Cận cảnh chiếc mũi mọc trên... trán

(Kiến Thức) - Một thanh niên Trung Quốc đang sở hữu chiếc mũi hoàn toàn mới, ngay trên trán, trước khi nó được phẫu thuật đúng chỗ.

Cận cảnh chiếc mũi mọc trên... trán
Xiaolian, 22 tuổi, ởđã trải qua một tai nạn giao thông kinh hoàng năm 2012, và chiếc mũi của Xiaolian đã bị biến dạng và không thể hồi phục do vết thương bị nhiễm trùng và ăn mòn vào sụn mũi.
Các bác sĩ đã cấy ghép một chiếc mũi mới và nuôi trên trán của anh này. Họ đã tách một phần sụn từ xương sườn của Xiaolian, sau đó tạo hình thành chiếc mũi và cấy ghép ở một vùng da có thể đàn hồi ở trên trán.
 
Bác sĩ phẫu thuật của Xiaolian tại Bệnh viện Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến cho biết, các tế bào ở mũi mới phát triển rất tốt và cuộc phẫu thuật cấy ghép sẽ sớm được thực hiện.
Dự tính chi phí cho ca “trồng” mũi này không hề nhỏ, nhưng đây cũng được xem là một dự án y khoa mới nên sẽ được cấp tiền dự án. Chàng thanh niên có cái mũi biến dạng, trên trán lại đột nhiên “mọc” thêm một cái mũi nên rất tự ti khi gặp người ngoài, đi ra đường thường đội mũ và đeo khẩu trang. Cậu cũng đang rất mong đến ngày giải phẫu thành công để có thể trở lại làm người bình thường.

'Đánh bay' nghẹt mũi bằng 15 mẹo nhỏ

'Đánh bay' nghẹt mũi bằng 15 mẹo nhỏ
Mũi không chỉ là đường lưu thông không khí mà còn có thể lọc sạch, làm ấm và làm ẩm không khí. Do đó nếu hốc mũi bị tắc do viêm nhiễm, phải thở bằng miệng thì không khí hít vào sẽ không được lọc sạch, không được làm ấm và ẩm nên rất dễ gây viêm họng và viêm thanh quản, viêm khí phế quản và phổi. 

Làm sạch mũi và xông mũi: 

Thường xuyên nổi nhọt trong mũi là bệnh gì?

Để điều trị khỏi bệnh, cần điều trị các bệnh liên quan hoặc nguyên nhân gây bệnh. Vì thế bạn cần được BS thăm khám và điều trị tích cực nhọt tiền đình mũi, viêm xoang.

Thường xuyên nổi nhọt trong mũi là bệnh gì?
Hỏi: Tôi thường xuyên bị nổi nhọt trong lỗ mũi rất đau, nhất là khi nóng trong người, hoặc sau khi uống rượu bia. Khi nổi nhọt thường hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi nhiều đồng thời mắt hay bị nhíu lại không nhìn thự nhiên được.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có hiệu quả?

(Kiến Thức) - Tiêm phòng HPV sẽ tránh được 70% ung thư cổ tử cung, nhưng còn 30% ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có hiệu quả?

Hỏi: Tiêm phòng ung thư cổ tử cung có thật sự hiệu quả? Nên tiêm vào thời điểm nào thích hợp nhất? (Phan Thảo - Quận Đống Đa, Hà Nội)
Tuổi lý tưởng nhất để tiêm phòng là từ 9-26 tuổi và người thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.
 Tuổi lý tưởng nhất để tiêm phòng là từ 9-26 tuổi và người thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.

Trả lời: Cần hiểu đúng về vấn đề tiêm phòng trong ung thư cổ tử cung. Thật sự, vấn đề tiêm phòng là để tránh tình trạng bị lây nhiễm virus gây bệnh bướu gai ở người (HPV: human papilloma virus) chứ không phải để ngừa ung thư cổ tử cung.

Các công trình nghiên cứu đã chứng minh 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến virus này. 

Tiêm phòng HPV sẽ tránh được 70% ung thư cổ tử cung, nhưng còn 30% ung thư cổ tử cung không liên quan đến HPV. 

Như vậy, để phòng ngừa hiệu quả ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ cần phải tiêm phòng HPV và khám phụ khoa định kỳ để được làm phết tế bào âm đạo -cổ tử cung.

Tuổi lý tưởng nhất để tiêm phòng là từ 9-26 tuổi và người thiếu nữ chưa có quan hệ tình dục.

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.