Cách đo nồng độ cồn bằng điện thoại

Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể ước tính nồng độ cồn trong cơ thể sau khi đã sử dụng rượu bia, từ đó có giải pháp di chuyển phù hợp và an toàn.

Cách đo nồng độ cồn bằng điện thoại
Đầu tiên, bạn hãy cài đặt ứng dụng TTGT TP.HCM cho iPhone tại địa chỉ http://bit.ly/ttgt-hcm-ios hoặc http://bit.ly/ttgt-hcm-android.
Về cơ bản, TTGT TP.HCM là ứng dụng chuyên cung cấp thông tin về tình trạng giao thông trong thành phố cũng như các khu vực lân cận. Giao diện chính của chương trình sẽ bao gồm các mục Bản đồ, Camera, Cảnh báo, Tra cứu, Phản ánh, Tin tức, Tính nồng độ cồn…
Cach do nong do con bang dien thoai
Ứng dụng vừa được bổ sung thêm tính năng đo nồng độ cồn. Ảnh: MINH HOÀNG 
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta chỉ quan tâm đến tính năng đo nồng độ cồn, các mục còn lại bạn có thể tìm hiểu thêm trong quá trình sử dụng hoặc tham khảo bài viết Cách tránh đường ngập nước và kẹt xe nhờ camera giám sát tại địa chỉ http://bit.ly/tinh-trang-giao-thong.
Để đo nồng độ cồn, đầu tiên bạn cần phải lựa chọn giới tính (nam/nữ), nhập đầy đủ các thông tin cần thiết, bao gồm cân nặng, độ cồn (độ cồn của thức uống thường được ghi trên chai hoặc lon, ví dụ bia là khoảng 5% độ cồn...), và thể tích (dung lượng bia rượu đã uống, tính bằng ml), sau đó nhấn vào biểu tượng tra cứu.
Cach do nong do con bang dien thoai-Hinh-2
Ước tính nồng độ cồn trong máu bằng ứng dụng TTGT TP.HCM. Ảnh: MINH HOÀNG 
 Lúc này, ứng dụng sẽ trả về kết quả gồm độ cồn trong máu, thời gian để cơ thể xử lý hết lượng cồn (lưu ý: kết quả chỉ mang tính chất tham khảo), đi kèm theo đó là mức tiền phạt và thời gian tước bằng nếu bạn điều khiển phương tiện khi có nồng độ cồn trong máu.
Bên cạnh đó, ứng dụng còn cho phép người dùng kiểm tra nhanh các đoạn đường đang bị kẹt xe. Cụ thể, những tuyến đường nào được đánh dấu màu xanh lá đồng nghĩa với việc thông thoáng, màu cam là hơi đông xe và màu đỏ là đang kẹt xe. Thông qua đó, người dùng có thể thay đổi lộ trình di chuyển kịp thời để tránh chạy vào khu vực ùn ứ.
Tương tự, mục Camera cho phép người dùng quan sát hình ảnh tại những khu vực, giao lộ lớn trong thành phố theo thời gian thực hoặc những con đường được lắp camera trong bán kính 5 km.

Dân mạng tranh cãi gay gắt quy định về phạt thổi nồng độ

(Kiến Thức) - Nhiều ý kiến cho rằng, ăn vải, uống thuốc ho cũng có thể bị phạt thổi nồng độ cồn là quá vô lý.

Dân mạng tranh cãi gay gắt quy định về phạt thổi nồng độ
Ngay dịp đầu năm mới, trên mạng xã hội đã xảy ra nhiều tranh cãi dữ dội xung quanh quy định mới về việc phạt thổi nồng độ cồn. Theo đó, việc ăn một số loại hoa quả ví dụ như vải hay uống siro ho cũng cho ra kết quả hơi thở có nồng độ cồn và vẫn bị phạt là quá vô lý.
Dan mang tranh cai gay gat quy dinh ve phat thoi nong do
Thông tin ăn vải, uống siro ho cũng có nguy cơ bị phạt thổi nồng độ cồn gây xôn xao dư luận. 

Dân tình đổ xô mua máy đo nồng độ cồn vì lo bị phạt

Từ ngày 1/1/2020 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành, không ít người lo lắng bị phạt nên đổ xô tìm mua máy đo nồng độ cồn để tự kiểm tra trước khi tham gia giao thông.

Dân tình đổ xô mua máy đo nồng độ cồn vì lo bị phạt
Những ngày này, việc Luật phòng chống tác hại của rượu, bia (Nghị định 100/2019) bắt đầu được thực thi đang trở thành điểm nóng trong dư luận. Hầu hết đều đồng tình rằng, quy định mới này sẽ nâng cao ý thức người dân, góp phần quan trọng làm thay đổi thói quen uống rượu, bia của nhiều người tham gia giao thông ở Việt Nam, đặc biệt là nam giới.

Mặc áo xe ôm công nghệ có thoát kiểm tra nồng độ cồn?

(Kiến Thức) - Nhiều người cho rằng việc mặc áo xe ôm công nghệ sẽ bớt bị chú ý và hạn chế bị công an gọi vào kiểm tra nồng độ cồn.

Mặc áo xe ôm công nghệ có thoát kiểm tra nồng độ cồn?
Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 quy định đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. Người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng nếu nồng độ cồn ở mức cao nhất. 
Với mức phạt được coi là khá nghiêm khắc, Nghị định này trở thành chủ đề tranh cãi của cộng đồng mạng. Đặc biệt là thời gian gần đây, thông tin ăn vải, nho hay uống siro ho cũng có thể bị phạt oan vì hơi thở có nồng độ cồn càng khiến nhiều người hoang mang.

Đọc nhiều nhất

Tin mới