Cận cảnh Dinh Thượng Thơ nguy cơ đập bỏ để xây dựng trụ sở UBND TP.HCM

Dinh Thượng Thơ kiến trúc kiểu Pháp có nguy cơ phải tháo dỡ để mở rộng và nâng cấp trụ sở UBND TP.HCM.

Vừa qua, TP.HCM đã ra đề án mở rộng, nâng cấp và cải tạo lại trụ sở UBND TP trên mặt bằng hiện hữu. Theo đề án trên, nhiều khả năng sẽ đập bỏ Dinh Thượng Thư - dãy nhà cổ theo lối kiến trúc Pháp tại số 59 - 61 Lý Tự Trọng (hiện là trụ sở của Sở Thông tin - Truyền thông, Sở Tài Nguyên - Môi Trường).
Tại buổi họp báo định kỳ sáng 2/5, lãnh đạo TP.HCM thông tin về những tranh cãi, tiếc nuối khi TP.HCM quyết định đập bỏ tòa nhà hơn 130 năm tuổi ở địa chỉ 59-71 Lý Tự Trọng (quận 1), để xây dựng trụ sở UBND TP.HCM mới.
Dinh Thượng Thư - dãy nhà cổ theo lối kiến trúc Pháp tại số 59 - 61 Lý Tự Trọng có nguy cơ đập bỏ.
Dinh Thượng Thư - dãy nhà cổ theo lối kiến trúc Pháp tại số 59 - 61 Lý Tự Trọng có nguy cơ đập bỏ. 

Ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, cho biết, công trình trụ sở Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM (Dinh Thượng Thơ cũ) không nằm trong danh mục di tích của ngành Văn hóa - Thể thao nên thành phố quyết định không bảo tồn. Có rất nhiều người bày tỏ sự nuối tiếc với công trình kiến trúc cũ, song phải dựa vào từng hoàn cảnh, chứ không phải lúc nào cũng đem tâm tình ra nuối tiếc.

Cũng theo ông Nhã, trên thế giới có nhiều cách gìn giữ các công trình cũ như giữ nguyên hiện trạng, giữ một số nét đặc biệt, hoặc giữ lại thông qua các mô hình… Trong đó, chỉ những công trình được công nhận là di tích mới được giữ nguyên hiện trạng để thế hệ sau có cảm nhận về văn hóa, kiến trúc xưa.

Thông tin thêm về vấn đề này, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng UBND TP.HCM, chon rằng, thời điểm quyết định xây mới trụ sở UBND TP.HCM (nhiệm kỳ trước), lãnh đạo UBND TP đã yêu cầu bảo tồn tòa nhà 59-61 Lý Tự Trọng vì đây là nhà cổ nhưng không ban ngành nào xác nhận đây là di tích. Đơn vị thiết kế đưa ra phương án sẽ dời tòa nhà vào chính giữa đường Lý Tự Trọng (giới hạn bởi đường Pasteur và Đồng Khởi) nhưng cách này rất tốn kém.

Ông Hoan nhấn mạnh: "Tòa nhà này không nằm trong danh mục bảo tồn. Thành phố xin chia sẻ ý kiến của các chuyên gia và cũng đã nghiên cứu rất nhiều, song chúng ta có nhiều cách bảo tồn để gợi lại cho người đời sau hiểu về Sài Gòn kiến trúc xưa".

Một số hình ảnh Dinh Thượng Thơ PV VTC News ghi nhận được trước khi có nguy cơ bị phá bỏ:

Dinh Thượng Thơ được xây dựng theo kiến trúc Pháp cổ có tuổi đời 120 năm.
 Dinh Thượng Thơ được xây dựng theo kiến trúc Pháp cổ có tuổi đời 120 năm.
Dù có tuổi đời rất lâu nhưng tòa nhà này vẫn rất kiên cố, vững chắc.
 Dù có tuổi đời rất lâu nhưng tòa nhà này vẫn rất kiên cố, vững chắc.
Dinh Thượng Thơ cũng là một biểu tượng cổ của người Sài Gòn, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử.
 Dinh Thượng Thơ cũng là một biểu tượng cổ của người Sài Gòn, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử.
Nhiều người dân bày sự tỏ tiếc nuối nếu phải đập bỏ tòa nhà này để thực hiện đề án mở rộng, nâng cấp và cải tạo lại trụ sở UBND TP.HCM
 Nhiều người dân bày sự tỏ tiếc nuối nếu phải đập bỏ tòa nhà này để thực hiện đề án mở rộng, nâng cấp và cải tạo lại trụ sở UBND TP.HCM
Nét kiến trúc chính của toà nhà là những mái vòm cong.
Nét kiến trúc chính của toà nhà là những mái vòm cong. 
Không gian tòa nhà theo lối mở, không gian rộng, thoáng, nhiều ánh sáng.
 Không gian tòa nhà theo lối mở, không gian rộng, thoáng, nhiều ánh sáng.
Mái được làm bằng gỗ theo phong cách thời xưa.
 Mái được làm bằng gỗ theo phong cách thời xưa.
Mái ngói cổ của tòa nhà bên cạnh công trình hiện đại của TP.HCM
Mái ngói cổ của tòa nhà bên cạnh công trình hiện đại của TP.HCM 
Sơn tường của tòa nhà có dấu hiệu bong tróc.
 Sơn tường của tòa nhà có dấu hiệu bong tróc.
Một mép tường bị rạn nứt.
 Một mép tường bị rạn nứt.

Đọc nhiều nhất

Tin mới