ Mật, người dân bắt đầu tiến dần vào miếu để mong muốn sẽ tận mắt cảnh "tình phộc" trong lễ Mật. Vào lúc này, chủ lễ làm lễ tế, bắt đầu là tung đồng tiền xu để xin thần thánh. Đây cũng là lúc linh vật được lấy ra từ nơi cất giấu linh thiêng trong ngôi miếu.
Người dân nơi đây quan niệm, khi các thần linh chứng giám thì lúc đó linh vật mới thiêng và chiếc hộp lấy ra vào thời điểm giao thời được cho là giờ lành, là thời điểm giao hòa giữa trời và đất.
Người dân nơi đây quan niệm, khi các thần linh chứng giám thì lúc đó linh vật mới thiêng và chiếc hộp lấy ra vào thời điểm giao thời được cho là giờ lành, là thời điểm giao hòa giữa trời và đất.
Khi chủ lễ cất tiếng gọi đôi nam nữ được chọn thực hiện nghi thức "tình phộc" ra làm lễ. Lúc này cũng là lúc đèn được tắt đi, cụ chủ lễ lấy lễ vật ra và trao cho hai người được chọn, một nam và một nữ cầm hai linh vật và chuẩn bị thực hiện nghi thức.
Khi chủ lễ cất tiếng gọi đôi nam nữ được chọn thực hiện nghi thức "tình phộc" ra làm lễ. Lúc này cũng là lúc đèn được tắt đi, cụ chủ lễ lấy lễ vật ra và trao cho hai người được chọn, một nam và một nữ cầm hai linh vật và chuẩn bị thực hiện nghi thức.
Trong bóng đêm, tiếng cụ chủ lễ vang lên "Linh tinh tình phộc" - đó là tín hiệu cho một lần "tình phộc". Lúc này, ở ngoài đình, người dân và khách thập phương ai cũng vui mừng.
Trong bóng đêm, tiếng cụ chủ lễ vang lên "Linh tinh tình phộc" - đó là tín hiệu cho một lần "tình phộc". Lúc này, ở ngoài đình, người dân và khách thập phương ai cũng vui mừng.
Theo quan niệm, đôi nam nữ "phộc" dương vật - âm vật bằng gỗ vào nhau 3 lần. Nếu cả 3 lần đều trúng, năm đó cả làng may mắn, làm ăn phát đạt.
Theo quan niệm, đôi nam nữ "phộc" dương vật - âm vật bằng gỗ vào nhau 3 lần. Nếu cả 3 lần đều trúng, năm đó cả làng may mắn, làm ăn phát đạt.
Sau đó chủ lễ hô to "tháo khoán", lúc này các đôi trai gái được tự do mọi chuyện, thỏa sức làm các chuyện ấy nếu muốn. Tuy nhiên, ngày nay, tục tháo khoán không còn, các đôi trai gái không đi tìm nơi tâm sự mà họ trải chiếu trước miếu, cùng nhau thụ lộc, tâm tình.
Sau đó chủ lễ hô to "tháo khoán", lúc này các đôi trai gái được tự do mọi chuyện, thỏa sức làm các chuyện ấy nếu muốn. Tuy nhiên, ngày nay, tục tháo khoán không còn, các đôi trai gái không đi tìm nơi tâm sự mà họ trải chiếu trước miếu, cùng nhau thụ lộc, tâm tình.
Ngôi miếu được xếp hạng di tích quốc gia.
Ngôi miếu được xếp hạng di tích quốc gia.
Được biết, năm 2021, tại đây cũng chỉ làm phần Lễ Mật, bởi dịch bệnh không được tập trung đông người, đêm diễn ra chỉ có chủ từ và đôi nam nữ thực hiện nghi lễ. Dự kiến năm 2022 cũng tương tự như năm 2021 vì tình hình dịch bệnh COVID-19 đang rất căng thẳng.
Được biết, năm 2021, tại đây cũng chỉ làm phần Lễ Mật, bởi dịch bệnh không được tập trung đông người, đêm diễn ra chỉ có chủ từ và đôi nam nữ thực hiện nghi lễ. Dự kiến năm 2022 cũng tương tự như năm 2021 vì tình hình dịch bệnh COVID-19 đang rất căng thẳng.
>>> Xem thêm video: Hàng ngàn người tham dự Lễ hội tại chùa Tam Chúc. Nguồn: Đài Truyền Hình Đồng Tháp.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.