Cận cảnh loài động vật lưỡng cư to nhất quả đất

Cận cảnh loài động vật lưỡng cư to nhất quả đất

Các cá thể trưởng thành của loài vật có họ hàng với ếch nhái này dài trung bình 1,2 mét, nặng 25–30 kg. Trong điều kiện lý tưởng, những con kỳ giông sống lâu có thể đạt đến chiều dài 1,8 mét.

Là động vật đặc hữu trong các suối núi đá và hồ ở Trung Quốc,  kỳ giông khổng lồ Trung Quốc (Andrias davidianus) là loài động vật lưỡng cư lớn nhất còn tồn tại trên thế giới. Ảnh: AndFranco Andreone / WordPress.
Là động vật đặc hữu trong các suối núi đá và hồ ở Trung Quốc, kỳ giông khổng lồ Trung Quốc (Andrias davidianus) là loài động vật lưỡng cư lớn nhất còn tồn tại trên thế giới. Ảnh: AndFranco Andreone / WordPress.
Các cá thể trưởng thành của loài vật có họ hàng với ếch nhái này dài trung bình 1,2 mét, nặng 25–30 kg. Trong điều kiện lý tưởng, những con kỳ giông sống lâu có thể đạt đến chiều dài 1,8 mét. Ảnh: iNaturalist.
Các cá thể trưởng thành của loài vật có họ hàng với ếch nhái này dài trung bình 1,2 mét, nặng 25–30 kg. Trong điều kiện lý tưởng, những con kỳ giông sống lâu có thể đạt đến chiều dài 1,8 mét. Ảnh: iNaturalist.
Loài lưỡng cư này có một cái đầu lớn và bẹt, mắt nhỏ, da đen và nhăn nheo. Có thị lực rất kém, chúng nhận biết môi trường chủ yếu nhờ các bướu cảm giác chạy theo mặt trên cơ thể, từ đầu đến đuôi. Ảnh: National Geographic.
Loài lưỡng cư này có một cái đầu lớn và bẹt, mắt nhỏ, da đen và nhăn nheo. Có thị lực rất kém, chúng nhận biết môi trường chủ yếu nhờ các bướu cảm giác chạy theo mặt trên cơ thể, từ đầu đến đuôi. Ảnh: National Geographic.
Nhờ các bướu này, kỳ giông khổng lồ Trung Quốc có khả năng cảm nhận được các rung động nhỏ trong môi trường xung quanh, giúp chúng lẩn trốn trước các mối đe dọa và săn mồi là côn trùng, ếch nhái và cá. Ảnh: The Animal Facts.
Nhờ các bướu này, kỳ giông khổng lồ Trung Quốc có khả năng cảm nhận được các rung động nhỏ trong môi trường xung quanh, giúp chúng lẩn trốn trước các mối đe dọa và săn mồi là côn trùng, ếch nhái và cá. Ảnh: The Animal Facts.
Là một trong những loài lưỡng cư có tuổi thọ cao nhất, loài kỳ giông này từng sống lâu đến 55 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Trong tự nhiên, chúng có thể đạt đến 80 tuổi. Ảnh: Google Arts & Culture.
Là một trong những loài lưỡng cư có tuổi thọ cao nhất, loài kỳ giông này từng sống lâu đến 55 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Trong tự nhiên, chúng có thể đạt đến 80 tuổi. Ảnh: Google Arts & Culture.
Loài vật độc đáo này có thể phát ra nhiều dạng âm thanh khác nhau, như tiếng sủa, rên rỉ, rít lên, hay âm thanh như tiếng khóc của một đứa trẻ. Ảnh: New Scientist.
Loài vật độc đáo này có thể phát ra nhiều dạng âm thanh khác nhau, như tiếng sủa, rên rỉ, rít lên, hay âm thanh như tiếng khóc của một đứa trẻ. Ảnh: New Scientist.
Về sinh sản, kỳ giông cái đẻ 400-500 trứng trong một ổ đẻ dưới nước, thường ở nơi có dòng chảy chậm. Con đực bảo vệ trứng cho tới khi nở, sau 50-60 ngày. Ảnh: Steemit.
Về sinh sản, kỳ giông cái đẻ 400-500 trứng trong một ổ đẻ dưới nước, thường ở nơi có dòng chảy chậm. Con đực bảo vệ trứng cho tới khi nở, sau 50-60 ngày. Ảnh: Steemit.
Trong tự nhiên, kỳ giông khổng lồ Trung Quốc sống trong các con suối vùng đồi núi đá hay hồ nước trong, nền nhiều sỏi đá và thảm thực vật, độ cao từ 100 tới 1.500 mét. Ảnh: CGTN.
Trong tự nhiên, kỳ giông khổng lồ Trung Quốc sống trong các con suối vùng đồi núi đá hay hồ nước trong, nền nhiều sỏi đá và thảm thực vật, độ cao từ 100 tới 1.500 mét. Ảnh: CGTN.
Những con vật khổng lồ này từng hiện diện rộng khắp tại miền Trung và miền Nam Trung Quốc, nhưng hiện nay phạm vi phân bố đã bị phân mảnh rất nhiều. Ảnh: Animalia.
Những con vật khổng lồ này từng hiện diện rộng khắp tại miền Trung và miền Nam Trung Quốc, nhưng hiện nay phạm vi phân bố đã bị phân mảnh rất nhiều. Ảnh: Animalia.
Dù đã được nhân nuôi trong nhiều trang trại, số lượng kỳ giông khổng lồ Trung Quốc trong tự nhiên đã suy giảm rất mạnh do sự phá hủy môi trường sống và khai thác quá mức. Ảnh: CBS News.
Dù đã được nhân nuôi trong nhiều trang trại, số lượng kỳ giông khổng lồ Trung Quốc trong tự nhiên đã suy giảm rất mạnh do sự phá hủy môi trường sống và khai thác quá mức. Ảnh: CBS News.
Trong nhiều thế kỷ, loài vật này được coi là thực phẩm bổ dưỡng và nguyên liệu bào chế thuốc. Việc đánh bắt vô tội vạ khiến chúng hiếm khi sống được đến khi đạt kích cỡ lớn nhất. Ảnh: China Dialogue.
Trong nhiều thế kỷ, loài vật này được coi là thực phẩm bổ dưỡng và nguyên liệu bào chế thuốc. Việc đánh bắt vô tội vạ khiến chúng hiếm khi sống được đến khi đạt kích cỡ lớn nhất. Ảnh: China Dialogue.
Trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), kỳ giông khổng lồ Trung Quốc được xếp vào diện loài Cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có biện pháp bảo tồn hiệu quả. Ảnh: The New York Times.
Trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), kỳ giông khổng lồ Trung Quốc được xếp vào diện loài Cực kỳ nguy cấp, có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có biện pháp bảo tồn hiệu quả. Ảnh: The New York Times.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.