Bất ngờ tiểu hành tinh có thời gian quỹ đạo ngắn trong HMT

(Kiến Thức) - Mới đây, Đài thiên văn Palomar nằm tại thành phố Los Angeles bất ngờ quan sát được một tiểu hành tinh mới độc đáo. Tiểu hành tinh này nằm gần Mặt trời, được nhìn thấy rõ nhất từ 20 đến 30 phút trước khi mặt trời mọc hoặc sau khi mặt trời lặn. 

Tiểu hành tinh mới được phát hiện có tên là 2019 LF6 - quay quanh Mặt trời cứ sau 151 ngày.

Nó được xem là một trong 20 tiểu hành tinh được gọi là tiểu hành tinh Atira, một dạng các vật thể gần Trái đất quay quanh Mặt trời có thời gian quỹ đạo ngắn nhất.

Bat ngo tieu hanh tinh co thoi gian quy dao ngan trong HMT
Nguồn ảnh: NASA. 

Ước tính, chiều dài của tiểu hành tinh này tầm khoảng 1km.

"LF6 rất khác thường cả về thời gian quỹ đạo và kích thước”, Quan Chi Ye, tiến sĩ tại Caltech cho biết trong một tuyên bố.

Theo Ye, tiểu hành tinh này nằm gần Mặt trời, được nhìn thấy rõ nhất từ 20 đến 30 phút trước khi mặt trời mọc hoặc sau khi mặt trời lặn. Trước đó, các chuyên gia đã phát hiện tiểu hành tinh Atira đầu tiên được gọi là 2019 AQ3 với thời gian hoàn thành quỹ đạo quanh Mặt trời mất chỉ 165 ngày.

Ngoài hai vật thể Atira này, Đài thiên văn Palomar đã tìm thấy khoảng 100 tiểu hành tinh gần Trái đất và 2.000 tảng đá không gian nằm trong vành đai chính quay quanh Sao Hỏa và Sao Mộc, theo các quan chức của Caltech. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

"Soi" tia gama khủng phát ra từ tàn dư siêu tân tinh

(Kiến Thức) - Sử dụng kính viễn vọng MAGIC và tàu vũ trụ Fermi của NASA, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế phát hiện một nguồn phát xạ tia gamma mang năng lượng rất cao xung quanh tàn dư siêu tân tinh (SNR) G24.7 + 0.6. 

Tàn dư siêu tân tinh về cơ bản là xác dư thừa của những ngôi sao khổng lồ đã kết liễu cuộc đời của chúng trong những vụ nổ siêu tân tinh.

Nằm cách xa khoảng 16.300 năm ánh sáng, SNR G24.7 + 0.6 mang dòng tia gama khủng có tên là MAGIC J1835 .069 có mức năng lượng giữa 60 MeV và 500 GeV, thỉnh thoảng đạt mức năng lượng cực đại lên tới 5 TeV cùng công suất chỉ số quang phổ là 2,74.

Sửng sốt phát hiện loại siêu tân tinh Ia cực hiếm

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn sử dụng kính viễn vọng Magellan tại Đài thiên văn Las Campanas, Chile phát hiện tín hiệu mờ nhạt phát ra từ khí hydro trong tàn dư của siêu tân tinh loại Ia ASASSN-18tb.

Siêu tân tinh loại Ia đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà thiên văn học hiểu về vũ trụ.

Những vụ nổ từ siêu tân tinh giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về cách các thiên hà tạo ra các ngôi sao và hệ sao trong tương lai.

Khoa học "sốc" thành tựu của thiên hà nhỏ bé ESO 495-21

(Kiến Thức) - Thiên hà ESO 495-21 là một thiên hà nhỏ bé, chỉ dài 3000 năm ánh sáng, nhưng điều đó không ngăn thiên hà hình thành những khối sao khổng lồ bên trong. Ngoài ra, nó còn lỗ đen siêu lớn nằm ở lõi.

Nằm cách chòm sao Pyxis (La bàn) khoảng 30 triệu năm ánh sáng, thiên hà nhỏ ESO 495-21 là một thiên hà lùn sao lùn, điều này có nghĩa là nó có kích thước nhỏ, nhưng có khả năng hình thành các ngôi sao trẻ với tốc độ cực nhanh tới hơn 1000 lần so với Milky Way.

Khoa hoc
Nguồn ảnh: Phys. 

Đọc nhiều nhất