Buộc người dân ra công an phường xin giấy xác nhận cư trú là 'hành dân'

Đại diện Cục C06 - Bộ Công an cho biết, việc cơ quan chức năng có nhiều cách để xác minh cư trú mà vẫn buộc người dân ra công an phường xin giấy xác nhận cư trú là "hành dân".

Buộc người dân ra công an phường xin giấy xác nhận cư trú là 'hành dân'

Sau hơn 1 tháng chính thức bỏ sổ hộ khẩu giấy, nhiều người dân phản ánh bức xúc khi vẫn phải xin giấy xác nhận cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính. Việc bỏ sổ hộ khẩu giấy rồi chuyển sang một loại giấy xác nhận khác khiến nhiều người cho rằng quá trình này rất bất tiện và tốn nhiều thời gian.

Liên quan đến nội dung trên, đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06-Bộ Công an) cho biết, bức xúc của người dân là dễ hiểu khi Luật Cư trú năm 2020 có nội dung bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính.

Buoc nguoi dan ra cong an phuong xin giay xac nhan cu tru la 'hanh dan'

Sổ hộ khẩu giấy bị "khai tử" từ 1/1/2023.

Theo đại diện Cục C06, việc xác minh thông tin cư trú của công dân được thực hiện bởi 7 phương thức, việc xin giấy xác nhận cư trú là một trong 7 phương thức được thực hiện.

Trong trường hợp cán bộ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ở UBND các cấp hoặc cơ quan chức năng dù có đủ điều kiện nhưng không thực hiện các phương thức khác để chứng minh nơi cư trú mà vẫn buộc dân phải ra công an phường xin giấy xác nhận cư trú là “hành dân”.

Tại Hà Nội, đại diện Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06 - Công an Hà Nội) cho biết, vẫn còn một số cán bộ, công nhân viên chức ở UBND chưa nhận thức đầy đủ 7 phương thức thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy theo như hướng dẫn của Bộ Công an.

Tính đến 30/12/2022, Hà Nội đã hoàn thành triển khai 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo đúng lộ trình của Đề án 06 đặt ra. Việc này thuận tiện cho công dân trên địa bàn thành phố có thể sử dụng các dịch vụ công thiết yếu tích hợp trên cổng dịch vụ công quốc gia, thành phố và các bộ, ngành.

Phần lớn trường hợp người dân ở Hà Nội phải đến công an phường để xin xác nhận thông tin cư trú có liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn. Lý do bởi nhiều người trong khoảng thời gian từ 18 đến 40 tuổi biến động chỗ ở, nơi cư trú, nên thông tin cư trú chưa thể hiện được hết, trong khi dữ liệu hộ tịch, tư pháp vẫn chưa được ngành tư pháp số hóa, kết nối với dữ liệu quốc gia về dân cư.

7 phương thức xác minh cư trú sau khi bỏ sổ hộ khẩu

1. Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú.

2. Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ CCCD có gắn chíp.

3. Sử dụng thiết bị đọc chíp trên thẻ CCCD.

4. Người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính.

5. Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin trên các thiết bị điện tử để phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự (theo Quyết định số 34/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng).

6. Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú (ban hành kèm theo Thông tư số 56/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an).

7. Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (theo quy định tại Thông tư số 59/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an).

Bộ Tư pháp sẽ bỏ một loạt giấy tờ nếu bỏ sổ hộ khẩu

Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết người dân sẽ được miễn nhiều loại giấy tờ làm các thủ tục hành chính khi cơ sở dữ liệu quốc gia hoàn thiện.
 

Bộ Tư pháp sẽ bỏ một loạt giấy tờ nếu bỏ sổ hộ khẩu
Tại buổi họp báo công tác tư pháp quý II, sáng 19/6, Bộ Tư pháp đã thông tin về các hoạt động cấp mã số định danh cá nhân, đặc biệt là lộ trình bỏ sổ hộ khẩu giấy được dư luận rất quan tâm thời gian qua.

Căn cước công dân gắn chíp điện tử: Tích hợp thông tin, tránh giả mạo

Bộ Công an đề xuất gắn chip điện tử vào thẻ căn cước công dân, giúp cho việc truy vấn thông tin nhanh, thuận lợi hơn.

Căn cước công dân gắn chíp điện tử: Tích hợp thông tin, tránh giả mạo
Thẻ căn cước công dân gắn chip hay còn gọi là thẻ căn cước điện tử, là thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép người dùng tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau. Hiện nay, Bộ Công an đang đề xuất gắn chip điện tử vào thẻ căn cước công dân thay vì mã vạch như hiện nay và nếu được Chính phủ phê duyệt thì sẽ được triển khai từ tháng 11 năm nay.
Can cuoc cong dan gan chip dien tu: Tich hop thong tin, tranh gia mao
Thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử cũng sẽ được tích hợp thêm dữ liệu của công dân, như bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế… để có thể sử dụng cho nhiều giao dịch, giải quyết nhiều thủ tục. (Ảnh minh họa, nguồn KT) 

Bỏ sổ hộ khẩu từ năm 2023: Nên thí điểm trước ở 1 vài địa phương?

(Kiến Thức) - Một số ý kiến cho rằng, bỏ sổ hộ khẩu giấy chuyển sang mã số định danh cá nhân nên thí điểm trước ở một số địa phương. Đại biểu Quốc hội nói rằng, Luật Cư trú (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua cho nên không có việc thí điểm như vậy.

Bỏ sổ hộ khẩu từ năm 2023: Nên thí điểm trước ở 1 vài địa phương?
Chiều 13/11, Quốc hội thông qua Luật Cư trú (sửa đổi) với 449/455 đại biểu tán thành. Luật gồm 7 chương, 38 điều và sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2021.
Một trong những thay đổi căn bản nhất của Luật Cư trú sửa đổi là bỏ sổ hộ khẩu và sổ tạm trú giấy. Theo đó, sau khi luật có hiệu lực thi hành, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận cư trú đến hết ngày 31/12/2022.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.