Cách ngắm nguyệt thực rạng sáng mai qua kính thiên văn hiện đại nhất Việt Nam

Đêm nay, rạng sáng ngày mai, hàng trăm bạn trẻ sẽ có cơ hội quan sát nguyệt thực một phần bằng kính thiên văn hiện đại tại Đài Thiên văn Hòa Lạc.

Cách ngắm nguyệt thực rạng sáng mai qua kính thiên văn hiện đại nhất Việt Nam

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phối hợp với Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội tổ chức quan sát nguyệt thực một phần vào đêm nay, rạng sáng ngày mại tại Đài Thiên văn Hòa Lạc. Đây là sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất năm nay có thể quan sát được tại Việt Nam.

Tại đây các bạn trẻ có thể ngắm nguyệt thực thông qua nhiều kính thiên văn hiện đại được Hội thiên văn Hà Nội chuẩn bị

Cach ngam nguyet thuc rang sang mai qua kinh thien van hien dai nhat Viet Nam
 

Nguyệt thực vào rạng sáng mai sẽ kéo dài từ 1h43 đến 7h17. Tại Việt Nam có thể quan sát từ 1h43 cho đến 5h28 khi Mặt Trăng lặn. Cụ thể, từ 1h43 Mặt Trăng bắt đầu đi vào vùng bóng tối của Trái Đất, đến 3h01, nguyệt thực một phần bắt đầu, Mặt Trăng dần chuyển đỏ. Đến 04h30, nguyệt thực đạt cực đại, Mặt Trăng đỏ đậm.

Mời quý vị xem video: Ngắm nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 ngay tại Việt Nam. Nguồn video: VTV3

Với những người không có cơ hội chiêm ngưỡng qua kính thiên văn vẫn có thể theo dõi nguyệt thực một phần bằng mắt thường. Người quan sát nên chọn nơi thoáng đãng, ít ánh sáng đèn và bụi. Lưu ý, xem dự báo thời tiết trước khi diễn ra sự kiện.

Tại Đài thiên văn Hòa Lạc, cùng với việc quan sát hiện tượng thiên văn, các bạn trẻ cũng có cơ hội khám phá vũ trụ huyền bí, bao la qua nhà chiếu hình vũ trụ. Nhà chiếu hình vũ trụ ở Hòa Lạc có quy mô với 100 ghế ngồi, được thiết kế giống như một rạp chiếu phim nhưng với màn hình dạng mái vòm. Những hình ảnh cũng như những thước phim sẽ được trình chiếu lên mái vòm bởi hệ thống 6 máy chiếu độ phân giải cao mang lại hiệu ứng 3D chân thực về bầu trời và các vì sao, đem lại cho người xem trải nghiệm như đang bay vào vũ trụ.

Đại diện Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, việc tổ chức quan sát nguyệt thực lần này là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động khám phá kiến thức thiên văn học từ những phương pháp đơn giản, gần gũi nhất song song với việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại nhất, nhằm khơi dậy niềm yêu thích khoa học vũ trụ và truyền cảm hứng cho tất cả các em học sinh, sinh viên.

Việc xây dựng Đài thiên văn Hà Nội cũng nhằm hướng đến việc phổ biến kiến thức khoa học cho cộng đồng, khởi dậy niềm đam mê yêu thích khoa học nói chung, niềm đam mê vũ trụ nói riêng cho các bạn trẻ.

Sắp diễn ra nguyệt thực dài nhất thế kỷ

Trong tháng 7 này, những người yêu thích thiên văn trên thế giới có cơ hội ngắm nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.

Sắp diễn ra nguyệt thực dài nhất thế kỷ

Theo trang The Space, nguyệt thực toàn phần lần này sẽ bắt đầu vào lúc 19h30 ngày 27/7 giờ quốc tế (UTC), tức 2h30 sáng 28/7 giờ Việt Nam.

Vì sao Mặt Trăng màu đỏ khi nguyệt thực toàn phần?

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất che phủ ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng. Hiện tượng này đôi khi được gọi là Trăng máu vì khi đó Mặt Trăng có màu đỏ rực giống như máu. Vì sao Mặt Trăng lại có màu như thế khi nguyệt thực toàn phần xảy ra?

Vì sao Mặt Trăng màu đỏ khi nguyệt thực toàn phần?

1. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi nào?

Vi sao Mat Trang mau do khi nguyet thuc toan phan?
 Bầu khí quyển Trái Đất đóng vai trò như một "kính lọc".

Bất ngờ tiểu hành tinh có thời gian quỹ đạo ngắn trong HMT

(Kiến Thức) - Mới đây, Đài thiên văn Palomar nằm tại thành phố Los Angeles bất ngờ quan sát được một tiểu hành tinh mới độc đáo. Tiểu hành tinh này nằm gần Mặt trời, được nhìn thấy rõ nhất từ 20 đến 30 phút trước khi mặt trời mọc hoặc sau khi mặt trời lặn. 

Bất ngờ tiểu hành tinh có thời gian quỹ đạo ngắn trong HMT

Tiểu hành tinh mới được phát hiện có tên là 2019 LF6 - quay quanh Mặt trời cứ sau 151 ngày.

Nó được xem là một trong 20 tiểu hành tinh được gọi là tiểu hành tinh Atira, một dạng các vật thể gần Trái đất quay quanh Mặt trời có thời gian quỹ đạo ngắn nhất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới