Cả trường chỉ 1 học sinh từng được uống sữa

(Kiến Thức) - Hỏi các con đã uống sữa bao giờ chưa thì duy nhất ở các lớp chỉ có 1 bạn giơ tay, các bạn khác thậm chí còn không biết sữa là gì. 

Cả trường chỉ 1 học sinh từng được uống sữa
Những ánh mắt tươi vui, háo hức của học sinh trường tiểu học Khuôn Kén (xã Tân Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang) khi lần đầu tiên được ăn bánh gạo, được uống sữa, được biết đến miếng bánh trung thu, cứ theo chúng tôi suốt dọc đường về với cảm giác vui buồn xen lẫn. 
Học lớp 1 bé bằng trẻ lên 3
Nằm cách thị trấn Chũ gần 70km, các điểm trường Khuôn Kén, Suối Am thuộc trường tiểu hơn Tân Sơn 2, xã Tân Sơn, là một trong những điểm trường xa xôi và khó khăn nhất của tỉnh Bắc Giang. Chỉ nằm cách đường quốc lộ 279 chưa đầy 15km nhưng sự cách biệt có thể thấy rõ là con đường đất lầy lội, trơn trượt với những sống trâu, những rãnh sâu cắt ngang đường do nước suối, nước từ các rãnh núi đổ về trì xiết. 
Chúng tôi phải mất đến gần 2 tiếng đồng hồ để vượt qua gần hết đoạn đường ấy và khi chỉ còn cách trường hơn 2km nữa lại phải chuyển hàng từ xe tải 1,5 tấn sang xe 3,5 tấn để có thể tiếp tục cuộc hành trình. Thế nhưng, cũng vẫn mất gần 2 tiếng đồng hồ nữa vật lộn với con đường dốc ngoằn ngoèo, dựng đứng, chỗ thì trơn trượt, chỗ thì sạt lở sau mấy ngày mưa, chúng tôi mới có thể đến được Khuôn Kén, điểm trường chung của cả mẫu giáo và tiểu học.
Con đường lầy sau mưa đưa chúng tôi vào Khuôn Kén.
Con đường lầy sau mưa đưa chúng tôi vào Khuôn Kén.
Lúc chúng tôi đến, các con mầm non đã vào giấc trưa trong khi học sinh tiểu học vẫn ngồi trong lớp suốt gần 3 tiếng đồng hồ, háo hức chờ được nhận quà. Những thùng bánh gạo One One, những hộp sữa TH được xé vội để chia cho các con chống đói. 
Nhìn những ánh mắt rạng rỡ, vui sướng khi được cầm trên tay cái bánh, hay lúng túng không biết làm sao để mở được hộp sữa, thậm chí có con đã cắm được ống hút vào hộp sữa cũng không biết làm cách nào uống được, nhiều người trong chúng tôi không cầm được nước mắt. Tất cả mới chỉ là lần đầu tiên của các con. Hỏi các con đã uống sữa bao giờ chưa thì duy nhất ở các lớp chỉ có 1 bạn giơ tay, các bạn khác thậm chí còn không biết sữa là gì. 
“Cháu sẽ để dành cho em cháu”.
“Cháu sẽ để dành cho em cháu”. 
Hầu hết các con đều rất nhát, ngại nói chuyện với người lạ nên khi hỏi gì cũng chỉ gật và lắc đầu. Làm quen và tỉ tê hỏi han mãi, tôi mới được nghe cậu bé Nông Văn Phơ (lớp 3, trường Khuôn Kén) hồn nhiên khoe: "Cháu ăn hết 1 gói bánh gạo to rồi, ngon lắm í". Còn bạn Giáp Thị Hường (được thầy giáo Lương Văn Thảo giới thiệu là học sinh giỏi nhất lớp 1) thì chỉ e dè gật đầu khi hỏi con có vui khi nhận được quà không.
Những chiếc áo khoác, đôi tất ấm được các cô, các bác trong đoàn chuyền tay đưa đến cho các con được các con đón nhận bằng ánh mắt vui sướng ngỡ ngàng. Dù chúng tôi đã lường trước là các con ở đây nhỏ bé hơn các bạn ở thành phố để mua áo nhỏ size hơn lứa tuổi nhưng áo vẫn thùng thình khi các con khoác thử lên người, bởi các con quá nhỏ bé. Hầu hết các con học lớp 1, lớp 2 chỉ nhỏ như trẻ lên 3 ở thành phố.  
Những chiếc áo khoác, đôi tất ấm...
Những chiếc áo khoác, đôi tất ấm...  
Hẹn gặp Suối Am
Cùng với sự hỗ trợ của Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc, Công ty Cổ phần sữa TH (TH True Milk), Công ty Cổ phần thực phẩm One One Việt Nam, Công ty TNHH bất động sản B&B, nhóm thiện nguyện Vùng cao yêu thương và nhiều cá nhân khác, Báo KH&ĐS đã mang đến cho 154 học sinh của điểm trường Khuôn Kén, Suối Am một mùa Trung thu ấm áp. Điều chúng tôi tiếc nhất trong chuyến đi là không thể vào được Suối Am, điểm trường khó khăn nhất với 17 học sinh, dù chỉ cách Khuôn Kén 4km, đành phải nhờ người vào tận bản, mời phụ huynh ra nhận quà. 
... được các cô, các bác trong đoàn chuyền tay đưa đến cho các con.
... được các cô, các bác trong đoàn chuyền tay đưa đến cho các con. 
Suối Am là bản gần như cách biệt hoàn toàn với bên ngoài, vì đường đi lại khó khăn, không điện nước sinh hoạt, không thông tin liên lạc. Anh Nông Văn Tăng, Phó thôn Suối Am, cũng là một phụ huynh thay mặt cho các con và phụ huynh Suối Am nghẹn ngào cảm ơn đoàn khi nhận quần áo ấm, bánh, sữa cho các con, và gạo, dầu ăn, gia vị, sữa đặc... hỗ trợ cho các gia đình. 
Niềm vui khi mang quà về nhà.
Niềm vui khi mang quà về nhà. 
Rời khỏi Khuôn Kén khi trời đã nhạt nắng, chúng tôi vội quay ra để có thể kịp vượt qua đoạn đường gian nan trước khi chiều muộn và mưa rừng có thể sập xuống bất cứ lúc nào khiến cho đường thêm lầy lội và khó đi.  Lòng xen lẫn cảm xúc vui buồn. Vui vì mình đã có thể mang lại được chút hạnh phúc nhỏ nhoi cho các con, nhưng buồn nhiều hơn khi thấy cuộc sống, điều kiện học tập, sinh hoạt của các con còn khó khăn quá mà sự giúp đỡ của mình cũng chỉ như muối bỏ bể.

Thư ngỏ ông Trần Đăng Tuấn gửi Bộ trưởng Nội vụ

Thư ngỏ ông Trần Đăng Tuấn gửi Bộ trưởng Nội vụ
Năm ngoái, chứng kiến bữa ăn chỉ có cơm trắng và canh loãng của các cháu học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái, tôi và vài người bạn rủ nhau góp tiền gửi lên hằng tháng để mua thêm thức ăn, mong sao mỗi bữa ăn mỗi cháu có thêm một, hai miếng thịt.

v
Một tờ rơi giới thiệu dự án “Cơm có thịt” ở Mỹ do sinh viên thực hiện


5.841 học sinh được ăn cơm có thịt

Bắt đầu từ bài viết “Hôm nay lên Suối Giàng”, đăng ngày 18-10-2011 trên blog của ông Trần Đăng Tuấn (nguyên phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam), dự án “Cơm có thịt” đã được lập ra để giúp trẻ em các trường mầm non vùng cao không phải triền miên ăn những bữa cơm chỉ với muối và canh loãng.

Đến nay đã có 5.841 học sinh ở 46 trường thuộc các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 5,4 tỉ đồng.

T.C.
Chúng tôi có viết về chuyện đó trên các blog cá nhân của mình, khi đó không phải là kêu gọi ủng hộ mà chỉ là những dòng tâm sự. Nhưng rồi hàng trăm người đã qua mạng thúc giục lập ra một địa chỉ để cùng chung tay “gắp thịt” vào bát cơm cho các bé học sinh vùng cao, và rồi chúng tôi tạm lập một tài khoản để nhận và chuyển những đóng góp đó lên các trường thuộc các khu vực khó khăn nhất ở Tây Bắc.

Sau một thời gian, rất nhiều bạn chưa từng quen biết đã đăng ký ủng hộ thường xuyên hằng tháng. Và chúng tôi cũng quyết tâm sẽ theo đuổi dự án “Cơm có thịt cho học sinh vùng cao” dài hơi hơn. Do đó đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt” gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5-2012. Trong những ngày đầu, người đại diện cho tôi và nhóm sáng lập viên được chuyên viên của bộ hướng dẫn bổ sung vào hồ sơ. Sau đó mỗi khi liên lạc hỏi kết quả, chuyên viên đó đều nói rằng sẽ trình khi lãnh đạo đi công tác về.

Cuối tháng 10-2012, tức là tròn năm tháng sau khi nộp hồ sơ, sốt ruột quá, qua điện thoại tôi đã đề nghị chuyên viên thụ lý hồ sơ giải thích tại sao hồ sơ chưa được xem xét và không có một thông báo văn bản nào về kết quả xem xét. Theo chuyên viên này thì chẳng có vướng mắc gì, chẳng qua lãnh đạo đi công tác suốt nên chưa trình được. Cũng có một điều nữa là chuyên viên có vẻ không thích cái tên quỹ “Cơm có thịt”.

Có vậy thôi mà năm tháng trôi qua không có một hồi âm, dù chúng tôi hàng chục lần hỏi. Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 ghi rõ thời gian tối đa để trả lời chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ xin phép lập quỹ xã hội - từ thiện là 45 ngày.

Tôi sẽ không nói gì về chuyện có hay không có việc lãnh đạo vụ và bộ bận đến mức suốt năm tháng chỉ có đi hết chuyến công tác này đến chuyến khác, đến mức chuyên viên chẳng thể trình được hồ sơ. Chuyện đó ông bộ trưởng biết hơn tôi. Còn về chuyện thứ hai là cái tên quỹ “Cơm có thịt”, dù chưa nhận được đề nghị bằng văn bản nào từ quý bộ đề nghị giải trình, tôi cũng xin giải thích: Nhóm tham gia từ đầu của hoạt động này chủ yếu là những nhà văn, nhà báo.

Chuyện nguyên Phó TGĐ VTV lập quỹ “cơm có thịt“

Chuyện nguyên Phó TGĐ VTV lập quỹ “cơm có thịt“

Ý tưởng thành lập quỹ "Cơm có thịt" của ông xuất phát từ một lần ông có dịp lên vùng cao Tây Bắc hồi tháng 9/2011, chứng kiến bữa cơm chỉ có cơm trắng và canh loãng của các cháu học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái.

Chiều thu Hà Nội của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và phu nhân đã chứng kiến buổi biểu diễn của hai đoàn nghệ thuật của Singapore và Việt Nam.

Chiều thu Hà Nội của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
Trong chuyến thăm hữu nghị Việt Nam, chiều 12/9, tại vườn hoa Lý Thái Tổ (Hà Nội), Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và phu nhân đã chứng kiến buổi biểu diễn của hai đoàn nghệ thuật của Singapore và Việt Nam.
Trong chuyến thăm hữu nghị Việt Nam, chiều 12/9, tại vườn hoa Lý Thái Tổ (Hà Nội), Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và phu nhân đã chứng kiến buổi biểu diễn của hai đoàn nghệ thuật của Singapore và Việt Nam.
"Tay máy" Lý Hiển Long.
 "Tay máy" Lý Hiển Long.

Tin mới