Cách ly F1 tại nhà ở TP HCM: “Điểm cộng” thấy rõ là gì?

Theo các chuyên gia, khi số lượng bệnh nhân đông, việc cách ly tập trung quá tải và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo thì việc cách ly F1 tại nhà là cần thiết giúp giảm thiểu nguồn lực đang quá tải, tiết kiệm chi phí, cắt đứt nguồn lây.  

Cách ly F1 tại nhà ở TP HCM: “Điểm cộng” thấy rõ là gì?
Tiết kiệm, giảm thiểu nguồn lực, cắt đứt nguồn lây
Trả lời Tri thức & Cuộc sống, Đại tá, PGS.TS.BS.TTUT Hoàng Thanh Tuyền, Giám đốc Bệnh viện 19-8 cho biết, khi đại dịch bất ngờ xảy ra, virus hoàn toàn mới lạ, không quốc gia nào có kinh nghiệm và kiến thức đối phó với đại dịch. Vì thế, mỗi quốc gia có những cách thức dập dịch khác nhau.  Ví dụ, với cách ly F1, có nước thực hiện cách ly tại nhà, có nước lại chọn phương án cách ly tập trung. Mỗi một biện pháp có những ưu điểm riêng và phù hợp với quyết sách chống dịch của từng đất nước. Trong các đợt dịch vừa qua, Việt Nam cũng áp dụng cách ly y tế tập trung đối với F1.
Việc cách ly F1 như chúng ta đã làm thực sự là một giải pháp đúng đắn trong giai đoạn đầu chống dịch, khi số lượng ca nhiễm còn ít. Tuy nhiên, hiện nay khi số ca mắc tăng cao, đồng thời số lượng F1, F2 tăng theo cấp số nhân, áp lực đối với ngành y tế và các khu cách ly tập trung là vô cùng lớn.
Vì thế việc áp dụng cách ly F1 tại nhà trong hoàn cảnh như TP HCM hiện nay là việc làm cần thiết giúp giảm thiểu áp lực cho các khu cách ly tập trung, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly, đồng thời tiết kiệm ngân sách, giúp sớm cắt đứt nguồn lây.
Cach ly F1 tai nha o TP HCM: “Diem cong” thay ro la gi?
Nếu cách ly F1 tại nhà được thực hiện thành công tỷ lệ lây nhiễm sẽ giảm, đồng thời giảm tải về người và chi phí cho hệ thống y tế quốc gia 
Đồng quan điểm, BS. Trần Văn Phúc, Bệnh viện Saint Paul, Hà Nội cho biết hình ảnh một học sinh dương tính, cả lớp trở thành F1 và bắt buộc phải cách ly tập trung đã khá quen thuộc ở Việt Nam trong suốt thời gian qua.
Cách ly tập trung nghiêm ngặt các trường hợp F1 trở thành biện pháp chống dịch độc đáo của Việt Nam. Nó nhanh chóng cắt đứt nguồn lây nhiễm, dập tắt các ổ dịch, đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng.
Tuy nhiên, khi làn sóng dịch thứ tư xuất hiện, mọi chuyện đã không còn như cũ. Số ca mắc bệnh tăng đồng nghĩa chỉ trong thời gian rất ngắn, sự gia tăng quá nhanh trường hợp F1 tạo nên gánh nặng đe dọa hệ thống vận hành mạng lưới khu cách ly tập trung, kèm theo đó là chi phí rất tốn kém.
Đặc biệt là tốc độ lây lan của hai biến thể Alpha và Delta là rất cao, gấp hai đến ba lần chủng cũ. Không những thế, trong nhóm bệnh nhân COVID-19 có đến 60% trường hợp không triệu chứng, xét nghiệm nhiều lần âm tính. Sẽ có nhiều người phải đối mặt với rủi ro. Những người mang virus chưa được phát hiện, họ vẫn tiếp xúc mỗi ngày, tiếp tục trung chuyển virus. Vì thế, đây là thời điểm chúng ta cần thay đổi chiến thuật về cách ly F1.
Hướng dẫn và chế tài cụ thể
Theo PGS.TS. BS. Hoàng Thanh Tuyền việc cách ly tại nhà như trường hợp của TP HCM là không cần phải bàn cãi. Việc cần làm lúc này là tổ chức thế nào để cách ly an toàn tại nhà. Đầu tiên là cần ý thức tự giác của người dân nói chung và các F1 nói riêng.
Thứ hai với cơ quan quản lý, cần tuyên truyền kết hợp với những hướng dẫn cụ thể và nếu cần có cả những chế tài cụ thể đối với những trường hợp vi phạm.
BS. BS. Trần Văn Phúc cho rằng, quan trọng là Việt Nam xây dựng và công bố bộ tiêu chuẩn cách ly tại nhà, trong đó có tiêu chí: hộ gia đình gồm những người trẻ khoẻ, có phòng riêng biệt, kèm theo các tiêu chí khoa học khác.
“Nếu làm được điều này, tôi tin chắc, tỷ lệ lây nhiễm sẽ giảm, đồng thời giảm tải về người và chi phí cho hệ thống y tế quốc gia”, BS. Trần Văn Phúc nhấn mạnh.
Được biết, ngày 27/6, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn cách ly y tế tại nhà đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 cho các đối tượng thuộc diện F1 để UBND TP HCM xem xét, áp dụng thí điểm trên địa bàn thành phố.
Điều kiện cách ly y tế được Bộ Y tế đưa ra cho các F1 là phải có nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập), trước cửa nhà treo biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “Địa điểm cách ly y tế phòng chống dịch COVID-19"…
Khu vực dành cho F1 cách ly phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly. Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho F1. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà.
Bộ Y tế yêu cầu người cách ly tại nhà phải chấp hành nghiêm các quy định và thời gian cách ly y tế tại nhà, cam kết với chính quyền địa phương không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác. Không tiếp xúc với động vật nuôi.
Các F1 bắt buộc thực hiện cài đặt, bật và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng VHD hoặc Bluezone trong suốt thời gian cách ly, tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày trên ứng dụng. Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì các F1 phải cập nhật ngay trên  các ứng dụng này và báo ngay cho cán bộ y tế.
Yêu cầu về phòng cách ly:
+ Phải đảm bảo khép kín, có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn (sau đây gọi tắt là dung dịch sát khuẩn tay). Có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng.
+ Trong phòng cách ly có thùng đựng chất thải, có màu vàng, có nắp đậy; mở bằng đạp chân, có lót túi màu vàng đựng chất thải lây nhiễm (khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng), có dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2"; thùng đựng chất thải sinh hoạt, có nắp đậy, mở bằng đạp chân và có lót túi màu xanh.
+ Không được dùng điều hòa trung tâm. Có thể dùng điều hòa riêng. Đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ.
+ Có máy giặt hoặc xô, chậu đựng quần áo để người cách ly tự giặt.
+ Có chổi, cây lau nhà, giẻ lau, 02 xô và dung dịch khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường để người cách ly tự làm vệ sinh khử khuẩn phòng. Phòng cách ly phải được vệ sinh khử khuẩn hằng ngày.
- Phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly.
- Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà.
Lấy mẫu xét nghiệm 5 lần
- Phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 5 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7, 14, 20 và 28 kể từ khi bắt đầu cách ly.
- Sau khi hết thời gian cách ly, phải thực hiện tiếp việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định.
Xử lý rác
- Hàng ngày bỏ khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi, sau đó bỏ vào thùng đựng chất thải lây nhiễm ở trong phòng của người cách ly.
- Rác thải thông thường được bỏ vào thùng đựng rác thải sinh hoạt, buộc chặt miệng túi và đặt ra trước cửa phòng để thu gom hàng ngày.

Cận cảnh các liều vaccine COVID-19 trong kho lạnh tại TP HCM

Những lọ vaccine COVID-19 đầu tiên được bảo quản tại kho lạnh của VNVC trong điều kiện nghiêm ngặt.

Cận cảnh các liều vaccine COVID-19 trong kho lạnh tại TP HCM

Can canh cac lieu vaccine COVID-19 trong kho lanh tai TP HCM

117.600 liều vaccine ngừa COVID-19 đang được bảo quản tại kho lạnh của Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) và Công ty AstraZeneca Việt Nam từ ngày 24/2, sau khi được vận chuyển về Việt Nam bằng đường hàng không.

Can canh cac lieu vaccine COVID-19 trong kho lanh tai TP HCM-Hinh-2

Container vaccine đã được mở và kiểm tra số lượng, tình trạng vaccine trước khi đưa vào nghiên cứu và chuẩn bị cho kế hoạch tiêm chủng.

Nếu ca nhiễm tăng nhanh, Bắc Giang sẽ không còn nơi điều trị

Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4: Đó là lo ngại của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trước thực trạng số ca mắc Covid-19 tại Bắc Giang đang tăng và lớn nhất cả nước.

Nếu ca nhiễm tăng nhanh, Bắc Giang sẽ không còn nơi điều trị

Chiều 16/5, trong cuộc họp trực tuyến với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tại đầu cầu tỉnh Bắc Giang, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết lây nhiễm của dịch Covid-19 ở Bắc Giang còn rất phức tạp, khó lường.

Điều trị là gánh nặng lớn của Bắc Giang

Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?

Dự kiến, 500.000 liều vaccine phòng COVID-19 Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc) sẽ về tới Việt Nam vào ngày mai 20/6.

Vaccine Trung Quốc về Việt Nam sử dụng thế nào?

Thông tin từ Bộ Y tế, quá trình đàm phán hai bên thống nhất khi vaccine về tới Việt Nam sẽ ưu tiên tiêm cho những người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, người có nhu cầu đi học tập và công tác tại Trung Quốc và cư dân ở khu vực biên giới.

Đọc nhiều nhất

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Những ca đậu mùa khỉ đang bị bỏ sót

Gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm hiểu về thời điểm và cách thức lây lan mới của bệnh đậu mùa khỉ - căn bệnh đã bùng phát vào mùa hè năm nay ở Mỹ và nhiều quốc gia khác.

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.
Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ

Sau 12 giờ áp dụng đồng thời 2 phương pháp sử dụng thuốc tiêu huyết và lấy huyết khối, cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng.