Mặc áo xe ôm công nghệ có thoát kiểm tra nồng độ cồn?

(Kiến Thức) - Nhiều người cho rằng việc mặc áo xe ôm công nghệ sẽ bớt bị chú ý và hạn chế bị công an gọi vào kiểm tra nồng độ cồn.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 quy định đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. Người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng nếu nồng độ cồn ở mức cao nhất. 
Với mức phạt được coi là khá nghiêm khắc, Nghị định này trở thành chủ đề tranh cãi của cộng đồng mạng. Đặc biệt là thời gian gần đây, thông tin ăn vải, nho hay uống siro ho cũng có thể bị phạt oan vì hơi thở có nồng độ cồn càng khiến nhiều người hoang mang.
Mac ao xe om cong nghe co thoat kiem tra nong do con?
 Nghị định mới quy định về việc thổi phạt nồng độ cồn khiến dân mạng tranh cãi dữ dội.
Nghị định đã có hiệu lực nên không làm cách nào, nhiều dân mạng hò nhau tìm cách lách luật. Theo đó, việc mặc đồng phục của tài xế xe ôm công nghệ được tin rằng khiến công an bớt chú ý hơn và không gọi vào kiểm tra thổi nồng độ cồn
Facebooker N.L bình luận: "Mộ bộ đồng phục giá khoảng 300.000 đồng để sẵn trong cốp xe còn hơn bị gọi vào kiểm tra rồi bị phạt tận 7 triệu đồng. Mọi người chịu khó đầu tư để bớt bị các anh công an giao thông để ý".
Đồng tình với ý kiến trên, K.N.M nêu quan điểm: "Hôm nào chót lỡ 1, 2 chét rượu thì mặc vào để tránh rắc rối thôi chứ nếu say thì cũng không nên làm các này để đối phó đâu mọi người ạ. Mình vui vẻ chấp hành luật thôi".
Mac ao xe om cong nghe co thoat kiem tra nong do con?-Hinh-2
Đồng phục các hãng xe được bán công khai, tràn lan trên các ứng dụng mua sắm online. 
Trái ngược, có nhiều người cho rằng việc mua đồng phục xe ôm công nghệ để lách luật là đáng lên án. V.N cho biết: "Uống rượu bia thì không lái xe thế thôi. Mỗi năm có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông mọi người biết không mà giờ quy định đã ra thì lại tìm cách bẩn để tránh bị kiểm tra như vậy?".
Hơn thế nữa, việc mua, bán quần áo của các hãng xe công nghệ là trái với quy định, chính sách. Đại diện một hãng xe ôm công nghệ cho biết hãng có quy trình tuyển chọn đối tác chặt chẽ và nghiêm túc. Khi ngưng hợp tác, đối tác cần hoàn trả đồng phục cho chúng tôi và sẽ được thanh toán lại 50% chi phí mua đồng phục khi thanh lí hợp đồng chứ không buôn bán đồng phục hãng.

Xem thêm clip: Bao nhiêu lâu có thể lái xe sau khi uống rượu, bia? - Nguồn: Youtube

PHÓNG TO
GHIM
TẢI

Thót tim với bà mẹ "ninja" 1 tay bế con, 1 tay lái xe băng băng

(Kiến Thức) - Chứng kiến cảnh tượng bà mẹ 1 tay bế con, 1 tay lái xe trên phố khiến nhiều người giật mình và để lại những ý kiến cho rằng đây là sự việc tiềm tàng nhiều nguy hiểm.

Dân mạng thường nói vui với nhau rằng "bán xăng cho phụ nữ là một tội ác" bởi rất nhiều trường hợp, hội chị em điều khiển phương tiện giao thông với những pha xử lý "cồng kềnh" khiến người khác phải giật mình thon thót.

Mới đây, hình ảnh người phụ nữ một tay lái xe máy, 1 tay bế con nhỏ được đăng tải trên MXH đã khiến CĐM sợ hãi vì sự thiếu an toàn và liều lĩnh. Trong ảnh được đăng tải, dù trời đã tối nhưng người phụ nữ vẫn dùng khăn bịt mặt kín như "ninja", điều khiển xe máy Honda Cub đi trên đường phố.

TP HCM: Grabbike đi ngược chiều, ngang ngược nạt nộ... đòi ô tô nhường đường

(Kiến Thức) - Ghi nhận từ camera hành trình ô tô di chuyển trên đường Trường Chinh, Tân Bình, TP HCM: 2 xe ôm Grabbike đi ngược chiều đoạn đường có dải phân cách cứng, đối đầu ô tô đi đúng chiều, còn lớn tiếng đòi người lái ô tô phải lùi lại, né sang nhường đường.

Mời quý độc giả xem clip Đi vào làn ngược chiều, người điều khiển xe máy "sửng cồ" đòi ôtô phải nhường đường - Nguồn: UB An toàn Giao thông Quốc gia.
 

Đọc nhiều nhất

Tin mới