Buôn Đăk Sar ở Đăk Lăk: Buôn không giấy tờ

Buôn Đăk Sar chưa được đầu tư điện, đường, nước, chợ, trạm… Dân không có hộ khẩu thường trú, chứng minh thư, trẻ em sinh ra chưa được làm giấy khai sinh.

Buôn Đăk Sar ở Đăk Lăk: Buôn không giấy tờ
Nhiều trẻ không làm được giấy khai sinh
Buôn Đăk Sar có 266 hộ/941 khẩu, gồm 7 dân tộc anh em sinh sống, trong đó chủ yếu là người Mông di cư từ các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang vào. Người dân sinh sống tại đây từ trước những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng đến năm 2011, buôn Đăk Sar mới được thành lập. Sống ở vùng sâu, vùng xa, người dân Đăk Sar đã quen với mọi khó khăn, thiếu thốn, nhưng khó khăn nhất là họ không có giấy tờ tùy thân.
Buon Dak Sar o Dak Lak Buon khong giay to
 Anh Thào A Vàng với 2 con nhỏ chưa làm được giấy khai sinh. Ảnh: H.A
“Đa phần người dân trong buôn chưa có sổ hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân. Còn về giấy khai sinh có khoảng gần 30 cháu chưa được làm” - ông Mã A Páo - Phó buôn Đăk Sar cho hay.
Anh Thào A Vàng (SN 1989) sinh được 2 người con, 1 cháu 4 tuổi, 1 cháu 2 tuổi. Nhưng vợ chồng anh chưa thể làm giấy khai sinh cho con vì chưa có giấy đăng ký kết hôn. Anh Vàng than thở: “Do chưa có giấy khai sinh nên 2 con đều không có bảo hiểm y tế. Những lúc các cháu ốm là cả nhà rất vất vả”.
Gia đình anh Vàng hiện chỉ trồng vài chục gốc cà phê, thu nhập chẳng đáng là bao. Mỗi lần con ốm, anh phải bán đồ đạc trong nhà, rồi vay mượn hàng xóm đưa con xuống trạm xá và tự trả viện phí. Nhiều khi gia đình túng thiếu quá thì đành phó mặc số phận cho trời.
Phó buôn Mã A Páo cho hay, do không có giấy tờ tùy thân nên người dân Đăk Sar rất khó tiếp cận các chính sách của Nhà nước. Các cháu nhỏ trong buôn làng không làm được khai sinh đồng nghĩa với việc không có thẻ bảo hiểm y tế, không được đi học. Do không có giấy tờ tùy thân nên người dân không được đăng ký tài sản, nhất là đăng ký xe máy. Vì vậy, nhà nào mua được xe chỉ dám đi loanh quanh trong buôn mà thôi.
Sớm tìm cách tháo gỡ
Ông Y Nốt B’krông - Chủ tịch UBND xã Đăk Nuê cho hay: Điều khó khăn nhất trong công tác cấp chứng minh thư hay sổ hộ khẩu ở buôn Đăk Sar là do người dân từ các tỉnh phía Bắc di cư tự do vào nên chính quyền không thể xác minh được họ đã cắt khẩu ở quê hay chưa. Xã cũng đã thành lập đoàn kiểm tra, hướng dẫn người dân về lại các tỉnh phía Bắc để xác minh thân thế, nhưng kết quả thu về chẳng được bao nhiêu. Phần vì người dân không hợp tác, phần vì kinh tế khó khăn nên họ không có kinh phí để về xác minh. Thêm vào đó, khu vực này là đất đã quy hoạch nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa thể phân lô, phân thửa nên chuyện cấp hộ khẩu cho dân không thể một sớm một chiều được, mà cần phải theo chủ trương và kế hoạch của cấp trên.
“Xã đã tuyên truyền các cặp vợ chồng hoàn thiện các giấy tờ cần thiết để khai sinh cho con. Trước mắt trong thời gian chờ giải quyết dứt điểm vấn đề giấy khai sinh, cán bộ xã vẫn vận động giáo viên, học sinh tiếp tục dạy và học trước, bổ sung giấy tờ tùy thân sau. Còn về sổ hộ khẩu, xã đã báo cáo lên các cơ quan chức năng của huyện để giải quyết” – ông Y Nốt B’krông cho hay.
Theo thượng tá Lê Viết Kỳ - Phó Trưởng Công an huyện Lăk, hiện nay Công an huyện đang xem xét cấp sổ hộ khẩu thường trú cho người dân buôn Đăk Sar. Theo Điều 19 Luật Cư trú năm 2006 về “điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh”. Nhưng hiện bà con buôn Đăk Sar đang ở trong phần đất của lâm trường chưa được giao lại nên công an cũng rất khó tiến hành cấp sổ hộ khẩu thường trú.
Theo khẳng định của ông Y Bang Hđơk - Chủ tịch UBND huyện Lăk, UBND tỉnh đã có quy hoạch khu dân cư Đăk Sar. Các cơ quan chức năng đang tiến hành rà soát việc giao đất lại cho dân.

Kỳ bí tục lệ giả chó lừa hồn ma của người Raglai ở Ninh Thuận

Tục lệ lạ kỳ này gắn liền với những bài khấn huyền bí, bữa ăn cộng cảm có một không hai ngay tại nhà mồ và nhiều nghi thức, quan niệm về thế giới ma… lạ lẫm, dị biệt!

Kỳ bí tục lệ giả chó lừa hồn ma của người Raglai ở Ninh Thuận
Đâu là cội nguồn của tục lệ giả chó để đánh lừa quỷ ma kỳ lạ kia? Vì sao người sống phải đóng màn kịch oái oăm ấy? Đó là phong tục hay hủ tục của tộc người nơi núi cao rừng thẳm? Đem thắc mắc ấy, chúng tôi tìm đến xã vùng cao Ma Nới, gặp các già làng, nghệ nhân - những người vốn rành rẽ chuyện luật tục của buôn làng nhờ... giải mã.
Đường vào Ma Nới.
Đường vào Ma Nới. 
Lạ kỳ thế giới ngược
Cách thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hơn 40km, là một trong những xã xa xôi cách trở nhất huyện Ninh Sơn nói riêng, tỉnh Ninh Thuận nói chung, Ma Nới có 6 thôn với hơn 3.600 khẩu, trên 95% dân số ở xã là đồng bào tại chỗ Raglai. Có lẽ nhờ ở nơi xa xôi cách biệt nên Ma Nới đến nay vẫn giữ nguyên bản sắc hoang sơ đậm chất núi rừng.
Lúc gặp nhau tại bìa rừng, trước thăm hỏi của khách lạ về những nghi thức an táng người chết ở buôn làng mình, nghệ nhân và là già làng Chamalé Âu - người tinh thông nhiều nhạc cụ cổ truyền và được cộng đồng xem như từ điển sống về văn hóa, luật tục Raglai - say sưa trò chuyện. Những điều ông nói, ông kể đều lạ lẫm, nhuốm màu mê hoặc.
Chamalé Âu nói rằng trước khi đào huyệt, bao giờ thầy cúng cũng rót rượu tắm đất và cầu xin thần đất đai cho việc đào huyệt không đụng phải đá bởi đá là vật cản, khiến hành trình về với thế giới ma của người chết, lẫn cuộc sống sau này của người còn sống sẽ nhiều trúc trắc, trở ngại.
Ngỡ ngàng khi được già làng bật mí theo quan niệm ngàn đời của người Raglai, thế giới ma hoàn toàn trái ngược với thế giới người sống. Ở cõi ma người ta đi thụt lùi, thác nước đổ ngược lên trời, đọt cây cắm xuống đất và thân rễ chĩa ngược lên trên… Già Chamalé Âu cho biết khi tiễn một người chết về với đất, gia đình sẽ tiến hành lễ nuôi ma trong vòng một tháng, “cho mả ăn” tại nhà. Mỗi bữa ăn họ bới cơm, gắp thức ăn bỏ vào chén bát rồi đọc câu “wah atâu” (ăn cơm hỡi mả) và tiến hành việc ăn uống!
Quanh chuyện “nuôi mả” (nuôi ma) của người Raglai, có 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất được tiến hành liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi người chết được hạ huyệt xuống lòng đất. Lần nuôi ma thứ 2 được tiến hành vào thời điểm gia đình, thân nhân người chết làm lễ bỏ mả.
Ông Đá Mài Phân, nguyên Bí thư Đảng uỷ xã Ma Nới cho chúng tôi biết, thường thì lễ bỏ mả được tiến hành sau một đến vài ba năm kể từ khi người chết trút hơi thở cuối cùng. Việc nhanh hay lâu, lễ nhỏ hay lớn tuỳ thuộc vào điều kiện của gia chủ. Nhưng về cơ bản, lễ bỏ mả của người Raglai nhanh hơn người Jrai ở tỉnh Gia Lai vì người Raglai không có tục chôn chung nhiều người trong cùng huyệt mộ, nên lễ bỏ mả không tuỳ thuộc vào nhiều gia đình, chờ để khi dư dả, đủ đầy mới cùng nhau bỏ mả như người Jrai!
Già làng Chamalé âu kể chuyện nuôi ma và ngôi nhà mả vừa xong nghi lễ cuối cùng.
Già làng Chamalé âu kể chuyện nuôi ma và ngôi nhà mả vừa xong nghi lễ cuối cùng. 
Theo già làng Đá Mài Phân, khi còn chưa làm lễ bỏ mả thì hằng năm, đúng vào ngày người thân qua đời, gia tộc sẽ giết heo, mổ trâu, thịt gà, nấu hàng trăm ký gạo, ủ hàng chục ché rượu cần để làm đám “tuần mả một năm”. Sau khi việc giết thịt, chuẩn bị lễ vật đâu vào đấy, gia đình người chết sẽ mang đồ ăn thức uống bỏ vào một mo cau rồi để sẵn ở nhà, sau đó họ ra nhà mồ cùng thầy cúng làm lễ mời mả về nhà ăn thịt uống rượu…
Tục lệ qui định đám tuần một năm nhất thiết phải có mặt 3 ông thầy, gồm ông Yanuh Jalat (thầy cúng) và 2 người đại diện cho bên nội và bên ngoại của người chết!
Lời khấn mả huyền hoặc
Thật lòng mà nói, những chuyện nuôi ma lúc này không đủ sức hấp dẫn chúng tôi bằng tục lệ lừa ma bí hiểm, người sống giả chó chạy nhảy điên cuồng. Hỏi già làng Chamalé Âu, ông Đá Mài Phân cùng một số người già khác ở Ma Nới rằng tục lệ ấy còn hay đã mất, một già làng tên Đinh Yên, khẳng định tục ấy được người Raglai duy trì hàng trăm năm qua và chỉ được tiến hành vào ngày cuối cùng của lễ bỏ mả.
“Người Raglai sống nhiều ở Ninh Thuận, được phân thành 2 vùng Raglai Nam và Raglai Bắc. Ngoài ra còn sống rải rác ở các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hòa. Một số sống ở Ninh Thuận… nhưng chỉ người Raglai Bắc mới có tục “lừa ma” thôi” – già Đinh Yên, móm mém, cho biết.
Theo các già làng, để thực hịên nghi lễ “lừa ma” kỳ lạ ấy, trước đó gia chủ phải nhiều lần nuôi ma, phải nhiều lần đọc những bài khấn được duy trì qua bao đời. Bài khấn có một số đọan, như sau: “...Tôi tớ xin chắp hai tay/ Thỉnh mời Ngài ngự về mâm lễ/ Hưởng các lễ vật dâng cúng/ Cầu Ngài ban cho mọi sự bình yên/ Cho con cháu họ hàng gần xa/ Cùng nguyện làm lễ bỏ mả/ Cho ông, cho cha họ ngày mai đây/... Cầu xin Ngài cho cầm dao chắc dao/ Cầm rìu, cầm rựa, chắc rìu chắc rựa/ Đốn cây, chặt củi/ Gọt bầu, bí, thái rau/ Nấu cơm, canh thiệt đều chín, ngon/ Tôi tới chắp tay lạy Ngài/ Đừng để cho kẻ xấu gan/ Làm điều ác, hại đến lễ bỏ mả”.
Bài khấn này do thầy cúng khấn thần lửa (Yang Apui) trong lễ cúng đất cầu xin được mọi sự bình yên trong thời gian làm lễ bỏ mả. Những ngày sau đó là bài khấn mời “mả” (hồn người chết-PV) về nhà mới: “...Hỡi mả, mày hãy lên mừng nhà mới, gỗ mới, kaggo mới, một chén rượu mừng, một con trâu/ Mày hãy rủ ông bà của mày lên xem nhà mồ, gỗ mới, kaggo mới/ Bây giờ mày hãy về với gia đình làm lễ cắt đứt, làm lễ đoạn tuyệt từ đây/ Lễ vật cho mày có 3 chén rượu cần, 1 con heo theo tục lệ, một cỗ trầu, một chai rượu/ Mày hãy rủ ông, bà cùng ăn uống với mày...”.
Nếu nói số lượng những lời khấn trong lễ bỏ mả để từ đó dẫn đến nghi lễ cuối cùng - nghi lễ “lừa ma”, con số phải đến hàng chục. Và đây là lời khấn cuối cùng trước khi dân làng, gia đình người chết cùng hòa vào nhau, cùng “thông đồng” với nhau để đánh lừa hồn người chết và các thế lực ma quỷ hắc ám luôn rình rập ở nghĩa địa rừng ma chực chờ hại người, hại làng: “Hỡi mả rồi đây/ Đôi đường cách biệt/ Lối ai nấy đi/ Nhà ai nấy ở/ Chỗ ai nấy nằm/ Nơi ai nấy nghỉ/ Cơm ai nấy ăn/ Nước ai nấy uống... Mày đi đường mày/ Tao đi đường tao/ Ai làm nấy ăn/ Người sống và người chết/ Hai đường cách xa/ Mày đừng bảo họ làng/ Con cháu của mày/ Hãy còn vướng mắc gì với mày/ Một, hai, ba, bốn, năm sáu, bảy/ Mả hãy về với tổ tiên... Hỡi mả!”.
Thầy cúng đang làm lễ và những hình vẽ trừ tà ma dùng trong nghi thức bỏ mả.
Thầy cúng đang làm lễ và những hình vẽ trừ tà ma dùng trong nghi thức bỏ mả. 

“Soái ca quân nhân” phải lòng vẻ đẹp hoang sơ ở Đắk Lắk

Nguyễn Hải Dương – Chàng "soái ca quân nhân" đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị ở miền sơn cước Krông Bông ở Đắk Lắk.

“Soái ca quân nhân” phải lòng vẻ đẹp hoang sơ ở Đắk Lắk
“Soai ca quan nhan” phai long ve dep hoang so o Dak Lak
Cách đây không lâu, khi tham gia ghi hình cho một bộ phim điện ảnh, chàng "soái ca quân nhân" – Nguyễn Hải Dương đã có khoảng thời gian hòa mình vào cuộc sống hoang sơ ở Đắk Lắk, đặc biệt là miền sơn cước Krông Bông . Anh cho biết: “Trước khi đến Krông Bông, Dương chỉ biết đây là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk. Nhưng khi đặt chân đến vùng đất này Dương thật sự rất ấn tượng với cảnh vật nơi đây. Những cánh đồng ngô xanh mướt, đồi núi xanh trập trùng, mây lưng lửng ngang đồi. Cảnh vật nơi đây đẹp như một bức tranh.” 

Cấp cứu vì uống rượu khiến triglycerides cao gấp 30 lần

(Kiến Thức) -Bệnh viện Quân y 354 vừa cấp cứu điều trị cho một bệnh nhân do uống rượu nên bị loét hành tá tràng, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, tổn thương gan thận… 

Cấp cứu vì uống rượu khiến triglycerides cao gấp 30 lần
...và đặc biệt là bị rối loạn chuyển hóa lipit nặng, triglycerides cao gấp gần 30 lần giới hạn bình thường. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng viêm tụy cấp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận… nguy hiểm tính mạng.
Sau uống rượu máu đục đặc như sữa

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.