Sửng sốt loài lưỡng cư trắng hếu, không có mắt, sống đến trăm năm

Sửng sốt loài lưỡng cư trắng hếu, không có mắt, sống đến trăm năm

Lối sống "chậm" của manh giông dẫn đến việc loài vật này chỉ chịu đi tìm bạn tình để giao phối khoảng 12,5 năm một lần, tuổi thọ của chúng đạt đến 100 năm, một kỷ lục trong thế giới lưỡng cư.

Là loài động vật đặc hữu trong các hang động tại dãy Dinaric Alps ở miền Trung và Đông Nam châu Âu, manh giông (Proteus anguinus) khiến giới khoa học quan tâm vì mang nhiều đặc điểm sinh học vô cùng kỳ lạ. Ảnh: 3 Seas Europe.
Là loài động vật đặc hữu trong các hang động tại dãy Dinaric Alps ở miền Trung và Đông Nam châu Âu, manh giông (Proteus anguinus) khiến giới khoa học quan tâm vì mang nhiều đặc điểm sinh học vô cùng kỳ lạ. Ảnh: 3 Seas Europe.
Cá thể trưởng thành của loài lưỡng cư này dài 23-40 cm, cơ thể dài mảnh với 4 chân nhỏ xíu, da trắng nhợt. Chi trước manh giông có ba ngón, chi sau chỉ có hai. Ảnh: Science Channel.
Cá thể trưởng thành của loài lưỡng cư này dài 23-40 cm, cơ thể dài mảnh với 4 chân nhỏ xíu, da trắng nhợt. Chi trước manh giông có ba ngón, chi sau chỉ có hai. Ảnh: Science Channel.
Do sống hoàn toàn trong bóng tối, mắt manh giông bị tiêu biến, trong khi các giác quan khác, đặc biệt là khứu giác và thính giác rất phát triển. Việc thiếu sắc tố trên da cũng là hệ quả của đời sống không có ánh sáng. Ảnh: Anguinus.net.
Do sống hoàn toàn trong bóng tối, mắt manh giông bị tiêu biến, trong khi các giác quan khác, đặc biệt là khứu giác và thính giác rất phát triển. Việc thiếu sắc tố trên da cũng là hệ quả của đời sống không có ánh sáng. Ảnh: Anguinus.net.
Khác với hầu hết các động vật lưỡng cư họ hàng, manh giông hoàn toàn sống dưới nước, mọi hoạt động ăn, ngủ và sinh sản đều diễn ra dưới nước. Ảnh: Gov.si.
Khác với hầu hết các động vật lưỡng cư họ hàng, manh giông hoàn toàn sống dưới nước, mọi hoạt động ăn, ngủ và sinh sản đều diễn ra dưới nước. Ảnh: Gov.si.
Con trưởng thành vẫn mang các đặc điểm khi còn là ấu trùng, điển hình là có mang ngoài, tương tự loài axololt, còn gọi là kỳ giông Mexico (Ambystoma mexicanum). Ảnh: 3 Seas Europe.
Con trưởng thành vẫn mang các đặc điểm khi còn là ấu trùng, điển hình là có mang ngoài, tương tự loài axololt, còn gọi là kỳ giông Mexico (Ambystoma mexicanum). Ảnh: 3 Seas Europe.
Manh giông ăn tôm, ốc và các loài vật nhỏ khác ở dưới nước. Chúng tìm mồi nhờ một lớp màng đặc biệt ở trong tai, có khả năng phát hiện được các rung động nhỏ nhất trong nước. Ảnh: DrPantaleon.
Manh giông ăn tôm, ốc và các loài vật nhỏ khác ở dưới nước. Chúng tìm mồi nhờ một lớp màng đặc biệt ở trong tai, có khả năng phát hiện được các rung động nhỏ nhất trong nước. Ảnh: DrPantaleon.
Là loài vật không cần ăn thường xuyên, Khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, manh giông sẽ trao đổi chất chậm lại. Một con manh giông có thể tồn tại tới 10 năm chỉ với một bữa ăn đầy đủ. Ảnh: Animalids.
Là loài vật không cần ăn thường xuyên, Khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, manh giông sẽ trao đổi chất chậm lại. Một con manh giông có thể tồn tại tới 10 năm chỉ với một bữa ăn đầy đủ. Ảnh: Animalids.
Do sống trong hang tối, nơi không có các động vật săn mồi lớn, manh giông không cần trốn chạy hay ẩn nấp. Chúng thường nằm yên một chỗ trong nhiều ngày và di chuyển không quá phạm vi 1 mét trong 1 năm. Ảnh: ZooChat.
Do sống trong hang tối, nơi không có các động vật săn mồi lớn, manh giông không cần trốn chạy hay ẩn nấp. Chúng thường nằm yên một chỗ trong nhiều ngày và di chuyển không quá phạm vi 1 mét trong 1 năm. Ảnh: ZooChat.
Lối sống "chậm" của manh giông dẫn đến việc loài vật này chỉ chịu đi tìm bạn tình để giao phối khoảng 12,5 năm một lần, tuổi thọ của chúng đạt đến 100 năm, một kỷ lục trong thế giới lưỡng cư. Ảnh: Postojna Cave Park.
Lối sống "chậm" của manh giông dẫn đến việc loài vật này chỉ chịu đi tìm bạn tình để giao phối khoảng 12,5 năm một lần, tuổi thọ của chúng đạt đến 100 năm, một kỷ lục trong thế giới lưỡng cư. Ảnh: Postojna Cave Park.
Manh giông lần đầu tiên được đề cập đến trong sử sách năm 1689, khi mưa lớn ở Công viên quốc gia Glory của Slovenia làm chúng trôi ra từ các hang ngầm. Dân địa phương thời bấy giờ đã nghĩ rằng chúng là rồng hang còn non. Ảnh: Artstation.
Manh giông lần đầu tiên được đề cập đến trong sử sách năm 1689, khi mưa lớn ở Công viên quốc gia Glory của Slovenia làm chúng trôi ra từ các hang ngầm. Dân địa phương thời bấy giờ đã nghĩ rằng chúng là rồng hang còn non. Ảnh: Artstation.
Vào năm 1986, một phân loài của manh giông đã được tìm thấy ở vùng nước ngầm gần Črnomelj, Slovenia, đó là manh giông đen (Proteus anguinus parkelj). Đây là một phát hiện khoa học chấn động thời điểm đó. Ảnh: Earth Touch News.
Vào năm 1986, một phân loài của manh giông đã được tìm thấy ở vùng nước ngầm gần Črnomelj, Slovenia, đó là manh giông đen (Proteus anguinus parkelj). Đây là một phát hiện khoa học chấn động thời điểm đó. Ảnh: Earth Touch News.
So với manh giông thường, manh giông đen có da sẫm màu, đầu và các chi ngắn hơn, cơ thể nhiều đốt sống hơn, mắt gần như phát triển bình thường, các cơ quan khác ít nhạy cảm hơn. Ảnh: Crni-moceril.si.
So với manh giông thường, manh giông đen có da sẫm màu, đầu và các chi ngắn hơn, cơ thể nhiều đốt sống hơn, mắt gần như phát triển bình thường, các cơ quan khác ít nhạy cảm hơn. Ảnh: Crni-moceril.si.
Theo các nhà khoa học, tần suất sinh sản thấp cùng điều kiện sống đặc biệt khiến manh giông là loài vật rất dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của môi trường. Các hoạt động của con người là mối đe dọa chính của loài lưỡng cư này. Ảnh: DrPantaleon.
Theo các nhà khoa học, tần suất sinh sản thấp cùng điều kiện sống đặc biệt khiến manh giông là loài vật rất dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của môi trường. Các hoạt động của con người là mối đe dọa chính của loài lưỡng cư này. Ảnh: DrPantaleon.
Trong Sách Đỏ IUCN, manh giông nằm trong danh mục các loài Sắp nguy cấp. Ảnh: iNaturalist.
Trong Sách Đỏ IUCN, manh giông nằm trong danh mục các loài Sắp nguy cấp. Ảnh: iNaturalist.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT