BTQP Phùng Quang Thanh: VN không chủ trương dùng vũ lực trước

Chiều 20/5, bên lề Hội nghị ADMM-8, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.

BTQP Phùng Quang Thanh: VN không chủ trương dùng vũ lực trước
Thưa Bộ trưởng, được biết bên lề Hội nghị ADMM-8, Bộ trưởng đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Bộ trưởng có thể cho biết nội dung cuộc gặp này?
Đại tướng Phùng Quang Thanh: Chiều 19/5 tại thủ đô của Myanmar, tôi đã có cuộc gặp song phương với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Thường Vạn Toàn. Tại cuộc gặp này, hai bên đã trao đổi một số vấn đề, đặc biệt là vấn đề hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Trung Quốc vốn đang phát triển tốt đẹp. Rất đáng tiếc là xảy ra vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây ra lo ngại đối với khu vực cũng như gây bức xúc trong dư luận nhân dân Việt Nam. Tôi đã trao đổi thẳng thắn với các bạn Trung Quốc rằng, quan điểm của Việt Nam là đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), và đúng theo tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Tôi cũng trao đổi với phía Trung Quốc rằng, Việt Nam chỉ dùng lực lượng tàu thực thi pháp luật của Cảnh sát biển, Kiểm ngư phối hợp với tàu cá của ngư dân hoạt động tại khu vực này để bảo vệ chủ quyền. Việt Nam không sử dụng lực lượng chiến đấu như máy bay, tàu tên lửa, tàu pháo, lực lượng đặc công người nhái để phá hủy giàn khoan của Trung Quốc. Do vậy, tôi đề nghị phía Trung Quốc hết sức kiềm chế, không sử dụng tàu pháo, tàu tên lửa, máy bay, không nên đâm va và phun vòi rồng vào các tàu làm nhiệm vụ của Việt Nam gây hư hỏng cho tàu và thương vong cho các kiểm ngư viên, tạo bức xúc trong dư luận, làm tổn thương tình cảm hữu nghị của nhân dân hai nước. Tôi cũng nói rõ với phía Trung Quốc rằng, Việt Nam bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nhưng cũng bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định chính trị - xã hội trong nước, tiếp tục đoàn kết hữu nghị với Trung Quốc theo tinh thần đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, để phát triển kinh tế - xã hội. Tôi cũng bày tỏ mong muốn hai bên cùng nhau kiềm chế trên thực địa và tích cực tham mưu với lãnh đạo Đảng, Nhà nước để xử lý vụ việc ổn thỏa, nhằm sớm ổn định lại tình hình.
Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh trong cuộc trả lời phỏng vấn.
 Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh trong cuộc trả lời phỏng vấn.
Phía Trung Quốc đã ghi nhận như thế nào về ý kiến của Việt Nam, thưa Bộ trưởng?
Đại tướng Phùng Quang Thanh: Các bạn Trung Quốc vẫn có những quan điểm khác biệt. Trung Quốc cho rằng, giàn khoan Hải Dương 981 được hạ đặt trong lãnh hải Trung Quốc và cho là Việt Nam cản phá. Nhưng tôi cũng nói ngay đó là vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chiếu theo UNCLOS 1982, đề nghị các bạn Trung Quốc không nên đơn phương hành động mà phải bàn bạc, giải quyết với Việt Nam. Hai nước đang có một cơ chế quan trọng là cơ chế đàm phán giải quyết các vấn đề hợp tác trên biển. Tôi cũng đề nghị các bạn Trung Quốc sớm rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đưa vùng biển này trở lại bình thường để ngư dân làm ăn ổn định.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tuyệt đối không dùng vũ lực với ngư dân

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tuyệt đối không dùng vũ lực với ngư dân
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã phát biểu như vậy tại Hội nghị quan chức quốc phòng cao cấp các nước ASEAN mở rộng (ADSOM+), diễn ra tại Brunei ngày 4/4.

Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Biển Đông

Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Biển Đông
Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ.
 Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ.

Mặc dù không nêu tên nước nào, nhưng Đô đốc Samuel Locklear nói thêm rằng các nước tuyên bố có chủ quyền tại khu vực này cần phải thỏa hiệp để giải quyết tranh chấp chủ quyền.

Việt Nam làm chủ một phần công nghệ chế tạo tàu chiến

Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ hàn hợp kim ti tan phục vụ ngành công nghiệp đóng tàu quân sự thay vì nhận sự hỗ trợ nước ngoài.

Việt Nam làm chủ một phần công nghệ chế tạo tàu chiến

Trong ngành công nghiệp đóng tàu nước ta, đặc biệt là công nghiệp đóng tàu quân sự, có nhiều nguyên công, trong đó có nguyên công ứng dụng công nghệ hàn ti tan thường do các chuyên gia nước ngoài thực hiện hoặc hỗ trợ. Ở Nhà máy Đóng tàu Ba Son (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) trước đây, công nghệ hàn ti-tan cũng phụ thuộc vào chuyên gia nước ngoài, điều đó đã ảnh hưởng đến sự chủ động tiến độ thực hiện nhiệm vụ và chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tăng cao. Trước khó khăn trên, kỹ sư Thái Văn Chân và các cán bộ kỹ thuật Nhà máy đóng tàu Ba Son đã xây dựng và được Tổng cục Công nghiệp quốc phòng phê duyệt thực hiện 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH-CN). Đó là: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hàn hợp kim ti tan trong đóng tàu chiến và nghiên cứu hoàn thiện các thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa trong hàn ti tan.

Tàu quân sự của Nhà máy đóng tàu Ba Son đóng mới được ứng dụng công nghệ hàn hợp kim ti tan.
 Tàu quân sự của Nhà máy đóng tàu Ba Son đóng mới được ứng dụng công nghệ hàn hợp kim ti tan.

Ti tan và hợp kim ti tan có đặc tính cơ học ưu việt nên được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và các ngành công nghiệp nặng khác. Song trong quá trình gia công cơ khí, đặc biệt là hàn ti-tan cần phải tuân thủ quy trình công nghệ đặc thù và phức tạp. Khó khăn nhất khi hàn ti-tan là ở nhiệt độ cao từ 7000 độ C trở lên, ti-tan dễ hút các loại khí trong môi trường dẫn đến xuất hiện sự kết tinh trở lại làm cho cơ tính vật liệu giảm đi rõ rệt. Ở thể lỏng, hợp kim ti tan hút tạp chất rất nhạy, nếu tạp chất trộn lẫn vào mối hàn dù với một lượng nhỏ cũng gây cho mối hàn bị giòn, dẫn đến nứt. Hơn nữa, mối hàn ti-tan bị khuyết tật rất khó sửa chữa và cũng chỉ sửa chữa một lần duy nhất.

Nhóm cán bộ nghiên cứu đã khảo sát các quy trình công nghệ, điều kiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật; nghiên cứu tài liệu công nghệ hàn ti tan trên thế giới và được đối tác chuyển giao. Trên cơ sở đó, các cán bộ lựa chọn phương án ứng dụng công nghệ hàn ti-tan trong đóng tàu chiến bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, phù hợp với trình độ công nghiệp đóng tàu nước ta. Triển khai thực hiện nhiệm vụ KH-CN ở giai đoạn đầu, các cán bộ kỹ thuật đã tiến hành các nội dung: Xây dựng mặt bằng công nghệ hàn, thiết kế, chế tạo các đồ gá, mỏ hàn; bộ phận cấp khí bảo vệ mỏ hàn; xây dựng quy trình công nghệ hàn ống khí xả động cơ hành trình và động cơ tăng tốc của tàu chiến; xây dựng quy trình công nghệ hàn ống của hệ thống kỹ thuật tàu chiến.

Sau khi hoàn thành nghiên cứu, nhóm cán bộ thực hiện đề tài đã thử nghiệm trên các tàu đóng mới, tàu sửa chữa, cải tiến tại Nhà máy đóng tàu Ba Son. Kết quả đạt được yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra, được Hội đồng KH-CN Tổng cục Công nghiệp quốc phòng nghiệm thu, cho phép áp dụng và triển khai nhiệm vụ tiếp theo là hoàn thiện các thiết bị cơ khí hóa, tự động hóa trong công nghệ hàn ti tan. Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về hàn tự động và bán tự động, các nhà kỹ thuật đã chọn thiết bị, đó là loại xe đặc chủng, để phục vụ nguyên công hàn tự động đường thẳng và đường vòng, chế tạo bộ gá hàn tự động đường thẳng, đường vòng, xây dựng bộ tài liệu chế tạo thiết bị và bộ quy trình công nghệ hàn tự động ti tan. Qua các bước thử nghiệm, ứng dụng thực tế, sản phẩm đều đạt chất lượng cao, ổn định, bảo đảm yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn tính năng kỹ thuật, chiến thuật đặt ra.

Hoàn thành 2 nhiệm vụ KH-CN ứng dụng công nghệ hàn ti tan, Nhà máy đóng tàu Ba Son đã không chỉ chủ động sản xuất, khắc phục sự lệ thuộc chuyên gia nước ngoài, mà còn nâng cao năng lực công nghệ, đưa trình độ đóng tàu quân sự của nước ta lên trình độ mới. Sản phẩm đã được tặng giải ba Giải thưởng sáng tạo KH-CN Việt Nam năm 2013.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới